Vụ MH17 đã
“chìm xuồng”?
Cập nhật lúc 13:46
(Petrotimes) -
Hơn một tháng kể từ khi máy bay MH17 của Malaysia rơi tại miền đông Ukraina,
cho đến nay ngoại trừ Nga không ai còn quan tâm đến việc điều tra vụ tai nạn
khiến gần 300 người chết này.
Hiện trường vụ MH17
rơi ở miền đông Ukraina hôm 17/7
Máy bay chở khách mang mã hiệu MH17 của Malaysia Airlines
bay từ
Hơn một tháng đã trôi qua, vẫn chưa thấy bản báo cáo
nào về quá trình điều tra, kể cả trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Vẫn không rõ Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đóng vai trò nào
trong việc xác định những nguyên nhân của vụ tai nạn, mặc dù sự tham gia
của tổ chức này được quy định trong Nghị quyết 2166 của Hội đồng Bảo an.
Chiếc máy bay đã bị rơi ở Donbas, tỉnh Donestk, nơi đang diễn ra chiến
sự giữa quân đội Kiev và lực lượng ly khai, vì thế các vấn đề hàng không
được móc nối với các vấn đề chính trị.
Quá trình điều tra tiến triển theo một hành trình kỳ
lạ. Đứng đầu nhóm điều tra là Hà Lan vì trong số những người chết đa
số là công dân nước này. Hà Lan cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với LHQ và
ICAO. Nhưng, trên thực tế, các phương pháp của họ không phù hợp với quy tắc
quốc tế. Chủ tịch Cơ quan tư vấn và phân tích An toàn hàng không Nga, Valery
Shelkovnikov, nhận định: “Như thường lệ, khi một nhóm điều tra viên bắt
đầu làm việc, thì họ trước hết yêu cầu Bộ Quốc phòng và Cơ quan tình
báo của đất nước nơi xảy ra tai nạn phải cung cấp bản báo cáo chính thức
về các vụ phóng tên lửa, các vụ bắn và các chuyến bay. Cần phải ngay
lập tức thu thập tất cả các thông tin, để không ai có thể giả mạo chuyến bay
theo lịch trình, thời gian các vụ bắn. Các cuộc nói chuyện với điều
phối viên, các buổi thu âm với các chỉ huy quân sự - tất cả thông tin này
phải được trình lên Ủy ban điều tra dưới sự bảo trợ của ICAO”.
Còn Kiev thì giữ bí mật các thông tin này. Các nhân
viên Cơ quan an ninh Ukraina giữ băng ghi âm các cuộc nói chuyện với trạm
điều phối và phi hành đoàn
Không hiểu tại sao nhiệm vụ giải mã ghi âm buồng lái
từ hộp đen máy bay MH17 ban đầu được chuyển giao cho phía Malaysia, sau
đó được giao cho các chuyên gia Anh ở London. Theo một số báo cáo, các nước
có công dân bị thiệt mạng trong vụ tai nạn, đã nhận được bản báo cáo. Nhưng,
nội dung của nó vẫn chưa được biết. Hà Lan thậm chí không muốn chia sẻ
những thông tin hiện có. Họ nói rằng dữ liệu các hộp đen, kết luận của chuyên
gia sẽ không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức. Sự kiểm duyệt này cho
thấy các thành viên của ủy ban điều tra muốn che giấu những thông tin không
có lợi.
Anh hứa rằng, báo cáo sơ bộ về việc điều tra vụ tai nạn
sẽ được công bố vào cuối tháng 8/2014 với điều kiện có sự đồng ý của Kiev,
mà đến nay Kiev làm tất cả mọi thứ để cản trở quá trình điều tra.
Cho tới nay chỉ còn Nga là tiếp tục đòi hỏi cuộc điều tra
khách quan vụ MH17. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố tại cuộc họp báo
hôm 25/8: "Có cảm giác là tất cả đều chẳng còn quan tâm tới cuộc điều
tra. Sau những cáo buộc gay gắt đầu tiên tới mức điên khùng nhằm vào Nga và lực
lượng ly khai Ukraina, tất cả những ai đã lên tiếng như vậy giờ đây đều im
lặng. Trên thực tế, duy nhất có chúng tôi là cố gắng duy trì sự chú ý tới vấn
đề nghiêm trọng này”.
Mátxcơva khẳng định rằng cuộc điều tra về thảm kịch với
máy bay Boeing phải mang tính quốc tế, phải là công khai và minh bạch.
Thực tế, cuộc điều tra không xác nhận giả thiết mà phía Ukraina cùng với người
Mỹ đã đưa ra từ những phút đầu tiên sau khi máy bay MH17 bị rơi, cáo buộc thủ
phạm là phe ly khai Ukraina hoặc thậm chí lực lượng vũ trang Nga. Điều này có
thể hiểu rằng, chiến dịch tung tin của họ đã đưa những thông tin giả mạo. Thế
nên giờ đây, chẳng ai muốn nhắc đến những điều này.
Tất cả sẽ chìm đi một cách lặng lẽ. Nhiều khả năng là
chẳng có bằng chứng nào xác nhận cho giả thiết của họ. Hoặc tệ hơn, hiện diện
những bằng chứng bất lợi đối với Ukraina và Mỹ. Và người ta không muốn công
bố những bằng chứng này.
(Theo Petrotimes) Nh.Thạch tổng hợp
|
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét