“Nhớ lâu thù dai” là bệnh truyền
nhiễm hay di truyền?
Cập nhật lúc 06:55
Không biết có nên cấp thêm cho mỗi người một chiếc gương
để soi lại mình trước khi cao giọng dạy người khác phải hành xử thế nào?
Trong cuốn sách “Sửa đổi lề lối làm
việc” viết năm 1947 tại vùng căn cứ Việt Bắc, khi cuộc kháng chiến chống Pháp
đang trong thời kỳ gian khó, Cụ Hồ đã chỉ rõ những khuyết điểm của đội ngũ
cán bộ, đảng viên: “Khuyết điểm có nhiều thứ.
Chúng ta có thể chia tất cả các khuyết điểm vào ba hạng:
Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan.
Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh
hẹp hòi.
Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa”.
Căn bệnh “hẹp
hòi” mà Cụ Hồ đề cập có một biến thể ngày càng thấy rõ ở không ít cán bộ,
đảng viên đương chức thể hiện qua thói “nhớ lâu, thù dai”.
Có người bảo
“nhớ lâu, thù dai” không phải là “thói” mà là “bệnh”.
Đã có tranh
luận xung quanh việc xếp bệnh “nhớ lâu, thù dai” vào nhóm “truyền nhiễm” hay
“di truyền”?
Phe “Truyền
nhiễm” thì cho rằng bệnh này lan từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược,
từ cơ quan này sang cơ quan khác nên nó phải là “truyền nhiễm”?
Phe “Di truyền”
thì cho rằng bệnh được truyền lại theo nguyên lý “đồng chí này là con đồng
chí nào”, ngay từ thời kháng chiến Cụ Hồ đã nhận thấy, đã cảnh báo nó dưới
tên gọi “bệnh hẹp hòi”.
Ngày nay, căn bệnh này đã có đôi chút
biến tướng theo chiều trầm trọng thêm, vì thế có vị cựu dân biểu buộc phải
nêu ý kiến tại nghị trường, rằng “căn bệnh của không ít cán bộ là bệnh nhớ lâu, thù dai”.
Để dẫn chứng xin nêu một đoạn trong bài
viết trên Tạp chí Vanhoanghean.com.vn: [1]
“Kính thưa các đồng chí đảng viên trong chi bộ, những nội dung tự
kiểm điểm tôi đã trình bày đầy đủ trong bản kiểm điểm cá nhân cuối năm, với
tinh thần cải cách hành chính, để tiết kiệm thời gian cho chi bộ, tôi không
nói lại nữa.
Tôi chỉ xin trình bày khái quát rằng bản thân tôi có một ưu điểm
nổi bật và một khuyết điểm nổi bật như sau: ưu điểm nổi bật của tôi là
nhớ lâu, nhược điểm nổi bật của tôi là thù dai”.
Câu chuyện mà
bài báo nêu lên tưởng chỉ là chuyện hài hước nói cho vui nhưng lại hoàn toàn
thực tế ở một huyện cách Nghệ An không xa là huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Đó là câu chuyện xảy ra ngày 5/9/2016 tại Trường
Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Khi lễ khai giảng chỉ
còn 5 phút nữa là kết thúc thì đoàn đại biểu huyện về dự lễ khai giảng do Phó
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Trần Hoài Đức dẫn đầu mới về đến trường.
Việc đường xa
chậm dăm ba phút là điều bình thường, có điều người ta thấy lạ là vì sao đã
biết người được phân công không thể về dự lễ mà Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ
không bố trí người thay thế, lại để vị Phó Chủ tịch huyện trong một buổi sáng
phải vất vả, tất bật đi dự khai giảng ở những hai trường mà hai trường này
lại không gần nhau?
Vất vả thế nên
ông Phó Chủ tịch huyện có chút bực mình âu cũng là chuyện “thường ngày ở
huyện”?
Đối với các cấp
dân, nhất là “dân giáo dục”, đón tiếp lãnh đạo cấp trên về dự khai giảng năm
học mới là vinh dự hay còn là trách nhiệm?
Khi Đảng, Nhà nước thực hiện chính sách
tiết kiệm, liệu có ai tính xem trong cả nước, ngân sách phải chi bao nhiêu
cho các “cuộc dự” khai giảng năm học từ Tiểu học đến đại học?
Ngoài chi phí
xăng xe đi lại, đương nhiên không thể không chú ý đến một vấn đề tế nhị là
các trường phải “chuẩn bị” những gì và “chuẩn bị” thế nào khi cấp trên phát
biểu xong lên xe ra về?
Ai cũng hiểu là
giáo dục không thể thành công nếu chỉ trông cậy vào đội ngũ thầy cô giáo, sự
chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự chăm lo của toàn dân là điều không thể
thiếu.
Rất nhiều bài báo, ý kiến bình luận
trên mạng xã hội lên án thày cô giáo dùng hình phạt đối với học sinh. Trong
một bài báo liên quan đến đạo Phật có câu: “sự trừng phạt là giải pháp thấp kém nhất
trong công tác giáo dục”. [2]
Thế còn trong
công tác chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo cơ quan công quyền với cấp
dưới liệu “sự trừng phạt” có phải cũng là “giải pháp thấp kém nhất”?
Liệu những cuộc
làm việc mà lãnh đạo huyện Đức Thọ thực hiện sau lễ khai giảng vỏn vẹn có ba
ngày ở trường Nguyễn Biểu có phải là một sự “trừng phạt”?
Cấp trên ngồi
đó mà giáo viên lại bận dọn dẹp hay vô ý “vắt áo chống nắng trên vai ghế” có
phải là nguyên nhân làm mất uy nghiêm của buổi họp, có phải giáo viên trường
này đánh giá thấp sự hiện diện của ông Phó chủ tịch huyện?
Người quảng
đại, hiểu giáo lý nhà Phật thì tâm niệm một chữ “thứ”, chữ “thứ” ở đây hiểu
là “thứ lỗi” hay “tha thứ”.
Kẻ nhỏ nhen,
hẹp hòi thì để bụng, “bới bèo ra bọ”, soi mói những sơ suất nhỏ nhất để lấy
cớ trả thù người không làm theo ý mình.
Những người có
đạo, dù là đạo Phật hay Thiên Chúa, đều xem “tha thứ” là loại thần dược có
thể chữa lành mọi khổ đau, ấm ức cho người tha thứ và người được tha thứ.
Chỉ có kẻ tiểu
nhân vô sỉ mới “nhớ lâu, thù dai”, mới tìm mọi lý do để thỏa mãn “niềm
say mê trả thù” người đắc tội với mình dù chiếu theo luật hay lệ họ chẳng làm
gì sai.
Không được tham
dự phần “lễ” nên ông Phó Chủ tịch giận hay còn vì lý do trường Trung học Cơ
sở Nguyễn Biểu chưa hiểu thế nào là “lễ” đón cấp trên, có phải tập thể cán bộ
giáo viên trường này “thiếu lễ” với ông Phó huyện?
Dùng từ “thiếu
lễ” chứ không phải “vô lễ” vì các giáo viên được học hành đến nơi đến chốn,
tốt nghiệp hệ đào tạo cao đẳng hoặc đại học sư phạm chính quy nên không thể
có chuyện “vô lễ” với ông Phó Chủ tịch, chẳng qua vì mải làm mà quên hoặc vội
dọn dẹp mà không để ý nên mới “thiếu lễ”.
Người ta bảo “quan với dân như cá với
nước”, lại đều là người “quê choa” thế nên câu chuyện thời Tam Quốc: “vỏ đậu nấu hạt đâu, hạt đậu
khóc hu hu, sinh ra cùng một mẹ, nỡ hại nhau thế ru” làm sao lại
có thể xảy ra ở đất học như Đức Thọ - Hà Tĩnh?
Làm sao hành xử
của một quan chức cấp huyện lại khiến cho người dân Hà Tĩnh xa quê phải đau
lòng cất lên tiếng nói:
“Gửi mấy anh lãnh đạo quê hương Đức Thọ. Đức Thọ là đất học, địa
linh nhân kiệt, các anh nên chú ý cư xử cho phải để người Đức Thọ nhìn về khỏi
bị xấu hổ.
Đi mô chúng tôi cũng nhớ về Hà Tĩnh. Mấy năm nay có nhiều buồn
phiền về quê hương mình, nhất là vụ Formosa, Kỳ Anh, nay lại chuyện này, rất
buồn.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Bất kỳ em nào của trường
Nguyễn Biểu sau này cũng có thể trở thành lãnh đạo huyện, tỉnh hay trung
ương, đừng để các em xấu hổ vì các anh”. [3]
Báo điện tử đài Tiếng nói Việt Nam
Vov.vn ngày 29/7/2016 có bài: “Phát biểu của lãnh đạo Hà Tĩnh về Formosa là vô trách nhiệm”.
Báo
Doisongphapluat.com ngày 25/4/2016 có bài: "Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh có thiếu kĩ năng sống?"
Báo Pháp Luật Việt Nam, Cơ quan ngôn
luận của Bộ Tư Pháp trong bài: “Cái não của ông Phó Chủ tịch bênh Formosa” viết: “Lãnh đạo Formos thừa nhận,
cúi đầu xin lỗi và chấp nhận đền bù. Thế mà ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
thị xã Kỳ Anh lại khăng khăng “Biển độc hại từ cái mồm các bạn”. “Mồm các
bạn” mà ông Phó Chủ tịch thị xã ám chỉ chính là mồm người dân quê hương ông
đang nghèo đi vì biển nhiễm độc”.
Bài báo viết tiếp: “quả là ông Phan Duy Vĩnh (Phó
Chủ tịch thị xã Kỳ Anh) liều thật. Dù ông Vĩnh chia sẻ tâm trạng trên
facebook cá nhân mình, nhưng tiếc là, ông Vĩnh là một đảng viên, là Phó chủ
tịch của thị xã.
Lương ông hưởng từ thuế người
dân quê hương ông đóng. Chưa kể tỉnh Hà Tĩnh quê ông là những địa phương luôn
được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Nghĩa là lương của ông còn có đóng góp của
người dân cả nước”.
Những “khúc tâm
tình của người Hà Tĩnh” và nhận xét về một bộ phận cán bộ Hà Tĩnh mà truyền
thông đăng tải không biết có nên coi là “những lời có cánh”?
Hà Tĩnh là đất
địa linh nhân kiệt, thế nên ngày nay Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều ủy viên Trung
ương nhất (hơn 20 người), cũng là tỉnh có nhiều thành viên Chính phủ nhất (4
người).
Liệu đây có
phải là nguyên nhân khiến mảnh đất địa linh nhân kiệt này thiếu vắng nhân
tài? Có phải vì chưa thể ngay một lúc bồi dưỡng hoàn chỉnh đội ngũ kế cận nên
mới có nhiều lời phát ngôn cũng như hành vi của lãnh đạo khiến dư luận không
hài lòng?
Xem ra, chuyện
xảy ra tại trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu không phải là chuyện cá biệt,
và đến đây liệu đã có thể kết luận bệnh “nhớ lâu, thù dai” vừa là bệnh truyền
nhiễm, vừa là bệnh di truyền?
Vừa qua có địa
phương cấp cho cán bộ máy tính bảng, máy tính xách tay để phục vụ công tác,
không biết có nên cấp thêm cho mỗi người một chiếc gương để soi lại mình
trước khi cao giọng dạy người khác phải hành xử thế nào?
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/xin-dung-%E2%80%9Cnho-lau-thu-dai%E2%80%9D
[2]http://chuathienphuoc.sendat.vn/phat-phap-can-ban/news/509-tha-thu
[3] Bình luận
của độc giả trong bài “Lãnh đạo đến dự khai giảng muộn, không xin lỗi mà còn
hoạnh họe, bày trò thị uy” - Giaoduc.net.vn - 16/9/2016.
(Theo Giáo dục
VN) Xuân Dương
|
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét