Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại lùi tiến
độ 1 năm
Cập nhật lúc 15:10
Ngày 29.9, tại
cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, tiến độ dự án đường sắt Cát Linh -
Hà Đông đang được kiểm soát tốt nhưng thời điểm vận hành chính thức của dự án
bị lùi 1 năm (ảnh). Trong khi đó Giám đốc Sở GTVT TP.Hà Nội nhận
định, nếu không quyết tâm quản lý phương tiện cá nhân thì 5 năm nữa Hà Nội đi
lại sẽ rất khó khăn.
Chờ
thêm 1 năm...
Trong
khi người dân dọc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mong chờ đại
công trường này sớm được giải toả như tiến độ mà Bộ GTVT từng hô quyết tâm,
thì dự án này một lần nữa lại lùi thời điểm vận hành chính thức dù tiến độ
được cho là không còn chậm nữa.
Khác
với trước đây, nguyên nhân không còn là chậm giải ngân vốn mà là do Việt Nam
phải thẩm định giá gói thiết bị mới và kết quả là dự án đường sắt trên cao
Cát Linh - Hà Đông sẽ chỉ có thể vận hành chính thức vào cuối năm 2017.
Thông
tin này được khẳng định trong cuộc họp báo chiều 29.9 khi Thứ trưởng Bộ GTVT
cho biết, đang đàm phán mua gói thiết bị khoảng 200 triệu USD và Bộ Tài chính
còn phải thẩm định giá.
Cụ thể,
bộ này dự kiến đến cuối năm 2016 mới hoàn thành xây lắp, hết quý I/2017 lắp
đặt xong đoàn tàu, sau đó sẽ vận hành thử trong 3 tháng và đến cuối tháng
9.2017 đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới có thể khai thác thương mại. Dự án
này khởi công từ tháng 10.2009 với tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD với
nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, dự án đã
liên tục dính sự cố rồi bị đội vốn cũng như lùi tiến độ. Việc triển khai chậm
dự án này đã góp phần khiến tình trạng ùn tắc tại các khu vực dự án thi công
trở nên trầm trọng.
Hà Nội:
Nhiều công trường, lắm xe cá nhân, loạn taxi
Những
công trường như dự án Cát Linh - Hà Đông, sự tăng trưởng nóng của phương tiện
cá nhân cùng tình trạng “loạn” xe taxi ngoại tỉnh được cho là một số nguyên
nhân khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội dù có cải thiện nhưng chưa
đáng kể. Cụ thể, phát biểu trong hội nghị tổng kết quý III của Bộ GTVT ngày
29.9, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nhận định tình hình trật tự ATGT ở
Hà Nội còn nhiều khó khăn, dù trong 9 tháng giảm 13/44 điểm ùn tắc và việc
ứng phó tại một số điểm có sự cố giao thông chưa tốt dẫn tới tình trạng kẹt
cứng mà trong đó, cầu Tó là một điển hình. Sự bị động và ứng phó cũng như
phối hợp kém của các lực lượng chức năng khi xảy ra TNGT dễ gây ùn tắc giao
thông.
Ông
Viện cũng lên tiếng lý giải về chủ trương quản lý phương tiện cá nhân mà Hà
Nội đang xây dựng. Theo đó, ông Viện cho rằng Hà Nội đang tìm cách quản lý
chứ không cấm và quản lý là tất yếu trong đó quản cả xe máy lẫn ôtô. Tuy
nhiên, khi nói tới cách thức quản lý, lãnh đạo sở lại nhận định 2 “phương án
quản lý bằng biện pháp hành chính tức là cấm ở một số tuyến” và quản lý bằng
một số biện pháp kinh tế như thu phí vận hành ở giờ cao điểm. Ông Viện cũng
cho rằng nếu Hà Nội không quyết tâm triển khai các biện pháp trên thì 5 năm
nữa Hà Nội sẽ rất khó khăn trong việc đi lại bình thường.
Dù vậy, ông này chưa đưa
ra thời điểm cụ thể hay chi tiết phương thức quản lý phương tiện cá nhân. Ông
cũng cho biết thêm, sẽ phải thúc đẩy các phương thức vận tải công cộng rồi
mới áp dụng các biện pháp hạn chế. Lãnh đạo Sở GTVT khẳng định, sẽ tập trung
chỉ đạo chấn chỉnh xe dừng đỗ sai quy định, xe dù bến cóc và siết quản lý xe
taxi ngoại tỉnh, đồng thời tăng cường quản lý các phương tiện giao thông thô
sơ.
(Theo Lao động) KHÁNH HOÀ
|
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét