Formosa nên chuyển sang…
sản xuất tăm!
Cập nhật lúc 10:54
Formosa
Hà Tĩnh có lẽ không nên sản xuất thép nữa vì ô nhiễm quá, nên chuyển sang sản
xuất tăm - để các quan chức tỉnh này có cái mà ngậm.
Qua không biết
bao nhiêu biến động ở doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chỉ thấy quan chức nơi
đây “ngậm tăm” rồi im thim thít. Chỉ khi nghe tin được bồi thường 500 triệu
đô la thì triển khai lập hội đồng bàn bạc xin chia tiền rất nhanh.
Đầu tiên là
việc một bộ máy đầy đủ các ban bệ từ tỉnh, huyện, xã với đầy đủ các ngành
chuyên môn, đặc biệt là ngạch tài nguyên - môi trường, không biết gì chuyện
Formosa xây một đường ống “to đùng” đâm thẳng xuống biển.
Rồi cũng bộ máy
khổng lồ ấy cũng không biết gì chuyện xả thải, để đến khi một dải ven biển
miền Trung chìm trong thảm họa, người dân kêu gào, báo chí lên tiếng thì
chính quyền địa phương… mới biết.
Chỉ có ông Phó
chủ tịch tỉnh lại hồn nhiên đăng đàn khuyên dân “yên tâm ăn cá, tắm biển Vũng
Áng”.
Sau cú sốc hủy
hoại môi trường biển, lại đến sự cố Formosa chôn lấp rác thải trong trang
trại ở thượng nguồn sông, gần đập nước. Một lần nữa, phát hiện ra việc này
lại là… các phóng viên. Phóng viên sau khi phát hiện vụ việc đã cất công vượt
hơn 50km về tận thành phố Hà Tĩnh, gõ cửa cơ quan chức năng để trình báo.
Lúc đó, Hà Tĩnh
mới lập đoàn liên ngành vào kiểm tra.
Sau đó, mới lòi
thêm ra việc Formosa còn đổ rác thải ở công viên, làm cống xả thải trái phép
ra ngoài. Vụ việc này cũng là do người dân phát hiện, trình báo.
Tuyệt nhiên
trên phương tiện truyền thông không thấy được bức ảnh nào lãnh đạo Hà Tĩnh
thị sát các vùng biển ô nhiễm, trấn an người dân. Chỉ có Báo Hà Tĩnh hôm sau
hồn nhiên đăng bài “biển đã sạch, thuyền đã ra khơi”.
Cách ứng xử của
cán bộ Hà Tĩnh khác hẳn với tư duy “lao vào nơi khó khăn nhất” của nhiều lãnh
đạo cấp cao như bà Nguyễn Thị Kim Ngân (vụ sập cầu Cần Thơ) hay ông Đinh La
Thăng (trong vụ tai nạn thảm xe khách Sao Việt thảm khốc ở Sapa).
Trong thảm họa,
sự xuất hiện của người đứng đầu, những người có trách nhiệm sẽ làm cho người
dân cảm thấy ấm lòng hơn, không có cảm giác bị bỏ rơi. Giống như một viên
tướng ra trận, chưa cần biết ông ta có giết được tên giặc nào không nhưng chỉ
cần sự hiện diện hay một tiếng thét của ông ta cũng giúp cho ba quân xốc lại
tinh thần.
Người đứng đầu,
đôi khi mang ý nghĩa tinh thần to lớn như thế!
Một thảm họa to
lớn.
Sinh kế của
hàng triệu người bị ảnh hưởng trong nhiều năm.
Một vấn đề cả
nước phải “xắn tay áo” vào giải quyết.
Nhưng tuyệt
nhiên chưa thấy một quan chức nào của tỉnh Hà Tĩnh từ lớn đến bé đứng ra nhận
trách nhiệm. Mà cũng chưa thấy tỉnh này kỷ luật được ai, kiểm điểm, quy trách
nhiệm được cho ai.
Ai cũng mừng
cho Hà Tĩnh có dàn cán bộ lãnh đạo trẻ thuộc hàng nhất nước. Nhưng qua đây
mới thấy, trẻ chưa chắc đồng nghĩa với nhiệt tình, tư duy mới, sáng tạo. Trẻ
mà không dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, không xốc vác, thì cũng
chẳng để làm gì!
Vậy nên, chúng
ta trách móc Formosa nhiều quá mà quên mất trách móc chính bản thân mình,
quên chất vấn: Các cơ quan chức năng, các quan chức Hà Tĩnh ở đâu khi Formosa
gây ra thảm họa?
(Theo
Petrotimes) Lưu Thủy
|
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét