Đánh giá tác động môi trường của Formosa: Giật mình!
Cập nhật lúc 07:28
Đánh giá tác
động môi trường của dự án Formosa, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
năm 2008 vô cùng sơ sài, giản lược.
Một góc Formosa (ảnh lớn), Hiện trường chôn lấp
chất thải (ảnh nhỏ). Ảnh: Minh Thùy.
Luật
Bảo vệ Môi trường 2005 quy định, báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi
tắt là ĐTM) phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra
khi dự án được thực hiện; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây
ra; biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường. Thế
nhưng, khi đọc ĐTM của dự án Formosa, được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)
phê duyệt năm 2008, dường như không thấy điều này?
Dài 1 trang, không có một dòng nào về môi trường biển
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự
án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh giai đoạn 1-1
được phê duyệt theo quyết định 1315/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2008. Người ký phê duyệt
là Vụ trưởng Vụ Thẩm định và ĐTM của Bộ TN&MT khi ấy là ông Nguyễn Khắc
Kinh.
Theo
ông Kinh, sau khi ĐTM được phê duyệt, dự án có thay đổi về quy mô (nâng công
suất). Theo Nghị định 29 quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, với việc thay đổi quy mô, dự án
phải làm lại ĐTM bổ sung. Tuy nhiên, phía Formosa chỉ giải trình một số thay
đổi trong ĐTM và được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận.
ĐTM dày 285 trang, gồm 9 chương, thiết
kế theo chuẩn của Thông tư 08/2006-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường chiến
lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đi sâu vào đọc các nội
dung của ĐTM thì thấy, các yêu cầu về đánh giá chi tiết các tác động môi
trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện, dự báo rủi ro về sự cố
môi trường do công trình gây ra, biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu
đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường lại vô cùng sơ sài,
giản lược.
Trong phần ĐTM, đánh giá tác động của
nước thải đến môi trường trong giai đoạn vận hành nhà máy chỉ chưa đến 2,5
trang. Mất 1,5 trang là các bảng biểu, vỏn vẹn một trang ĐTM, chủ yếu là liệt
kê các nguồn nước thải của nhà máy ra môi trường, đặc điểm của các loại nước
thải đó. Ngoài ra, không có thông tin nào cho biết, lượng nước thải này có
ảnh hưởng như nào đến môi trường?
Đánh giá tác động của chất thải rắn đến
môi trường cũng chỉ hơn một trang, đánh giá tác động do ô nhiễm nhiệt 1/3
trang. Đặc biệt đánh giá rủi ro về sự cố môi trường chỉ dài một trang, nêu
vắn tắt, gạch đầu dòng một số sự cố có thể xảy ra như nổ và bén lửa, ngã do
đứng ở vị trí trên cao, kim loại nóng chảy phun bắn ra ngoài, sự cố chập
điện, phóng điện, bỏng điện…Không có một dòng nào về sự cố với môi trường
biển, với đất, với không khí.
Ở phần biện pháp giảm thiểu tác động
xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước cũng chỉ vỏn vẹn 6 trang, mới dừng ở nêu cách xử lý nước thải của
tổng thể nhà máy, chưa chi tiết hóa các giải pháp cụ thể. Biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn chỉ trong 2 trang. Về chất thải rắn, biện
pháp thu gom và xử lý chất thải rắn chỉ 5 trang.
Nhìn tổng thể cả báo cáo, hai phần quan
trọng nhất là chương 3- đánh giá tác động môi trường và chương 4 - biện pháp
giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đều giản
lược, ít thông tin.
Chất thải
tại Formosa trước khi được vận chuyển ra ngoài. Ảnh: Minh Thùy.
Sơ sài, đối phó
Đó là những từ được các chuyên gia môi
trường nhận định khi đọc ĐTM của dự án Formosa. PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, ông
đã xem ĐTM của dự án Formosa và thấy đây là ĐTM có chất lượng quá thấp, mang
tính đối phó, như một thủ tục để được phê duyệt chứ không phải một báo cáo có
tính khoa học thực sự. Nếu dựa trên ĐTM này để giám sát môi trường thì lộ rất
nhiều lỗ hổng.
Một chuyên gia đề nghị giấu tên cho
hay, Báo cáo ĐTM có mục đích là đánh giá tác động môi trường của dự án và xây
dựng các giải pháp để kiểm soát, đảm bảo dự án không ảnh hưởng đáng kể tới
môi trường. Như vậy, báo cáo phải làm rõ nhà máy đang sử dụng công nghệ nào,
với công nghệ đó thì sẽ thải ra các chất gì? Thành phần chất thải ra sao?...
Tức là phải nêu được lượng thải rắn là
bao nhiêu? Thành phần chất thải rắn gồm những chất độc hại gì? Phương pháp xử
lý, đổ thải ra sao? Những biện pháp nào cần áp dụng để đảm bảo chất độc trong
chất thải rắn không ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn nước, bị mưa chảy
tràn mang vào khu dân cư, mang xuống sông, ra biển? Với khí thải phải nêu
được khí thải gồm những thành phần độc hại nào? Xử lý ra sao?
Nước thải là bao nhiêu (bao gồm nước
thải luyện Coke và nước thải luyện thép), thành phần như thế nào? Công nghệ
xử lý ra sao? Khi xả ra môi trường biển thì thành phần độc hại và nhiệt độ ra
sao? Nếu thải thì sẽ ảnh hưởng tới biển như thế nào? Vùng nào bị ảnh hưởng?
Mức độ ảnh hưởng đến đâu… Tức là phải có phần dùng mô hình toán để tính sự
lan truyền chất nhiễm bẩn và nước nóng trong biển.
Với những câu hỏi trên, theo vị chuyên
gia này, ĐTM của Formosa đã không trả lời được hoặc trả lời được rất ít. Vì
thế đây là báo cáo ĐTM không dùng được.
Cũng theo ông, ĐTM là một văn bản pháp
luật, dùng làm căn cứ thi hành khi triển khai dự án. Vì vậy, báo cáo ĐTM phải
được làm cực kỳ cẩn trọng.
Ông Trần Hồng Hà thừa nhận ĐTM chung chung quá
Phát
biểu tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối
năm 2016, Bộ trưởng TN&MT - ông Trần Hồng Hà thừa nhận, ĐTM của dự án
Formosa quá chung chung. Trong phần kiến nghị lên Phó Thủ tướng Chính phủ
Trịnh Đình Dũng, ông Hà nêu có quá nhiều bất cập trong luật pháp về bảo
vệ môi trường. Luật quy định cần ĐTM ngay từ khi mới có ý tưởng, đề
xuất dự án để làm căn cứ xét duyệt đầu tư, cấp giấy phép đầu tư. Như vậy
không khả thi. Như vụ Formosa vừa qua, báo cáo ĐTM mang tính chất chung chung
quá.
(Theo Tiền phong) Nguyễn Hoài
|
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét