Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai
từ nay đến 2020 “lãi” - 2000 tỷ đồng!
* Dự án Nhân Cơ tiếp tục xin giãn tiến
độ
Cập nhật lúc 07:54
(Doanh nghiệp) - Được khởi công từ tháng
2/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2012 nhưng đến nay, các hạng mục công
trình cơ bản mới hoàn thành phần móng, phần thân.
Đã lỗ lại còn xin giãn tiến độ
Gói thầu EPC Nhà máy sản xuất alumin
Nhân Cơ ở Đắc Nông, công suất 650.000 tấn alumin/năm, có tổng vốn đầu tư gần
9.000 tỷ đồng, do Công ty hữu hạn quốc tế công trình nhôm Trung Quốc
(CHALIECO) thi công.
Dự án được khởi công từ tháng 2/2010,
dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2012 và là hạng mục lớn nhất, quan trọng nhất
tại Dự án alumin Nhân Cơ, một trong hai dự án thử nghiệm cho công nghiệp khai
thác bô-xít ở Tây Nguyên.
Hồi giữa tháng 6/2014, ông Trần Văn
Chiều, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam từng cho biết,
tiến độ có chậm nhưng dự kiến là cuối năm 2014 này sẽ đưa vào vận hành chạy thử
có tải, và sang đầu năm 2015 sẽ có sản phẩm bán ra thị trường.
Tuy nhiên, đến nay các hạng mục công
trình cơ bản mới hoàn thành phần móng và phần thân. Hiện nay, gần 700 cán bộ,
kỹ sư, công nhân của các nhà thầu vẫn đang thi công xây dựng phần san lấp mặt
bằng, đường nội bộ, phần bao che và hoàn thiện. Hiện tại, 100% thiết bị nước
ngoài và hơn 80% thiết bị máy móc trong nước đã được vận chuyển đến công
trường chuẩn bị lắp đặt.
Các gói thầu khác như Nhà máy tuyển
quặng Bô-xít, tuyến băng tải, hồ bùn đỏ, đập ngăn nước, hồ chứa bùn sau tuyển
và các hạng mục công trình cấp điện, cấp và thoát nước đến nay cơ bản hoàn
thành từ 60-70%, có hạng mục đã bắt đầu lắp đặt.
Riêng công trình hồ bùn đỏ, hiện mùa
mưa kéo dài, nhà thầu chỉ thi công được các phần mương thoát lũ ngoại vi, còn
lại không thể triển khai thi công… Trước thực tế này, Dự án Nhà máy sản xuất
Alumin Nhân Cơ đang phải giãn tiến độ thêm 5 tháng nữa.
Thông tin trên VOV, ông Nguyễn Mạnh
Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho biết, thời gian còn
lại để hoàn thiện dự án là rất ngắn, khối lượng thi công còn nhiều nên đây là
giai đoạn nước rút, yêu cầu Ban Quản lý dự án và các nhà thầu phải tập trung
nỗ lực thi công, mục tiêu đến cuối năm nay phải hoàn thiện lắp đặt và chạy
thử.
"Giai đoạn còn lại là rất quan trọng,
yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung nguồn lực tối đa để hoàn thành tiến độ xây
dựng nhà máy Alumin theo như tiến độ đã cam kết lần này và chúng tôi đề nghị
tiến độ điều chỉnh lần này là cuối cùng, không lùi được nữa” - ông Nguyễn
Mạnh Quân nói.
Rủi ro tài chính quá cao
Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào
hồi tháng 4/2014, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) cũng
đã cho biết, về việc vay thêm 300 triệu USD cho nhà máy alumin Nhân Cơ sau
khi đã giải ngân xong 300 triệu USD vốn vay cho Nhà máy alumin Tân Rai.
Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3
năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng đó, số
lỗ của Nhân Cơ nhận còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp đôi số lỗ của dự
án Tân Rai.
Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự
kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản âm này giảm một chút còn 563
tỷ đồng. Năm 2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018:
âm 478 tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh
bauxite được 'ấn định" con số âm 237 tỷ đồng.
Trong khi đó, với Tân Rai 3 năm
đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến năm
2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.
Trong khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ,
6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của
dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến
năm 2020, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là
con số âm 2.000 tỷ đồng.
Nếu so với công bố của lãnh đạo
Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít
nhất là 400 tỷ đồng.
Thua lỗ được báo trước nhưng 2 dựa án
bauxite trên vẫn được chủ đầu tư tăng vốn bổ sung tới hơn 8.200 tỷ đồng.
Tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã được Vinacomin phê duyệt điều chỉnh vốn lên
3.980 tỷ đồng, tăng 35,37%, đẩy tổng mức đầu tư lên con số 15.414 tỷ đồng.
Tháng 2 vừa qua, dự án Nhân Cơ cũng nối
đuôi tiếp tục tăng thêm 4.318 tỷ đồng so với lúc được phê duyệt tháng 2/2010.
Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án bauxite thứ hai này tăng 37,99%, chốt con
số 16.822 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn đầu tư các dự án trên
hầu hết là vốn vay vì vậy Vinacomin vừa phải nợ trả hàng chục triệu USD mỗi
năm, trong đó, có 600 triệu USD vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.
Nhận định về những con số này, Phó
trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch từng cho biết, tính rủi ro
tài chính của hai dự án này rất cao.
Theo ông Lịch, con số 600 triệu USD của
TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã
thuộc nợ công chứ không chỉ thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.
(Theo
Đất Việt) Hà Anh
|
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét