Tập
đoàn Dầu khí có tới 102.085 tỉ đồng tiền mặt
Cập
nhật lúc 15:04
Hàng
trăm nghìn tỉ đang được nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gửi ngân hàng
trong khi vẫn phải vay nợ. Phần nhiều trong số tiền đó được gửi ngắn hạn.
Hàng loạt DNNN vừa công bố báo cáo tài
chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015. Điều đáng chú ý, có
không ít ông lớn nhà nước sở hữu lượng lớn tiền mặt và số tiền này được đưa
đi gửi tại các tổ chức tín dụng.
Doanh
nghiệp nói “bình thường”
Điển hình nhất phải kể đến Tập đoàn Dầu
khí VN (PVN) và các công ty con, có tới 102.085 tỉ đồng tiền mặt và tiền gửi
ngắn hạn (trong đó số tiền gửi hưởng lãi suất không kỳ hạn lên tới 25.273 tỉ
đồng, các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng lên tới 76.343 tỉ đồng).
Mặc dù lượng tiền gửi có giảm do giá
dầu giảm nhưng theo các chuyên gia, số tiền mặt và gửi ngân hàng của PVN là
rất lớn, bởi nếu dùng số tiền này thì PVN có thể làm nhiều việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông
Ninh Văn Quỳnh, phó tổng giám đốc PVN, cho rằng việc doanh nghiệp có tiền mặt
và gửi ngân hàng là bình thường và phải dựa trên nguyên tắc quy chế về gửi
tiền.
Theo lãnh đạo PVN, việc có tiền mặt,
được gọi là tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp luôn tính toán tối đa lợi nhuận, với
lãi suất tốt nhất.
Thực tế năm 2015, doanh thu giảm mạnh
nhưng PVN nêu vẫn có điểm sáng vì họ đạt lợi nhuận hợp nhất khoảng 30.000 tỉ.
Tuy nhiên riêng tiền lãi ngân hàng đã lên tới gần 7.000 tỉ đồng.
Mặc dù sở hữu lượng tiền khổng lồ nhưng
PVN lại vẫn tăng cường đi vay với tổng vay tới cuối năm 2015 là 184.000 tỉ
đồng.
Giải thích về vấn đề này, phó tổng giám
đốc PVN cho rằng kỳ hạn các khoản PVN vay ít nhất là 10 năm, thường là 15 năm.
Dự án nào gắn với nguồn vay đấy và “chủ
yếu là vay của ngân hàng nước ngoài, có Bộ Công thương và Bộ Tài chính thẩm
định, Chính phủ bảo lãnh”.
Trong khi đó, các khoản tiền mặt như
trên theo ông Quỳnh là tiền ngắn hạn không phù hợp với đầu tư dài hạn, nên
PVN vẫn phải đi vay.
Đặc biệt, trong số này có tiền từ quỹ
thu dọn mỏ giữ hộ các nhà thầu, nên về nguyên tắc là “không được phép đụng
vào”.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết,
ông Quỳnh cũng cho biết có thể sử dụng linh hoạt khoản tiền mặt này (trừ quỹ
thu dọn mỏ - PV), đưa vào cân đối trong khoảng thời gian ngắn để thực hiện dự
án.
Ngoài ra, một loạt ông lớn DNNN khác
cũng đem tiền đi gửi ngân hàng trong khi vẫn phải đi vay. Điển hình là Tổng
công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Theo báo cáo tài chính quý 2-2016,
Sabeco có gần 8.200 tỉ đồng gửi ngân hàng lấy lãi, phần lớn là các khoản tiền
gửi với kỳ hạn không quá 3 tháng. Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội
cũng có lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng là 1.481 tỉ
đồng...
Sáng 25-9, trao
đổi với Tuổi
Trẻ, ông Lê Hồng Xanh, tổng giám đốc Sabeco, xác nhận có việc “Sabeco
đã gửi ngân hàng trên 8.000 tỉ đồng” và cho rằng “đây là tiền nhàn rỗi, trong
đó có một phần là nguồn trích khấu hao dự phòng nguyên vật liệu cho hai mươi
mấy nhà máy. Tiền nhàn rỗi nên mới tạm gửi ngân hàng”.
Ông Xanh cho biết thêm trong lượng tiền
gửi ngân hàng nói trên còn gồm cả cổ tức của năm 2016 chuẩn bị chia cho cổ
đông.
Giữ
nhiều tiền mặt là "rất lạ"
Theo TS Nguyễn Đức Thành - viện trưởng
Viện Nghiên cứu
kinh
tế và chính sách, lãnh đạo của DNNN biết tính toán để xác định nên bỏ tiền
vào đâu. Nếu đem đầu tư, sản xuất kinh doanh mà thua lỗ thì các lãnh đạo phải
chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, gửi ngân hàng là an toàn
và ít rủi ro. Việc duy trì lượng tiền mặt cũng là cách dự phòng trong trường
hợp cần vốn để đầu tư dự án hoặc trả nợ.
Bên cạnh đó, với dự án lớn, cơ chế hiện
nay cho các DNNN được quyền vay nợ có bảo lãnh của Chính phủ nên theo TS
Thành, dù ngồi trên đống tiền song DNNN cứ đi vay là dễ hiểu.
“Nếu là công ty tư nhân, khi vay nợ mà
không trả thì bị xiết nợ. DNNN có khả năng... nợ thì cứ nợ”. Do đó ông Thành
cho rằng việc cứ gửi tiền ngân hàng rồi đi vay làm dự án là bài toán tối ưu
của DNNN, “chứ các doanh nghiệp ngoài thì làm sao làm thế được, muốn chây ỳ
nợ và vay nhiều cũng không được”.
Vấn đề DNNN thừa tiền mặt vẫn đi vay,
trong khi người dân và doanh nghiệp khác thiếu tiền là “lỗi do cơ chế” - TS
Thành nói.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - trưởng khoa
quản trị tài chính quốc tế Học viện Tài chính - cho rằng trong nền kinh tế
thị trường không thể để lượng tiền mặt lớn như thế nằm một chỗ mà với đa số
doanh nghiệp, vốn phải quay vòng, càng nhanh càng tốt.
Do đó, việc các DNNN có lượng tiền lớn
gửi các ngân hàng là “sự rất lạ”. Ông Thịnh băn khoăn việc gửi ngân hàng số
tiền mặt lớn với mức lãi suất ngắn hạn không phải là lựa chọn tốt nhất cho
tài sản của Nhà nước.
Cho rằng cơ chế quản lý hiện còn lỏng
lẻo, theo ông Thịnh, đằng sau chuyện gửi tiền có thể có nhiều vấn đề và cần
đề phòng việc gửi ngắn hạn (lãi suất rất thấp) có thể có “phết phẩy”, lợi ích
nhóm.
(Theo Tuổi trẻ) NGỌC AN - T.V.NGHI
|
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét