Quan xã “ăn chịu” và nợ
công quốc gia
Cập
nhật lúc 15:01
Bởi
ở những chương trình, kế hoạch đầu tư công, những dự án lớn, có bao nhiêu kẻ
đã và … lăm le “ăn chịu”- nối sợi dây dài cho nợ công quốc gia “bay cao”?
Khổ vì
ăn
Các cụ
ngày xưa nói khác cơ. Và cũng chả ngoa. Còn ngày nay, cho nó thực tiễn, - miếng
ăn là miếng nợ- cũng chả sai. Nợ tiền và nợ…. tiếng.
Câu
chuyện vừa hài vừa bi này xảy ra tại xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) mới đây
khiến cư dân mạng xì xào ồn ã, vừa chê trách, vừa đàm tiếu.
Xưa
nay, chuyện ăn chịu hàng quán, là chỉ thuộc về những kẻ nghèo khó quá, hoặc
không nghèo khó nhưng mất nết, dẫn đến việc hành xử mất cả lòng tự trọng.
Chứ
chẳng ai có thể hình dung, việc “ăn chịu” nhà hàng, lại là cả một tập thể-
các quan chức xã Đồng Thái. Điều đáng nói, đây lại là một xã nghèo.
Báo
Nông nghiệp Viêt Nam, ngày 11/7 cho biết xã này có hơn 3.100 hộ dân thì có
tới hơn 410 hộ nghèo (chiếm 13,1%) và 67 hộ cận nghèo (0,02%). Khi nhận chức
danh Chủ tịch xã thì ông tân chủ tịch xã đã phải nhận cả hơn 38 tỷ đồng từ
ông chủ tịch cũ (khoản nợ từ 06 tháng đầu năm 2015 trở về trước), chủ yếu là
nợ xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới….
Nhưng
bất ngờ nhất, ngoài con số nợ hơn 38 tỷ đồng, lại còn có cả 3,5 tỷ đồng nợ là
tiền các quan chức xã đi ăn uống và “cắm” ở các nhà hàng đóng trên địa bàn xã.
Mà mốt
thời thượng ngày nay, đã “trăm phần trăm” là phải có hát hò, Karaoke, nó mới
…. sang chảnh.
Ăn,
uống, hát hò chưa đủ, các vị còn tổ chức đi “nghiên cứu thực tế” tại các bãi
nghỉ mát Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò” (Nghệ An). Nghiên cứu thực tế gì ở các
khu nghỉ mát, thì chỉ có trời biết, đất biết, họ biết.
Xưa có
câu miệng ăn núi lở. Nay miệng ăn tiền tỷ cũng… lở.
Xấu hổ
nhất là do sợ “nợ xấu khó đòi”, các chủ quán các nhà hàng đã đến tận ủy ban
xã đòi nợ ầm ĩ, bất chấp con nợ là các quan. Đến lúc chuyện tóe loe, có đợt
kiểm tra tài chính của huyện, mới lộ thêm chuyện xã còn “ém” cả tiền bảo hiểm
và tiền nâng lương của nhân viên.
Đúng là
khổ vì ăn…. chơi. Chưa kể làng trên xóm dưới người dân thì thào kháo nhau,
thật xấu quan hổ dân.
Hóa ra
chuyện xấu quan hổ dân chẳng của riêng xã Đồng Thái.
Trước đó, năm 2015, một chủ quán nhậu của xã Khánh Thuận (huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau) từng mang hai can xăng tới tận trụ sở ủy ban xã la lối, dọa đốt chỉ
vì quan chức xã này ăn nhậu nợ gần 50 triệu đồng, mà đòi nhiều năm họ không
trả (!)
Thế
nhưng nếu so với 3,5 tỷ của xã Đồng Thái, thì cái ăn nhậu của xã Khánh Thuận
kia chỉ là con muỗi so với con voi.
Tuy
nhiên vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn.
Luật sư
Lê Văn Kiên – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý (Đoàn Luật sư t/p Hà Nội)
cho rằng, đối với khoản 3,5 tỷ đồng trên, những quan xã nào trực tiếp “ăn nợ,
hát chịu” phải tự bỏ tiền túi ra trả cho các chủ quán. Bởi việc chi tiêu của
UB phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội
bộ. Nếu UBND xã Đồng Thái sử dụng tiền công quỹ để trả cho việc ăn chơi của
các quan chức là hoàn toàn phạm luật, có thể bị xem xét khởi tố về tội “Cố ý
làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” (Người đưa tin, ngày 13/7).
Rõ là bệnh
từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra.
Nợ
miệng đã đành, mà nợ… tiếng không biết bao giờ các quan chức xã Đồng Thái mới
trả hết?
Khổ vì
nợ
Nhưng
có một thứ nợ khác, trở thành nỗi nhức nhối và nỗi lo rất lớn của quốc gia,
nhất là với Chính phủ mới đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức. Đó là
nợ công. Oái oăm thay, nợ công luôn “tỷ lệ thuận” với thời gian.
Tờ
TBKTSG ngày 0/6 cho biết, quy mô nợ công đang gia tăng nhanh, áp sát ngưỡng
kiểm soát của Quốc hội, lên tới hơn 2,6 triệu tỷ đồng, gần gấp đôi sau 05
năm. Tính theo tỷ lệ nợ công/GDP, con số này là 62,2% (ngưỡng kiểm soát của
QH là 65%). Đáng chú ý nữa, do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
nên nợ nước ngoài có mức độ ưu đãi giảm dần. Vì vậy, nợ công dịch chuyển
sang nguồn vay trong nước, tăng từ 40% năm 2011 lên 57,1% năm 2015 (thông
qua phát hành trái phiếu CP).
Cái gốc
của nợ công tăng nhanh và tăng cao, chính là việc làm ăn thiếu hiệu quả, đặc
biệt trong đầu tư công và của các doanh nghiệp nhà nước.
Như
vậy, tìm các giải pháp để hạn chế tốc độ nợ công tăng nhanh, tiến đến “tháo
ngòi”… nợ công là nhiệm vụ và thách thức cực kỳ lớn với CP mới, nhất là kỳ
họp thứ nhất QH khóa 14 đang đến gần.
Không
chỉ thay đổi tư duy kinh tế, tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng, mà cần thay đổi cả cách chọn lựa đầu tư.
Trong
nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kể cả ý kiến của các chuyên gia
ngoài nước, như cần có một chiến lược dựa trên phân tích, chi phí rủi
ro để có những quyết định vay mượn đúng đắn, thay vì vay mượn tràn lan như
trước, người viết bài chú ý và tâm đắc với ý kiến của chuyên gia Vũ Quang
Việt (TBKTSG, ngày 14/7), vì những vấn đề ông đề cập, rất thiết thực, cụ thể.
Cũng là sự đồng cảm với nỗi lo chung của người dân trong cả nước, trước hiện
tượng nợ công tăng cao, các dự án đầu tư “đội” kinh phí rất ghê nhưng hoặc
lãng phí, hoặc gây hoài nghi, phản cảm.
Đó là
Chính phủ cần xem xét một loạt các dự án lớn, đầu tư công đã được đầu tư
trong 05 năm qua, và cả những dự án đầu tư công sắp tới, để rút kinh nghiệm,
từ việc quy trình và nguyên tắc thẩm định dự án, giám sát thực hiện, đặc biệt
xem xét kỹ về tác động môi trường. Bởi cái lãi về kinh tế, lớn đến mấy cũng
không thể bù lại được sự phá hủy môi trường sống của con người, dân tộc, và
nòi giống.
Quan
trọng không kém là các dự án này có mang lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia,
bảo đảm điều kiện phát triển bền vững không?
Ngoại
trừ Dự án sông Hồng nối Lào Cai - Yên Bái với Hải Phòng, đã bị Thủ tướng CP
tạm đình chỉ thông qua, còn lại một loạt dự án lớn mang quá nhiều điều tiếng.
Đó là
các dự án: Formosa, Dự án đường xe lửa cao tốc nối Côn Minh, Lạng Sơn, Lào
Cai và Hải Phòng, Dự án sân bay Long Thành…
Cũng
theo tính toán của chuyên gia Vũ Quang Việt, năm 2013, nợ công tính theo kiểu
Việt Nam là 91 tỉ đô la, nhưng tính theo chuẩn quốc tế, thì tổng nợ công lên
tới 143,6 tỉ đô la, bằng 84% GDP. Như thế, vào năm 2016, nợ công chắc đã vượt
quá 100% GDP. Vấn đề không chỉ là nợ công lớn như thế nào mà là nợ công tăng
quá nhanh, thậm chí có khả năng đưa đến phá sản nền kinh tế (?)
Sự kiểm
soát của CP mới càng đòi hỏi phải chặt chẽ, nghiêm cẩn và đầy tỉnh táo.
Bởi ở
những chương trình, kế hoạch đầu tư công, những dự án lớn, có bao nhiêu kẻ đã
và … lăm le “ăn chịu”- nối sợi dây dài cho nợ công quốc gia “bay cao”?
(Theo TuanVietNam) Kỳ Duyên
|
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét