Khó thu
hồi tài sản tẩu tán ra nước ngoài
Cập
nhật lúc 09:31
Một
số tội phạm, đặc biệt tội phạm liên quan về chức vụ, tham nhũng, kinh tế…,
trước khi bỏ trốn ra nước ngoài đã mang theo khối tài sản rất lớn.
Các
cơ quan chức năng làm gì để thu hồi số tài sản “bẩn” này?
Khó chứng minh
Một nguyên cán bộ Interpol VN cho biết
những đối tượng này tẩu tán tài sản dưới danh nghĩa lập các công ty, ký các
hợp đồng làm ăn với nước ngoài (rửa tiền).
Để chứng minh đòi hỏi quá trình điều
tra công phu, phối hợp giữa lực lượng cảnh sát của hai nước. Việc thu hồi tài
sản phải căn cứ vào tội danh của đối tượng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan có thẩm quyền hai nước.
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Sơn - Viện
Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM, nếu Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố
bị can thì có quyền ra quyết định kê biên tài sản.
Với những đối tượng chưa ra quyết định
khởi tố, cơ quan chức năng phải chứng minh được những tài sản ở nước ngoài là
do phạm tội mà có được. Việc này trên thực tế rất khó để chứng minh.
Theo một chuyên gia mạng, hiện nay với
nguồn thông tin đa dạng về dịch vụ hỗ trợ cách chuyển tiền, hướng dẫn đầu tư
để xin thẻ định cư, cách bảo mật thông tin... các đối tượng khi có dự tính ra
nước ngoài sẽ có chuẩn bị trước.
“Họ tìm cách chuyển tiền bằng việc đầu
tư, mua cổ phiếu, đưa con cháu đi du học ở nước dự tính định cư... Khi đó,
đối tượng cũng đã có nền tảng, có vỏ bọc nhà đầu tư và được pháp luật bảo vệ
tài sản của họ...” - chuyên gia này cho biết.
Không dễ thu hồi
Luật sư Huỳnh Văn Nông cho rằng Luật
phòng chống rửa tiền quy định nếu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài từ 1.000 USD
trở lên phải báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).
Các khoản ngoại tệ được chuyển ra nước
ngoài khác phải có lý do chính đáng, số lượng tiền chuyển cũng phù hợp với
hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
“Tuy nhiên, các đối tượng tẩu tán tài
sản thường lợi dụng việc mua sắm quốc tế, đầu tư ra nước ngoài để núp bóng
chuyển số tiền lớn ra khỏi VN. Các đối tượng thường lập công ty ở các quốc
gia, vùng lãnh thổ vốn là thiên đường trốn thuế” - luật sư Nông nói.
Khi đó, các đối tượng tiếp tục sử dụng
để đầu tư vào các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, Canada, Đức...) để hưởng quy
chế định cư dài hạn và hợp pháp.
Trong một số trường hợp, việc thu hồi
tài sản tẩu tán hết sức khó khăn nếu đối tượng bị truy nã và tài sản tẩu tán
đang ở một nước mà VN không ký hiệp định tương trợ tư pháp.
Tuy nhiên, nếu có quyết tâm cao thì VN
có thể thực hiện dẫn độ và thu hồi tài sản bằng việc truy nã quốc tế. Mặt
khác, để thu hồi tài sản tẩu tán do tham nhũng, VN có thể vận dụng Công ước
Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng năm 2003.
Còn theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, pháp
luật VN quy định tương đối đầy đủ để điều chỉnh, hạn chế và xử lý những hành
vi liên quan đến rửa tiền, quản lý ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài...
Nhưng từ thực tế những vụ án hình sự
liên quan đến tín dụng ngân hàng, thương mại quốc tế, nếu ai đó có tài sản để
ở nước ngoài thì việc tịch thu vô cùng khó khăn, tốn kém chi phí.
Để khắc phục, luật sư Nghiêm cho rằng
quan trọng là ở công tác phòng chống, vì nếu để đến khi bị phát giác, bị truy
nã... thì rất khó thu hồi.
“Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải hoạt động theo đúng luật định. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm túc việc
kê khai và công khai tài sản quan chức để các thiết chế giám sát làm đúng
chức năng.
Nếu ai đó kê khai gian dối và không
giải trình được nguồn gốc với cơ quan thuế thì phải có chế tài, không loại
trừ việc tịch thu sung công quỹ” - luật sư Nghiêm nói.
(Theo Tuổi trẻ) YếN TRINH
|
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét