Mất cái
ví!
Cập nhật lúc 13:54
Những vụ nhà hoặc phòng làm việc của cán bộ bị mất trộm, mà mất khá
nhiều tiền so với đồng lương công chức đang cho thấy phải xem lại việc thực
hiện Nghị định 68 về minh bạch tài sản và thu nhập của cán bộ. Nếu tài sản bị
mất trộm có nguồn gốc minh bạch và đã được kê khai đủ, việc dư luận xì xào và
nghi ngờ là chẳng nên khi người ta đang "của đau con xót”. Nhưng nếu nó
vượt quá nhiều lần những con số đã kê khai, sẽ cho thấy kê khai và minh bạch còn
là lộ trình thăm thẳm.
"Ông Tham nhà ta hôm nay mất cái
ví trong đựng bốn mươi đồng bạc. Ngài làm dữ quá! Dữ đến nỗi giá không có ông
cụ cậu ruột ngài là người có thế lực, can thiệp vào mà phát gắt lên, thì việc
này quyết ra đến tận xăng tan chứ chẳng chơi! Thằng xe, thằng bếp, con vú… sợ
xanh mắt, suýt phải trận đòn sống cũng thành tật. Mà khốn nạn, ở trong bếp,
đứa nọ đổ cho đứa kia, đứa thì xin đi thề, đứa thì quyết đi trình mật thám.
Đứa nào cũng không muốn để chủ ngờ oan mình” – đây là những câu mở đầu cho
truyện ngắn đặc sắc "Mất cái ví” của Nhà văn Nguyễn Công Hoan, một bậc
thầy về trào phúng (vốn được coi như Azit Nêxin của Việt
Thoạt tiên là vụ vừa được TAND tỉnh Gia
Lai xử tổng cộng 72 năm tù cho 4 bị cáo "trộm cắp tài sản” nhà riêng ông
Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum (vợ là Trưởng phòng tổ chức Cục Thuế tỉnh Gia
Lai). Vụ trộm này xảy ra từ cuối năm 2012, bọn trộm vớ được tới 65 cây vàng
và nhiều thứ khác, tổng cộng tới gần 3 tỷ đồng. Là sau này khi đã bị bắt, bọn
trộm khai ra thế chứ nghe nói lúc đầu trong đơn trình báo của chủ nhà chỉ nói
mất có 5 cây vàng. Gần đây hơn, khoảng tháng 5 vừa rồi, tư gia Giám đốc Sở
Giao thông - Vận tải Bắc Cạn cũng bị mất trộm tiền, vàng, đô la trị giá tới
hơn 1 tỷ đồng. Còn mới đây nhất, dư luận đang xôn xao chuyện Giám đốc Sở Tài
nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh bị mất tiền và đô la ở phòng làm việc, trị
giá cỡ 1,6 tỷ đồng…
Đó là những vụ tiêu biểu được truyền
thông "điểm mặt” gần đây, còn nhiều vụ khác có khai báo, có điều tra cũng
như dư luận cho rằng, để tránh "phiền phức” cũng có những lãnh đạo khác
"mất ví” mà không dám trình báo.
Ở đây, trong câu chuyện "mất cái
ví” này, đúng là có phần rất phiền phức ở chỗ: Có thể nhà dân mất nhiều hơn
chẳng sao nhưng là lãnh đạo thì đã vừa "mất ví” tiếc tiền tiếc của vừa
bị thiên hạ nhòm ngó bình phẩm so sánh tiền mất với tiền lương công chức. Cho
nên tâm lý chung là không trình báo. Bởi vì dư luận hoàn toàn có quyền nghi ngờ
về nguồn tiền lớn mà các lãnh đạo bị mất trộm. Mặc dù đúng là ở Việt
Tóm lại có trăm ngàn lý do để nếu vào
một ngày đen đủi có một lãnh đạo nào đó "mất ví” thì người ta có thể
giải thích được. Như giải thích của ông Giám đốc Sở vừa bị mất 1,6 tỷ đồng
rằng đó là số tiền mồ hôi, nước mắt của ông, do ông để dành mà có. Ông dùng
số tiền này để mua trả góp một căn hộ chung cư cho con trai, vừa rút ở ngân
hàng ra chưa kịp giao cho bên bán…
Xung quanh câu chuyện "mất ví” của
cán bộ một lần nữa cho thấy vấn đề minh bạch tài sản ở Việt
Trở lại với câu chuyện mất trộm của
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh, nếu đúng như ông nói đó
là số tài sản hợp pháp đã được kê khai, mọi sự xì xào là không cần thiết.
Nhưng nếu nói chung qua các vụ việc mất trộm vừa rồi, tài sản lộ ra lớn hơn
nhiều những gì đã kê khai, cũng như tính minh bạch về nguồn gốc hoàn toàn
không có, không thể trách khi dư luận "xì xào”. Mà hơn cả xì xào, cần có
những điều tra làm rõ.
Mỗi năm ở Việt Nam, cán bộ vẫn thực
hiện kê khai tài sản, sẽ chẳng bao giờ có chuyện xì xào bàn tán lẫn nghi ngờ
một cách có phần "hơi nhẫn tâm” vào lúc người ta bị mất trộm, nếu tất cả
các nguồn gốc tài sản đều công khai minh bạch chứ không phải chỉ đến khi mất
trộm mới "lộ” ra tiền tỷ. Cũng như nếu tài sản đã minh bạch, mất trộm
thì phải trình báo như phát biểu của ông Giám đốc Sở vừa rồi vì đó là tài sản
lớn, bằng nửa căn hộ chung cư định mua, cũng không phải âm thầm "ngậm
ngùi” mất 65 cây vàng, mà khai báo mất có 5 cây.
(Theo Đại Đoàn Kết) Cẩm Thúy
|
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét