Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Trung Quốc sẽ nhún để ép láng giềng “vâng lời”


Cập nhật lúc 07:16

Bắc Kinh đang bị tê liệt bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng hiện nay (sau tất cả đây dường như là những lý do chính khiến Bắc Kinh cố gắng phá hoại vụ kiện trọng tài của Philippines), làm cách nào họ có thể nhún nhường trên bàn đàm phán mà không gây ra một sự phản đối trong nước?
Có mối liên quan giữa việc Bắc Kinh kịch liệt phản đối tham gia vụ kiện của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) với thái độ tuyệt vọng trước khi tòa ra phán quyết cuối cùng, dự kiến ngày 12/7 tới.
Điều này không quá ngạc nhiên, vì chuyên gia phân tích đều tin rằng Philippines sẽ thắng kiện, làm lung lay một số (nếu không muốn nói là tất cả) các yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là có quá ít phân tích về giải pháp thay thế mà Bắc Kinh ưa thích hơn để giải quyết tranh chấp biển: Đàm phán song phương.
Chúng ta nên hiểu điều này như thế nào? Trung Quốc muốn gì, cần gì và sợ điều gì khi đề nghị đàm phán theo cách này?
Chọn đàm phán song phương đặt ra một câu hỏi lớn. Trung Quốc tuyên bố họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” tại Biển Đông từ “thời xa xưa”, nếu vậy họ muốn đàm phán về cái gì? Liệu Bắc Kinh có định từ bỏ quyền đó? Bắc Kinh đang bị tê liệt bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng hiện nay (sau tất cả đây dường như là những lý do chính khiến Bắc Kinh cố gắng phá hoại vụ kiện trọng tài của Philippines), làm cách nào họ có thể nhún nhường trên bàn đàm phán mà không gây ra một sự phản đối trong nước?
Vụ kiện, phán quyết của tòa, Trung Quốc, Philippines kiện Trung Quốc
Trung Quốc muốn đàm phán song phương để họ có thể bắt người khác phải nghe lời. Ảnh: CSIS
Rất có thể Trung Quốc muốn đàm phán song phương để họ có thể bắt người khác phải nghe lời. Nhưng không nhẽ Bắc Kinh thực sự nghĩ rằng các nước láng giềng như Philippines, Malaysia hay Việt Nam sẽ sẵn lòng ngồi vào bàn đàm phán chỉ để chấp nhận các yêu sách ngạo ngược của họ! Có lẽ Bắc Kinh nghĩ cần có một khu vực giao kèo nào đó. Vậy nó sẽ là như thế nào?
Một khả năng xảy ra là Bắc Kinh sẵn sàng chấm dứt sự mập mờ lâu nay trong các yêu sách của họ tại Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp. Sự nhượng bộ ở đây có lẽ chính là sự minh bạch đó.
Bắc Kinh có thể nói “đường 9 đoạn” chỉ bao gồm các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, không liên quan đến các vùng biển mà họ đòi quyền tài phán. Trung Quốc có thể nói điều đó do UNCLOS quy định.
Cái được của sự nhượng bộ này đối với các nước có tranh chấp khác sẽ là nó mở đường cho việc phân định một cách có trật tự các vùng lãnh hải, các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và các quyền đối với bãi đá ngầm. Cái thiệt đối với các nước này là trừ phi Trung Quốc thực sự sẵn sàng nhượng bộ chủ quyền đối với một số quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hoặc Pratas với các nước khác, bằng không việc minh bạch hóa nói trên cũng chỉ là vô nghĩa. Trung Quốc sẽ vẫn đòi quyền tài phán đối với hầu hết Biển Đông. Hơn nữa, điều mỉa mai của kịch bản này là tòa PCA chắc chắn sẽ làm rõ một số quy định của UNCLOS, dựa trên cơ sở đó, xác định các quyền trên biển. Nếu đây là quan điểm để mặc cả của Trung Quốc, dường như nó đã chết yểu ngay từ đầu.
Một khả năng lớn hơn là Bắc Kinh có thể nghĩ rằng các nước có tranh chấp sẽ sẵn sàng đầu hàng một cách tượng trưng để đổi lại những phần quà vật chất. Một bằng chứng là Bắc Kinh luôn nói đến khả năng “cùng khai thác” các tài nguyên thiên nhiên tại Biển Đông.
Bắc Kinh có thể cho rằng các nước có tranh chấp sẽ sẵn sàng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo tranh chấp để đổi lại quyền tiếp cận các vựa cá và các mỏ dầu khí dồi dào. Đây rõ ràng là một kết cục hấp dẫn đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, vì họ sẽ có thể nói với người dân trong nước rằng đó là “lợi ích cốt lõi” của chủ quyền, trong khi cùng lúc có thể thể hiện sự “ban phát” đối với các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn.
Nếu đây chính là cách Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc chơi, việc này sẽ nói lên ít nhất ba điều quan trọng và hấp dẫn: thứ nhất là đối với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông cơ bản là về tính biểu trưng, sự tôn trọng và uy tín; thứ hai là giới lãnh đạo Trung Quốc không tin rằng các nước có tranh chấp khác cũng quan tâm tới tính biểu trưng, sự tôn trọng và uy tín; và ba là giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng các nước có tranh chấp khác nghĩ là họ có thể tin Trung Quốc chia sẻ nguồn tài nguyên tại Biển Đông một cách công bằng và đáng tin cậy.
Điều thứ nhất có vẻ rất đúng. Nhưng hai điều sau thì không phải như vậy. Mọi người nói chung có xu hướng quan tâm tới tính biểu trưng, sự tôn trọng và uy tín, và thật ngây thơ khi nghĩ rằng Trung Quốc như vậy mà người khác không như vậy.
Bên cạnh thực tế là các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại, giận dữ và thường chống lại kiểu “ban phát” này từ hàng nghìn năm nay, cách hành xử gần đây của Trung Quốc đã hủy hoại nghiêm trọng uy tín của họ, không chỉ tại Biển Đông, mà cả ở những nơi như Hong Kong. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc nghĩ là có một vùng giao kèo ở đây, họ không hiểu rằng đây chỉ là mong muốn.
Rốt cuộc, Bắc Kinh phải đối mặt với hai lựa chọn nếu họ thực sự muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông: hoặc là họ phải đặt niềm tin vào các nước có tranh chấp để thử nghiệm tòa án pháp lý phù hợp, hoặc họ có thể đưa ra những đề xuất hấp dẫn cho các nước tranh chấp khác (tất nhiên đề xuất này sẽ liên quan đến nhượng bộ về lãnh thổ). Hiện tại cả hai lựa chọn này ít khả năng thành hiện thực. Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục leo thang./.
(Theo TuanVietNam) Thảo Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét