Chuyện cái máy tính
bảng – Muốn tạo nên thầy tu từ chiếc áo cà sa
Cập nhật lúc 08:01
TT
- Khi dư âm của “bảng tương tác” và “chương trình tiếng Anh Cambridge” chưa
lắng xuống thì ngành giáo dục TP.HCM lại đang gây sốc bằng đề án trang bị máy
tính bảng cho học sinh tiểu học.
Nhiều người đã lên tiếng về vấn đề
trên, bài viết này chỉ nêu thêm một số nghiên cứu gần đây chỉ ra trục trặc về
việc sử dụng máy tính trong quá trình học.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard
chỉ ra rằng so với những người sử dụng máy tính để ghi chép các bài giảng,
học sinh viết tay xử lý thông tin sâu hơn. Các học sinh sử dụng máy tính trả
lời câu hỏi khái niệm hay tổng quát kém hơn những người viết tay.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học
Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng
học sinh sử dụng máy tính có xu hướng viết những gì họ nghe nguyên văn chứ
không phải là xử lý thông tin, dẫn đến một loại học tập “nông”. Nói một cách
đơn giản là học sinh sử dụng máy tính để ghi chép trong quá trình học có
khuynh hướng máy móc hơn những người viết ra.
Hệ thống giáo dục VN đang gặp rất nhiều
trục trặc. Sinh viên ra trường thường thiếu tính sáng tạo, không có tư duy
phê phán và thiếu thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy nếu
khuyến khích học sinh sử dụng máy tính bảng hay các phương tiện quá trực quan
có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn.
Thật ra, câu chuyện máy tính bảng đang
nổi lên cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất, chiếc áo không làm nên thầy tu hay nói
cách khác là không thể “xóa mù” tin học hay hiện đại hóa bằng việc xây dựng
cơ sở vật chất khang trang với những dàn máy tính đắt tiền hay trang thiết bị
hiện đại.
Không may, đây lại là tư duy rất phổ
biến ở VN hiện nay. Các đề án tin học hóa, bảng tương tác hay các phòng thí
nghiệm trọng điểm cho thấy trục trặc của tư duy này. Vấn đề ở đây là “phần
mềm” hay nói chính xác là khả năng sử dụng chứ không phải phần cứng. Nhiều dàn
máy tính đắt tiền được trang bị nhưng cuối cùng chỉ để... chơi game.
Thứ hai, sự thiếu sáng tạo, không có tư
duy phản biện và thiếu thực tiễn của nhiều học sinh, sinh viên là do cách
giáo dục và quan niệm không được cãi ở VN. Học trò gần như được mặc định dạy
rằng những gì thầy nói là chân lý. Nếu học sinh nào dám đặt câu hỏi tranh luận
hay nghi ngờ những điều thầy cô nói thì bị cho là xấc xược. Đó là chưa kể
những vùng cấm phi lý không được đụng đến...
Khi học sinh không được tư duy phản
biện thì động cơ đi tìm chân lý, cái đúng hay phù hợp hơn không còn.
Vậy, các giải pháp được tập trung là:
viết lại sách giáo khoa, bổ sung các chương trình mới, tăng cường trang bị các
thiết bị giảng dạy hiện đại và tin học hóa trường học. Việc viết lại sách
giáo khoa và bổ sung chương trình học sau hơn hai thập kỷ loay hoay vẫn chưa thấy
lối ra. Chương trình học ngày càng nặng hơn và ngành giáo dục lại phải có các
chương trình giảm tải.
Tóm lại, một trong những trục trặc then
chốt của giáo dục VN hiện nay chính là triết lý giáo dục. Một hệ thống giáo
dục cũng như cách hành xử trong xã hội tạo ra những con người biết vâng lời
thì làm sao có thể mong có nhiều người dám nghĩ và dám làm một cách sáng tạo.
Máy tính bảng sẽ không giúp gì cho giáo
dục nói riêng, sự phát triển của VN nói chung (có khi là ngược lại) chừng nào
chiếc “vòng kim cô” về tư duy chưa được tháo bỏ.
|
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét