Khởi
tố, bắt tạm giam nguyên tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận
Cập nhật lúc 11:07
Ngày
16-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có thông báo về việc khởi tố vụ
án hình sự: cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam và
các đơn vị thành viên.
Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra
(C46) Bộ Công an cho biết đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các
hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại Tổng công ty Cổ phần
xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC).
Từ kết quả điều tra ban đầu, ngày 15-9,
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
“cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam và các đơn vị
thành viên.
CQĐT cũng ra quyết định khởi tố 4 bị
can Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC; Nguyễn Mạnh
Tiến, phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên phó tổng giám đốc; Phạm
Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng Tổng công ty PVC để đều tra cùng hành vi “cố
ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
quy định tại điều 165 Bộ Luật hình sự”.
Đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và khám
xét đối với 4 bị can nêu trên. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an
đang khẩn trương tiến hành điều tra triệt để, mở rộng vụ án.
Ông Vũ Đức Thuận cùng ông Trịnh Xuân
Thanh giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam
(PVC) thời điểm công ty này thua lỗ nặng nề hơn 3.200 tỉ đồng.
Việc khởi tố ông Vũ Đức Thuận, nguyên
tổng giám đốc PVC, đã được đoán trước, ngay sau khi có những thông tin
về trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu
Giang.
PVC thua lỗ nặng trong giai đoạn
2011-2013, khi trách nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh được nhiều báo nhắc đến thì
nhiều chuyên gia cho rằng ông Thuận không thể không liên quan. Vì giai đoạn
này ông Thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị, còn ông Vũ Đức Thuận là tổng
giám đốc, trực tiếp điều hành doanh nghiệp…
Trong giai đoạn ông Vũ Đức Thuận đảm
nhiệm chức vụ tổng giám đốc, PVC nhận được rất nhiều dự án từ Tập đoàn Dầu
khí VN (PVN), trong đó có không ít dự án được chỉ định thầu. PVC nhờ đó đã
vươn lên thành một doanh nghiệp lớn và thu hút được nhiều đơn vị về làm công
ty liên kết.
Tháng 8-2009, PVC lên sàn với mã chứng
khoán PVX, quy mô của PVC tiếp tục phình to nhanh chóng khi tiếp tục tăng vốn
lên 2.500 tỉ đồng vào năm 2010 và 4.000 tỉ đồng vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, sau một số thành công, PVC
đã nhanh chóng sa đà vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư tài chính khi rót vài
nghìn tỷ đồng đầu tư vào gần 40 công ty thành viên lớn nhỏ cùng hàng nghìn
tỉ đồng khác bảo lãnh cho các công ty này.
Theo các chuyên gia, do làm quá nhanh,
mỗi công ty con của PVC đều mạnh ai nấy làm mà không có một chiến lược chung
nào ngoài việc mang tên gọi chung “dầu khí” hoặc “xây lắp dầu khí”.
Từ năm 2011, một số công ty thành viên
của PVC bắt đầu có dấu hiệu lỗ. Bước sang năm 2012 và 2013, tình hình rõ hơn,
hàng chục công ty con, công ty liên kết của PVC kéo nhau lỗ. Chỉ trong 2 năm,
PVC đã phát sinh khoản lỗ lũy kế hơn hơn 3.000 tỉ đồng - tức thổi
bay mất ¾ vốn chủ sở hữu của công ty.
Đến 2013, các vấn đề của PVC bắt đầu lộ
ra khi Tập đoàn Dầu khí có ban lãnh đạo mới. PVC đang từ doanh nghiệp ăn nên
làm ra, đã bắt đầu xuống dốc, lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ trầm
trọng.
Ban lãnh đạo mới của Tập đoàn Dầu khí
đã có quyết định cho thôi chức vụ với cả Chủ tịch HĐQT PVC là ông Trịnh Xuân
Thanh và Tổng giám đốc tổng công ty này.
Ông Vũ Đức Thuận đã bị điều về tập
đoàn, nhưng sau đó không hiểu sao lại quay về được quê hương và theo con
đường quan chức, làm phó giám đốc Sở GTVT Thái Bình. Thời gian này, ông thường
xuyên qua lại Bộ GTVT và sau đó đã được bổ nhiệm chánh Văn phòng.
Trong khi đó, việc ông Trịnh Xuân Thanh
bị khởi tố là đoạn kết cho cả quá trình đầy thuận lợi của ông này.
Từng làm việc tại Cộng hòa Liên bang
Đức suốt 5 năm giai đoạn 1990 - 1995, ông Trịnh Xuân Thanh đảm nhiệm chức vụ
phó giám đốc Xí nghiệp Xây dựng và Trang trí nội thất 1 - một đơn vị của
Công ty phát triển Kinh tế kỹ thuật VN (DETESCO VN) thuộc Trung ương Đoàn
trong giai đoạn 1996 - 2000.
Đến tháng 7-2000, ông Trịnh Xuân Thanh
đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc, rồi giám đốc chi nhánh Tổng công ty Xây dựng
Sông Hồng thuộc Bộ Xây dựng; sau đó là ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám
đốc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng.
Đến khi Tập đoàn Dầu khí mở rộng lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, không rõ bằng cách nào, ông Thanh đã “sang ngang”,
vào ngành dầu khí và đảm nhiệm chức ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc
PVC.
Khi ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm tổng
giám đốc, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) bổ nhiệm chủ
tịch HĐQT PVC.
Trong giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh
đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT, PVC nhận được rất nhiều dự án từ PVN, trong
đó có không ít dự án được chỉ định thầu. PVC nhờ đó đã vươn lên thành một
doanh nghiệp lớn và thu hút được nhiều đơn vị về làm công ty liên kết.
Tháng 8-2009,
PVC lên sàn với mã chứng khoán PVX, quy mô của PVC tiếp tục phình to nhanh
chóng khi tiếp tục tăng vốn lên 2.500 tỉ đồng vào năm 2010 và 4.000
tỉ đồng vào đầu năm 2012.
(Theo Tuổi trẻ) THÂN HOÀNG - C.V.KÌNH
|
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét