Cấm xe máy:
Lãnh đạo Hà Nội cần ‘quân sư’ giỏi?
Cập nhật lúc 16:00
Dường
như cả hai phương án cấm xe máy gây xôn xao gần đây của Hà Nội đều đang “lạc
đường” và lãnh đạo Thành phố cần thêm những “quân sư” giỏi, để đưa ra những
quyết sách bám sát thực tế cũng như những diễn tiến trong tương lai hơn?
LTS:Xung quanh vấn đề chưa bao giờ hết nóng -
các kế hoạch cấm xe máy của Hà Nội, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn dưới
đây, mời độc giả cùng thảo luận.
Ngay
sau hôm Tổng thống Mỹ Obama đi ăn bún chả ở Hà Nội, trong lời phát biểu tại
Trung tâm Hội nghị quốc gia vào hạ tuần tháng 5/2016 vừa qua, ông có nhận
xét: “Phố phường (Hà Nội) thật đông đúc, tôi chưa từng nhìn thấy nhiều xe máy
như thế trong đời”…
Hẳn có
nhiều người nước ngoài cũng sẽ có cảm nhận như ông khi đến Việt Nam. Song,
theo quy luật phát triển kinh tế xã hội tất yếu khách quan, sớm hay muộn,
nhanh hay chậm, nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ “ô tô hóa”
mọi gia đình, nhà nhà, người người có xe hơi 4 bánh.
Khi ấy,
thành phần xe chạy trên đường bộ (trong đó có đường đô thị, đường thành phố)
chủ yếu sẽ là xe ô tô 4 bánh; chứ không phải mô tô, xe gắn máy 2 bánh như bây
giờ. Nói cách khác, trong tương lai mô tô, xe gắn máy 2 bánh cũng cùng chung
“số phận” ít ỏi như xe đạp hiện nay, trong thành phần phương tiện giao thông
đường bộ Việt Nam.
Điều
này đòi hỏi cơ quan chức năng quy hoạch kiến trúc xây dựng hết sức chuẩn mực,
phối hợp với cơ quan giao thông mở mang mạng lưới đường phố, điểm đỗ, gara xe
hơi và tổ chức giao thông hiện đại, để đáp ứng với thành phần phương tiện đi
lại chủ yếu bằng xe ô tô.
Thế
nhưng cách đây không lâu, dự thảo chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội lại có
một nội dung: Tới năm
2025 sẽ cấm xe máy lưu hành (trong nội đô). Như thế chẳng
khác gì tuyên bố: Từ năm 2016 sẽ cấm xe… ba-bét-ta và xe mô-kích lưu hành trên
đường nội thành (Hà Nội).
Thử
nghĩ mà xem, giờ mọi người ra đường phố (Hà Nội) từ sáng đến chiều, cũng chưa
chắc đã trông thấy chiếc xe ba-bét-ta hay chiếc xe mô-kích nào lưu hành. Hai
loại xe này đang tự đào thải ra khỏi thành phố, nên cấm chúng là thừa, phỏng
có ích gì. “Số phận” xe máy cũng sẽ tương tự, cũng có nghĩa là việc đưa ra kế
hoạch cấm phương tiện này vào năm 2025 là vô nghĩa.
Và bây
giờ, dư luận lại đang xôn xao quanh chuyện Sở Giao thông vận tải Hà Nội lấy ý
kiến nhân dân đóng góp cho đề án tăng
cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân. Theo đó, Hà Nội sẽ
cấm xe máy ngoại tỉnh “chọc thủng” đường vành đai 2 và 1 số địa điểm thuộc vành
đai 3…
Người
viết cho rằng đến năm 2025 (9 năm nữa), với đà phát triển kinh tế xã hội hiện
nay, ở Thủ đô, xe ô tô 4 bánh sẽ thịnh hành chủ yếu trên đường phố Hà Nội,
cùng với các thành phần phương tiện giao thông công cộng phát triển như xe ô
tô buýt, tàu điện trên cao và tàu điện ngầm… Thành phần xe gắn máy và mô tô 2
bánh (gọi chung là xe máy) sẽ là thứ yếu, không cần cấm đoán. Những số liệu
dự báo như đến 2025 Hà Nội sẽ xuất hiện 11 triệu chiếc xe máy hay hơn 7 triệu
phải chăng là “đếm cua trong hang”?
Mà
trong mỗi gia đình Hà Nội lúc bấy giờ có thể có xe ô tô 4 bánh, xe mô tô 2
bánh và xe đạp. Tùy theo từng lộ trình, chuyến đi, điều kiện đường sá… mà họ
lựa chọn ô tô, mô tô, xe đạp, xe tắc xi, máy bay hay phương tiện giao thông
công cộng cho phù hợp. Và vì vậy, từ bây giờ quy hoạch giao thông đã phải
tính đến những vấn đề này.
Dường
như cả nội dung Chương trình 06 (cấm xe máy từ năm 2025) và Đề án tăng cường
quản lý phương tiện giao thông cá nhân (dự định đến năm 2021 sẽ cấm xe máy
ngoại tỉnh “chọc thủng” đường vành đai 2 Hà Nội)… đều đang “lạc đường”. Có lẽ
lãnh đạo Thành ủy và UBND Hà Nội cần thêm những “quân sư” giỏi, để đưa ra
những quyết sách bám sát thực tế cũng như những diễn tiến trong tương lai hơn?
(Theo TuanVietNam) Nguyễn Thành Lập
|
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét