Tàu mua 71 triệu USD, sau 9 năm Vinalines rao bán giá sắt vụn
Cập nhật lúc 10:51
(Doanh nghiệp) - Do con
tàu đã 22 tuổi, nên bán thì cũng chỉ được với mức giá sắt vụn, thậm chí bán
cũng khó.
Tàu không khai thác được
Công ty cổ phần Bán đấu giá tài sản Việt Nam vừa có thông báo bán đấu
giá tàu Vinalines Global. Được đóng năm 1994, đến nay, Vinalines Global đã 22
tuổi.
Tàu được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm 58,95 tỷ đồng, tương
đương với 2,64 triệu USD. Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%
và chưa bao gồm các chi phí thực tế mà khách hàng trúng đấu giá phải thanh
toán cho Vinalines đối với lượng nhiên liệu, dầu nhờn, thực phẩm còn lại trên
tàu tại thời điểm bàn giao tàu.
Thời gian nộp hồ sơ tham gia đấu giá từ ngày 27/9 đến ngày 1/10 và
khoản tiền đặt trước là 8,84 tỷ đồng. Dự kiến thời gian tổ chức cuộc bán đấu
giá vào chiều ngày 5/10.
Trước đó, tháng 1/2008, Vinalines mua tàu Jag Akshay với giá 71 triệu
USD từ Great Eastern Shipping Co., Ltd. (Ấn Độ), đặt tên là Vinalines Global.
Vinalines Global là tàu hàng khô, từng được đánh giá là tàu có trọng
tải lớn nhất Việt Nam (73.350 DWT) do chi nhánh Vinalines TP HCM quản lý. Như
vậy, sau 8 năm khai thác, mức giá khởi điểm đưa ra bán tàu chỉ bằng 3,7% so
với số tiền đổ vào đầu tư để sở hữu Vinalines Global.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 24/9, ông Vũ Đức Hào
- Tổng Giám đốc Công ty CP Giám định Spica cho biết: "Những
con tàu 22 tuổi chỉ bán được với giá sắt vụn, với kinh nghiệm bao nhiêu năm
đi đánh giá, thẩm định tàu, tôi có thể khẳng định điều này.
Với trọng tải 73.350 DWT, cũng chưa đủ để biết giá bán có
thể bao nhiêu nếu bán giá sắt vụn, cần phải tính trọng lượng tàu không,
được gọi là Line Ship, bây giờ tính Line Ship là bao nhiêu thì sẽ có giá như
vậy, chứ không còn giá trị con tàu. Vì thế, việc bán với giá hơn 58 triệu
đồng là còn khó, chưa chắc đã bán dễ dàng.
Mặt khác, VN hiện chỉ cho phép mua tàu cũ ở nước ngoài với mức tối đa
12 tuổi. Đây tàu 22 tuổi thì phải xem tình trạng khai thác, nếu quá trình
máy, trang thiết bị không đảm bảo thì mua về chỉ có thể phá dỡ bán sắt vụn.
Còn các DN mua về khai thác thì tiền bỏ ra sửa chữa con tàu rất lớn,
quá trình làm thì còn dầu mỡ, nhiên liệu nhiều, nên không có lãi. Rất nhiều
con tàu xác thì còn, nhưng khi đi vào vận danh thì lại không hiệu quả, nên
mua về chỉ để phá dỡ tàu cũ".
Bên cạnh đó, theo ông Hào, đánh giá tàu thì phải dựa theo thẩm định
giá, đánh giá năng lực còn có thể sinh lời hay không, có thể mua giá đắt mà
vận hành được thì họ vẫn mua.
Nhưng nếu không hoạt động được thì chỉ phá dỡ làm sắt vụn, có thể họ
không khai thác tất cả con tàu, chỉ phá từng phần rồi đem bán, như phần tôn,
đèn còn sử dụng được thì bán, còn lại những phế liệu thì đưa vào sắt vụn.
"Những con tàu của Vinalines thường thì không khai thác được nữa
thì mới đem bán, chỉ có DN nào nghĩ sinh lời được thì mua lại, bán sắt vụn
hoặc khai thác 1-2 năm, kiếm đủ lợi nhuận thì bỏ.
Đối với các tàu khai thác như Vinalines Global có thể đi hoạt động
trên các cảng thế giới, nhưng họ có quy định về an toàn, trang thiết bị không
an toàn thì người ta phạt.
Cho nên con tàu này không đáp ứng được, nên đành để không, vì nếu có
vận hành thì phải trang bị các thiết bị mới, mà lại không có
tiền đầu tư, mà để đi thì bị phạt, nên có lẽ Vinalines phải thanh
lý", ông Hào chỉ rõ.
Các DN phá dỡ tàu cũ sẽ chú ý
Nhìn nhận vấn đề ở góc độc khác, theo ông Hào, việc bán tàu ở VN không
hề khó khăn, nếu giá hợp lý, vì nhiều DN thích mua để phá dỡ tàu cũ.
Theo quy định hiện nay, nếu mua tàu nước ngoài thì không được phép đưa
về VN phá dỡ, nên các DN phải mua rồi đi sang Campuchia phá dỡ rồi
đem về VN. Cho nên nếu mua tàu VN để phá dỡ thì họ vô cùng thích thú, nhưng
chắc chắn giá thành không cao.
Các DN phá dỡ tàu hiện nay của VN, đều thích mua về Hải Phòng, vì vật
tư đó bán được dễ dàng, tàu về có người mua luôn, mỗi người mua 1 bộ phận
khác nhau.
Trong một diễn biến liên quan, trước đây, Vinalines từng gặp khá nhiều
phiền toái sau khi nhận làm chủ sở hữu Vinalines Global. Hồi năm 2011,
Vinalines Global từng bị bắt giữ tại Trung Quốc do tranh chấp thương mại,
thời điểm đó, đây vẫn là tàu có trọng tải lớn nhất tại Việt Nam.
Vinalines đã phải chi tới 800.000 USD để chuộc tàu về mặc dù trước đó
phía Trung Quốc đưa ra yêu cầu tiền chuộc lên tới 1,8 triệu USD.
(Theo
Đất Việt) Châu An
|
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét