TS Bùi Kiến Thành:
Ông chủ Metro có dám chứng minh không chuyển giá?
Cập nhật lúc 14:54
(GDVN) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thẳng thắn đặt
câu hỏi với tân chủ nhân mới của Metro Cash&Carry Việt Nam sau nghi vấn
chuyển giá trốn thuế thời gian qua.
12 năm đầu tư tại Việt Nam, Công ty TNHH Metro
Cash&Carry Việt Nam liên tục kêu lỗ và chưa từng đóng một đồng tiền thuế
thu nhập doanh nghiệp. Theo lẽ thường, khi lỗ doanh nghiệp phải co cụm tuy
nhiên Metro thì ngược lại, liên tục phát triển đến nay đã có đến 19 trung tâm
siêu thị trải từ Bắc vào Nam. Chính điều này khiến dư luận đặt nghi vấn Metro
chuyển giá trốn thuế.
Sau khi Metro Việt Nam chính thức được nhượng lại cho tỷ
phú người Thái Lan - Dhanin Chearavanont, Chủ tịch kiêm CEO của C.P Group,
nhiều ý kiến cho rằng ông chủ mới của Metro phải có trách nhiệm làm rõ nghi
vấn này. Không những thế, chuyên gia kinh tế, TS Bùi Kiến Thành thẳng thắn đặt
câu hỏi: Chủ mới có dám chứng minh Metro không chuyển giá?
Đừng chỉ mãi là nghi vấn
Cũng như Coca Cola, “ông lớn” Metro Cash&Carry là một trong số ít doanh nghiệp FDI từ khi đầu tư vào Việt
12 năm kinh doanh là khoảng thời gian quá dài nếu không có
lãi chắc chắn doanh nghiệp sẽ chết. Tuy nhiên theo con số công bố của ngành
thuế TP.HCM, từ năm 2002 đến nay chỉ duy nhất năm 2010 Metro báo lãi 116 tỷ đồng,
các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng. Theo
đó, tính đến năm 2012, Metro lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng.
Chính vì hoạt động kinh doanh thua lỗ nên 12 năm hoạt động
ở Việt Nam, Metro chỉ mới chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê
đất, thuế nhà thầu. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp, Metro chưa nộp đồng nào
và trở thành một trong những doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế cũng như dư
luận nghi ngờ đặt dấu hỏi lớn về vấn đề chuyển giá trốn thuế.
Phân tích về nghi vấn của chuyển giá của Metro, TS Bùi
Kiến Thành cho răng: Phải khẳng định, sẽ không một doanh nghiệp nào đến Việt
Thử hỏi, nếu lỗ triền miên Metro lấy đâu tiền để tái đầu
tư chứ chưa nói đến mở thêm các cơ sở kinh doanh. Chính sách thu hút đầu tư
của Việt
Trong 12 năm đầu tư vào Việt
Trên cơ sở đó dư luận hoàn toàn có quyền nghi vấn dấu hiệu
chuyển giá của Metro, nhưng không thể cứ nghi vấn mãi, nghi vấn thì phải
thanh tra, kiểm tra. Trách nhiệm này của Tổng Cục thuế, của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư phải có trả lời cho dư luận. Nên nhớ Metro là trung tâm bán sỉ lớn, tức
là họ mua chỗ này bán chỗ kia. Cơ quan Thuế, Hải quan phải xem họ mua hàng ở
đâu, kiểm soát giá đầu vào, giá bán ra sẽ biết có chuyển giá hay không.
Trách nhiệm của ông chủ mới đến đâu?
Cũng theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trước thông tin tỉ phú người Thái Lan mua lại Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam, từ khía cạnh kinh tế ông ta phải tính toán được lợi nhuận từ Metro mang lại so với số tiền bỏ ra. Khi mua Metro, ông chủ mới nhắm đến thương hiệu và chuỗi siêu thị đang có tại Việt
Lúc này Metro Cash&Carry của năm 2014 khác với năm
2002, nói ví von Metro thời điểm này đã là “con cá giống” chứ không phải “con
cá trứng”. Sở hữu Metro, ông chủ người Thái không phải mò mẫm đi làm thị trường,
không phải làm thương hiệu mà chỉ phát triển đi lên như con cá đã qua thời
nguy hiểm bọc trứng giờ thành cá con sẽ ăn rồi lớn.
Vì thế trong giai đoạn tới, người tiêu dùng sẽ không thể
tiếp tục chấp nhận “điệp khúc” lỗ triền miên của Metro. Hơn nữa khi bỏ ra số
tiền khủng mua lại Metro chắc chắn tỉ phú người Thái này phải tính được lời lãi
bao nhiêu, do đó nếu sau khi về tay ông chủ mới, Metro tiếp tục kêu lỗ, thì
số lỗ đó là không bình thường.
Một vấn đề nữa khi mua lại một doanh nghiệp dù hay dở,
tốt, xấu... người chủ mới sẽ phải giải quyết tất cả. Với Metro cũng vậy, với
nghi vấn của dư luận về việc chuyển giá của doanh nghiệp ông chủ mới của Thái
Lan phải có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết tồn đọng.
Ở đây nếu là ông chủ mới của Metro, trước nghi vấn của dư
luận xã hội về vấn đề chuyển giá, tôi sẽ mời tất cả cơ quan quản lý nhà nước
tới để minh bạch hóa vấn đề. Có thể cho kiểm tra sổ sách, kế toán… Để khẳng định
tôi không có chuyển giá, ngược lại nếu cơ quan thuế nói chuyển giá thì phải
chứng minh cho tôi thấy.
Vấn đề chính là khi tiếp quản Metro, tỉ phú người Thái có
dám minh bạch tất cả để chứng minh rằng Metro không chuyển giá hay không? Nếu
dám làm thì sau đó dù có chuyển giá hoặc không chắc chắn danh tiếng, thương hiệu
của Metro sẽ ở vị thế khác. Vị thể của một doanh nghiệp FDI “fair play” biết
sai, biết sửa và cầu tiến.
Ngược lại nếu không dám minh bạch người tiêu dùng càng có
cơ sở để nghi ngờ vấn đề chuyển giá là có thật, nếu cơ quan quản lý chưa vào
cuộc để trả lời người tiêu dùng có thể sử dụng sức mạnh của mình bằng cách không
lựa chọn mua hàng tại những doanh nghiệp bị nghi chuyển giá, đó mới là sự
trừng phạt lớn nhất khiến doanh nghiệp lo sợ nhất.
(Theo
Giáo dục VN) Hoàng Lực
|
Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét