Báo Nhật phê phán
chính phủ chậm chạp hỗ trợ Việt Nam, ASEAN
Cập nhật lúc 20:17
(Tin Nóng) Vừa qua, tạp chí Sentaku (chuyên về các vấn đề chính trị - xã hội Nhật
Bản) số tháng 7 có bài phê phán chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe
đã quá chậm chạp trong việc hỗ trợ Việt Nam và ASEAN trước một Trung Quốc
đang ngày càng lấn lướt. Tin Nóng lược dịch.
Theo bài báo của tạp chí này (được báo Japan Times
đăng lại ngày 5.8), nền ngoại giao châu Á của Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu
có dấu hiệu đổ vỡ. Chưa đầy một năm sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 12.2012,
ông đến thăm cả 10 nước thành viên ASEAN, đầu tiên là Việt Nam, với mục đích
rõ ràng nhằm cô lập Trung Quốc.
Ông Abe làm như vậy là chứng tỏ ưu tiên ngoại giao hướng
sang châu Á, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang hành động khiêu
khích như đâm húc tàu Việt Nam trên biển Đông và cho bay máy bay bay sát đến
mức nguy hiểm gần máy bay của Lực lượng tự vệ Nhật Bản trên Biển Hoa Đông mới
đây.
Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đã phản đối và chỉ trích
các hành vi như vậy của Trung Quốc, nhưng họ đã không thể có hành động chung
hiệu quả, một phần do phản ứng của các nước Đông Nam Á về tốc độ thực hiện chậm
chạp các lời hứa của ông Abe với họ.
Tại kỳ họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện ngày 28.5.2014, Thủ
tướng Abe thừa nhận sự chậm trễ trong việc cung cấp tàu tuần tra của Lực
lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho Việt
Từ lúc Việt Nam quan tâm muốn có được tàu tuần duyên loại
lớn và muốn giải quyết với tàu kiểm ngư nếu Tokyo không thể cung cấp các tàu
cũ của Lực lượng phòng vệ biển, theo một quan chức chính phủ Nhật Bản. Lý do tại
sao Cảnh sát biển Nhật Bản không thể ngay lập tức cho ngừng hoạt động các tàu
tuần tra cũ là vì nhiệm vụ bảo vệ của nó đã tăng lên rất nhiều.
Vào tháng 1.2013, khi Thủ tướng Abe chọn Việt Nam là quốc
gia nước ngoài đầu tiên để thăm sau khi ông nhậm chức, tàu bảo vệ bờ biển của
Nhật Bản đang hoạt động hết công suất để đối phó với tàu Trung Quốc ở gần
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Những gì ông Abe thực hiện đã chứng minh là một lời hứa vĩ
đại nhưng trống rỗng khi nói sẽ cung cấp cho Việt Nam một số tàu tuần tra đã
cũ của Nhật Bản, mà không cần biết Nhật phải đóng bao nhiêu tàu tuần tra mới
và bao nhiêu tàu cũ có thể được chuyển giao cho nước ngoài.
Một trở ngại khác là khung pháp lý về việc cung cấp các
tàu này. Chính phủ Nhật Bản tìm cách làm cho các thỏa thuận chuyển giao tàu
tuần tra trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vốn nghiêm
cấm bất kỳ thiết bị do Nhật cung cấp có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Chính quyền Abe đã bàn thảo sửa đổi các quy định về chương
trình ODA, vì có ý kiến cho rằng lệnh cấm sử dụng các thiết bị cấp bằng vốn
ODA cho mục đích quân sự là không thực tế, bởi vì các hoạt động của quân đội gần
đây được mở rộng sang hoạt động gìn giữ hòa bình và cứu trợ thiên tai.
Các quy định mới dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm
nay, nhưng chúng cần phải được thay đổi trước khi Thủ tướng Abe thực hiện các
lời hứa khác nhau cho các quốc gia Đông Nam Á.
Một thời gian dài cho thấy chính phủ Nhật Bản đã quá chậm
chạp trong việc thực hiện các chương trình ODA mà một số cam kết đã trái
ngược với hiệu ứng hy vọng và tình bạn ở các nước tiếp nhận.
Ví dụ tại
Nhưng công việc thực tế được thực hiện bởi Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) được xem là quá chậm khi Tổng thống Myanmar, Thein Sein
muốn thấy nhà máy sớm hoạt động như kết quả của dân chủ trước khi cuộc tổng
tuyển cử dự kiến tiến hành vào năm 2015.
Các nước Đông Nam Á từ lâu dựa vào viện trợ của Trung
Quốc, đã quen với việc ra quyết định nhanh chóng và kịp thời thực hiện các
chính sách đặc thù cho đất nước. Họ không hài lòng với tốc độ chậm chạp của
các công việc mà Nhật Bản tiến hành. Trừ khi khoảng cách này được thu hẹp lại,
sẽ rất khó khăn cho Nhật Bản để gây ảnh hưởng với các nước thành viên ASEAN
so với Trung Quốc.
Thậm chí các nước ASEAN cũng đang thất vọng với Tokyo
trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào Nhật Bản. Từ tình trạng thiếu
lao động trong ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác, việc chấp nhận
nhiều lao động từ các nước như Việt Nam, Campuchia và Indonesia đã được xem là
một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Thủ tướng Abe.
Tuy nhiên, sáng kiến này đã bị cản trở bởi có sự lo lắng
trong công chúng Nhật Bản về việc chung sống với người nước ngoài và sự thất
bại của một bộ phận trong chính phủ về chính sách nhập cư dài hạn, nhất là phản
ứng tiêu cực từ Bộ Tư pháp Nhật về việc nới lỏng cấp thị thực, tăng quota lao
động ASEAN vào Nhật v.v.
Do nhiều nước Đông Nam Á dựa vào ngoại tệ thu được của
công dân mình làm việc ở nước ngoài, bất kỳ sự chậm trễ hơn nữa về vấn đề này
của Nhật Bản sẽ chỉ khiến ASEAN thêm giận dữ.
Các quốc gia châu Á mới nổi đều nhận thức được rằng sự tồn
tại của họ xoay quanh việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia
thông qua nền "ngoại giao cách đều". Bất kỳ ý tưởng bao vây và cô
lập Trung Quốc, như Thủ tướng Abe tìm cách để thực hiện, sẽ không trở thành
hiện thực trừ phi Nhật Bản trở thành một đối tác đáng tin cậy hơn so với Trung
Quốc trên tất cả các vấn đề từ an ninh, thương mại, phát triển nguồn nhân lực
và hỗ trợ phát triển kinh tế.
Trong thời gian của cuộc tranh luận gần đây về việc sửa
hiến pháp để tạo điều kiện cho Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, liên
minh cầm quyền của Thủ tướng Abe lại rất ít quan tâm đến một cuộc khủng hoảng
cụ thể đã xảy ra, là các cuộc đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam (vụ Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí trái phép trên vùng biển Việt Nam). Điều này
khiến các nước ASEAN nghĩ rằng Nhật Bản có thể bỏ rơi họ khi ASEAN gặp khủng
hoảng.
Bài báo kết luận rằng nền ngoại giao châu Á của Thủ tướng
Abe chưa xứng tầm là một chiến lược, vì không xem xét thích đáng vị trí và
cảm xúc của những nước không thể chạy thoát khỏi cái bóng của người hàng xóm khổng
lồ là Trung Quốc.
(Theo
Tin nóng/TNO) Anh Sơn
|
Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét