Không chỉ sếp EVN lương 600 triệu/năm, nhiều nơi còn cao hơn
Cập nhật lúc 10:30
(Doanh nghiệp) - Việc
lãnh đạo của EVN nhận mức lương trên dưới 600 triệu/năm trong khi doanh
nghiệp này thường xuyên kêu thua lỗ là bất hợp lý.
Nghịch lý thua lỗ, giá điện cao, lương sếp khủng
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2015, tập đoàn
này chi khoảng 8,63 tỷ đồng trả lương cho các viên chức quản lý.
Cụ thể, viên chức quản lý EVN gồm có 13 người, có thu nhập trên dưới
600 triệu đồng năm 2015. Các lãnh đạo này đều đa phần có bằng cấp tiến sĩ,
thạc sĩ. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực điện
năng.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Ngô Trí Long -
nguyên Viện phó Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) khẳng định
tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các mức lương của lãnh
đạo có thể khác nhau.
“Tôi cho rằng mức lương trên dưới 600 triệu của lãnh đạo trong 1 năm
thì cũng bình thường nếu doanh nghiệp đầu tư, sản xuất mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Tính ra mỗi tháng cũng chỉ trên dưới 50 triệu. Mọi thứ phụ
thuộc vào kết quả, hiệu quả của công việc”, PGS.TS Long khẳng định.
Trong khi đó, so với mặt bằng chung thu nhập hiện nay của các tầng lớp
trong cả nước, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông lâm
TP.HCM cho rằng mức thu nhập trên quá cao.
“Các nhà nghiên cứu khoa học, bậc GS, TS lương cũng rất thấp. Ngay cả
lãnh đạo nhà nước lương cũng chưa tới mức 50 triệu/tháng. Vì vậy tôi cho rằng
mức lương trên là cao, chưa phù hợp với mặt bằng chung của xã hội”, PGS.TS
Ngãi nói.
Viện dẫn dẫn một báo cáo của EVN được báo chí đăng tải mới đây, vị
chuyên gia cho rằng mức nợ của doanh nghiệp này hiện nay khá cao.
Cụ thể đến cuối năm 2014, tổng tài sản công ty mẹ đạt 576.133 tỷ đồng,
vốn chủ sở hữu là 161.190 tỷ. Hệ số nợ phải trả/vốn Nhà nước đạt 2,64 lần,
tương ứng số nợ phải trả vượt 425.000 tỷ đồng. Nợ nước ngoài của EVN cũng
vượt 162.000 tỷ đồng.
“Với EVN là một công ty cổ phấn, nếu kinh doanh tốt, có lãi nhiều thì
chuyện lãnh đạo lương cao cũng bình thường, không có gì đáng nói cả. Tuy
nhiên, nhiều năm qua, EVN thường than vãn thua lỗ, vay nợ nhiều để đề xuất
tăng giá điện. Như vậy tôi cho rằng đang có một nghịch lý tại đây”, PGS.TS
Ngãi nêu quan điểm.
Theo vị chuyên gia, chúng ta hoàn toàn khuyến khích người nghèo tăng
thu nhập, người có điều kiện tiếp tục dựa vào năng lực cá nhân để làm giàu
nhưng cũng cần phải cân bằng và có sự tính toán hợp lý.
“Tôi không cào bằng tất cả chúng ta lương đều như vậy nhưng cần phải
ở 1 mức nhất định. Cần phải có giải pháp kỹ lưỡng nếu không sẽ tạo ra
khoảng cách giàu – nghèo giữa các thành phần trong xã hội. Chúng ta không nên
khuyến khích điều này”, PGS.TS Ngãi nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp lương cao hơn...
Nhìn nhận một cách khách quan, trưởng khoa kinh tế trường ĐH Nông lâm
TP.HCM cho rằng, không chỉ cán bộ chủ chốt của EVN nhận mức lương cao mà gần
đây dư luận cũng xôn xao trước việc lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhận mức nước hơn 100 triệu đồng/tháng.
“Chênh lệch ở đây là quá lớn. Tôi cho rằng, bên kiểm toán nhà nước cần
phải xem xét kỹ lưỡng, có dấu hiệu gì trong quy định và phát lương bổng không
rồi còn điều chỉnh.
Đặc biệt với doanh nghiêp nước ngoài nhưng có nhà nước nắm cổ phẩn
chính cũng cần hết sức lưu ý. Một công ty nước ngoài nếu làm việc hiệu quả
cao thì chuyện lương thưởng cao không ai thắc mắc. Còn đối với doanh nghiệp
nhà nước nắm vốn nước ngoài thì lương cũng cần hợp lý.
Dư luận cũng từng băn khoăn trước thông tin cán bộ quản lý của Sabeco
lương cao, lên tới hàng tỷ đồng/năm. Như vậy là chúng ta đã tạo ra khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn”, PGS.TS Ngãi nhấn mạnh.
Trong khi đó, đánh giá về mức lương thưởng giữa EVN và SCIC, PGS. TS
Ngô Trí Long cho rằng đang có khoảng cách chênh lệch do SCIC được nhận nhiều
ưu đãi và có nhiều lợi thế hơn.
“Thực chất SCIC là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đầu tư vốn
của nhà nước. Họ dựa vào vốn và đầu vào của các doanh nghiệp mà lợi nhuận rất
khủng hàng năm như: Vinamik, FPT... để tiến hành thực hiện các giao dịch.
Nếu so với chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao cho thì họ không đạt
được mấy. Kết quả kinh doanh của SCIC còn hạn chế, chưa có gì rõ ràng. Việc
lợi dụng những con gà đẻ trứng vàng sẵn có để hưởng như vậy cũng là bất hợp
lý”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Cần công khai, minh bạch mức lương, thưởng
Để giải quyết những tồn tại này, PGS.TS Ngãi nhấn mạnh cần phải có sự
công khai, minh bạch trong lương, thưởng để người dân, các chuyên gia tiện
giám sát và đưa ra các phản biện.
“Nếu chúng ta không làm tốt việc này thì người dân vẫn còn nghi ngờ và
sư chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp, bộ phận trong xã hội
sẽ ngày càng lớn hơn”, PGS.TS Ngãi khẳng định.
Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, với những doanh nghiệp nhà
nước có nhiều lợi thế, được tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư có lãi như SCIC
thì không thể áp dụng quy chế chung như các đơn vị khác được.
“Nhà nước phải vào cuộc nghiên cứu. SCIC có nhiều lợi thế như vậy mà
được hưởng như các doanh nghiệp khác thì đấy là sự bất công, không công bằng.
Mà theo đánh giá thì họ cũng không thực hiện đúng vai trò, chức năng theo quy
định. Vì thế cần đưa ra các quy định riêng về lương thưởng”, PGS.TS Long nhấn
mạnh.
(Theo
Đất Việt) Hoàng
Hải
|
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét