Nghi vấn về
giá trị dân chủ ở Mỹ
Cập nhật lúc 09:25
(PetroTimes)
- Gần ba tuần sau vụ cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da màu
không có vũ trang tại thị trấn Ferguson thuộc bang Missouri, Mỹ, các cuộc
biểu tình vẫn tiếp diễn. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có tôn
trọng các giá trị dân chủ mà chính họ đã tuyên bố?
Biểu tình phản đối
vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên da đen tiếp tục diễn ra tại
Ngày 26/8, kênh truyền hình CNN công bố một đoạn băng ghi
âm, hé mở thêm tình tiết mới về một trong những vụ án mạng gây phẫn nộ trên
toàn nước Mỹ. Theo CNN, đoạn băng trên do một người dân địa phương ghi lại khi
đang gọi điện thoại qua video (video call) đúng lúc xảy ra vụ nổ súng. Các
tiếng động từ đoạn ghi âm cho thấy viên cảnh sát da trắng đã nổ 6 phát súng,
sau đó nổ thêm 4 phát súng nữa. Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã từ chối đưa ra
bình luận về tính xác thực của đoạn băng ghi âm này.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp tục
diễn ra tại
Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra riêng rẽ,
trong khi tòa án địa phương cũng đang tiếp tục thu thập các bằng chứng để xác
định liệu viên cảnh sát bắn chết Brown có hành vi lạm quyền hay không.
Đã có nhiều luồng thông tin trái chiều về nguyên nhân vụ
việc. Theo lời kể của nhân chứng là người bạn của Brown, viên cảnh sát đã rút
súng bắn Brown mặc dù anh này đã giơ tay quy hàng. Trái lại, cảnh sát tuyên
bố Brown đã tấn công và tìm cách cướp vũ khí khiến viên cảnh sát buộc phải nổ
súng.
Vụ án mạng này đã làm bùng phát làn sóng biểu tình không
chỉ ở thị trấn Ferguson với 21.000 dân, chủ yếu là da màu, mà tại nhiều thành
phố của Mỹ cũng đã diễn ra các buổi thắp nến với sự tham gia của hàng nghìn người
cầu nguyện cho Brown và những người da màu vô tội từng bị thiệt mạng dưới
họng súng của cảnh sát.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã hai lần phải lên tiếng
kêu gọi mọi người bình tĩnh và kiềm chế để không dẫn tới những vụ đau lòng
hơn.
Theo giới quan sát, vụ cảnh sát bắn chết người da đen cho
thấy rằng, xã hội Mỹ vẫn chưa loại bỏ sự phân biệt chủng tộc. Ở nước này,
những lời nói tuyên truyền chính thức về nhân quyền và thực tiễn cuộc sống
vẫn còn rất xa vời.
Tổng thống Obama tin vào ý tưởng của chủ nghĩa đế quốc.
Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc dựa trên chủ nghĩa tư bản "của người da
trắng", ở đây không có chỗ cho những người da màu. Ông Obama tin tưởng
rằng, xã hội Mỹ là khoan dung, đã loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, nhưng điều
này là không đúng sự thật.
Sự phân biệt chủng tộc của Mỹ thể hiện rõ trong chính sách
của Mỹ ở Trung Đông: bắt đầu từ các báo cáo tuyên truyền giả dối của các quan
chức Mỹ xuyên tạc tình hình trong khu vực, đến sự can thiệp quân sự trực tiếp
nhằm mục đích cướp bóc các quốc gia Trung Đông. Một thí dụ nổi bật nhất là
Iraq, quốc gia này đã rơi vào cảnh hỗn loạn sau cuộc xâm lược của Mỹ. Mỹ đã
tạo chứng cứ giả, dường như quốc gia này sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt để
lấy cớ xâm lược Iraq.
Mặc dù Mỹ thường xuyên lên tiếng kêu gọi bảo vệ nhân
quyền, nhưng trên thực tế, ngay cả vị tổng thống da đen cũng không thể đảm
bảo các quyền của người da đen. Mỹ tiếp tục vấp phải những vấn đề nghiêm
trọng về phân biệt chủng tộc. Trong khi đó, Mỹ luôn cao giọng “dạy bảo” các
nước khác phải sống như thế nào.
Hiện nay có đủ cơ sở để nói rằng, Mỹ đang thực thi chính
sách tiêu chuẩn kép. Thứ nhất, ở
(Theo Petrotimes) H.Phan tổng hợp
|
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét