Giáo sư TQ: Sớm
muộn Bắc Kinh sẽ phải thay đổi lập trường ở Biển Đông
Cập nhật lúc 14:21
(GDVN) - "Cho Trung Quốc thêm thời gian, họ sẽ phải
thay đổi lập trường của mình trong tương lai", ông Kim Lạn Vinh nói.
Tờ Philstar ngày 4/8 đưa tin, trong bài giảng cuối tháng 6
tại đại học De La Salle về tuyên bố yêu sách "chủ quyền lịch sử"
của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên viên tư pháp cao cấp thuộc tòa án tối cao
Philippines Antonio T. Carpio đã vạch trần 10 điều phi lý trong yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả sự thừa nhận của một giáo
sư Trung Quốc rằng họ sẽ phải thay đổi lập trường.
Trung Quốc luôn khẳng định rằng đường lưỡi bò của họ dựa
trên luật pháp quốc tế. Như vậy trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên
Biển Đông (DOC) năm 2002, Trung Quốc đã nhất trí rằng các tranh chấp hàng hải
ở Biển Đông sẽ được giải quyết phù hợp với những nguyên tắc luật pháp quốc tế
thừa nhận, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Và tất
nhiên không có điều khoản nào trong DOC nói rằng "sự kiện lịch sử"
là 1 căn cứ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Sau khi Philippines đệ đơn khởi kiện đường lưỡi bò Trung
Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Trung
Quốc liên tục nhấn mạnh "sự kiện lịch sử" như căn cứ yêu sách.
"Thần chú" hiện nay của Bắc Kinh nói rằng đường lưỡi bò là dựa vào
"sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế", theo như ông Vương
Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc.
Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc khi đi
thăm Mỹ đã hùng hồn tuyên bố, "lãnh thổ của cha ông người Trung Quốc để
lại sẽ không thể bị lãng quên hay nhượng bộ". Trong đối thoại Shangri-la
năm nay, bà Phó Oánh trưởng đoàn Trung Quốc tiếp tục nói rằng các đảo ở Biển Đông
"được người Trung Quốc phát hiện thấy đầu tiên hàng trăm năm trước khi
bị Nhật Bản chiếm đóng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai". Bà Oánh nhấn
mạnh rằng Trung Quốc có một tuyên bố rất rõ ràng với các đảo này, tuy nhiên
không một chi tiết nào được Bắc Kinh đưa ra để chứng minh.
4 quan chức Trung Quốc này đều là những công dân nhập học
sau năm 1947, năm chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra và công bố đường lưỡi
bò ở Biển Đông. Họ được dạy rằng Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền
lịch sử ở Biển Đông", đó là cách tuyên truyền (mị dân, lừa gạt) của
chính quyền Trung Quốc và đã làm cho nhiều người dân nước này tin là thật.
Tất nhiên vẫn có các học giả Trung Quốc nhận ra rằng yêu
sách đường lưỡi bò của họ không thể đánh giá khách quan dựa trên những
"sự kiện lịch sử". Kim Lạn Vinh, một giáo sư từ đại học Nhân Dân
tham gia đối thoại Shangri-la năm nay nói rằng, Trung Quốc nên dành nhiều
thời gian hơn để làm rõ yêu sách đường lưỡi bò của mình bởi bây giờ Bắc Kinh
sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước. "Cho Trung Quốc thêm
thời gian, họ sẽ phải thay đổi lập trường của mình trong tương lai", ông
Kim Lạn Vinh nói.
Tuy nhiên, sự kiện lịch sử ngay cả khi là sự thật liên
quan đến việc phát hiện và khám phá ra các vùng biển, đảo mới cũng không có ý
nghĩa gì trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải theo UNCLOS. Cả Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha không thể làm sống lại tuyên bố từ thế kỷ 15 rằng họ sở hữu
tất cả các biển và đại dương trên hành tinh này. Các chuyến đi biển của Trịnh
Hòa, một đô đốc thủy quân nhà Minh từ 1405 - 1433 không bao giờ có thể là cơ
sở cho bất kỳ yêu sách nào ở Biển Đông.
Biển Đông trước đây thậm chí còn không có tên của Trung
Quốc, nhưng sau này do các nhà hàng hải châu Âu vẽ bản đồ mới thêm vào.
Antonio T. Carpio khẳng định, từ nhà Tống đến nhà Minh đều gọi Biển Đông là
biển Giao Chỉ (tên gọi Việt
Điển hình nhất, nếu theo logic của Trung Quốc thì Mông Cổ
có "chủ quyền" với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vì Thành Cát Tư Hãn
và Hốt Tất Liệt đã chinh phục toàn bộ quốc gia này và lập ra triều đại nhà
Nguyên.
(Theo Giáo dục VN) Hồng Thủy
Nhà cầm quyền TQ hiểu rõ hơn ai hết họ chẳng thể nào chứng
minh được cho những đòi hỏi phi lý của mình. Đơn giản chỉ vì họ có tham vọng
chiếm hữu biển Đông và nghĩ rằng đã có đủ sức mạnh để tước đoạt, như họ đã
chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Thương Giang
|
Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét