Đề Văn THPT quốc gia 2016:
"Như đất cày hay như bùn"?
Cập
nhật lúc 08:34
Đêm
qua, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2016 đã có thông báo khẳng định đề thi văn
chính xác tuyệt đối, sau khi dư luận xôn xao bàn tán cho rằng có sai sót.
LTS: Đề thi ngữ văn kỳ thi THPT quốc
gia 2016 gây tranh cãi quanh câu thơ được ra trong đề thi “Ôi tiếng Việt như
bùn và như lụa” khác với “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được nhiều nhà
xuất bản (NXB) khác phát hành.
Tuổi Trẻ xin được giới
thiệu bài viết của thầy Đoàn Lê Giang (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) về
câu chuyện này.
Trong đề thi môn ngữ văn kỳ thi THPT
quốc gia 2016, câu 1 có sử dụng văn bản bài Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang
Vũ:
“Ôi tiếng Việt như bùn
và như lụa Óng
tre ngà và mềm mại như tơ”
Nguồn tài liệu
của đề thi đã ghi rõ là: tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985
(NXB Giáo Dục, 1985).
Nhiều người nói rằng đó là văn bản
không đúng với văn bản gốc. Văn bản gốc là:
“Ôi tiếng Việt như
đất cày, như lụa Óng
tre ngà và mềm mại như tơ”
Giở tập Thơ tình của Lưu Quang Vũ (NXB
Văn Học, H.2002), Lưu Quang Vũ - Thơ và đời (NXB Văn Hóa - Thông Tin, H.1999)
và một số sách bình luận bài thơ này đều ghi là: “Ôi tiếng Việt như đất cày,
như lụa”.
Vậy đề thi không chính xác sao?
Sự thật thì như thế nào?
Chúng tôi có hỏi chuyện
PGS.TS Lưu
Khánh Thơ, công tác ở Viện Văn học, là em gái nhà thơ Lưu Quang Vũ, người đã
có nhiều công trình về Lưu Quang Vũ (Di cảo: Nhật ký - thơ, NXB Lao Động,
2008; Lưu
Quang Vũ - tác phẩm chọn lọc, NXB
Giáo Dục, 2009), PGS Lưu Khánh Thơ cho biết: Bản thảo bài Tiếng Việt của Lưu
Quang Vũ là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”, nhưng khi đưa đến báo Văn
Nghệ vào năm 1978, biên tập viên báo Văn Nghệ đề nghị sửa lại là “Ôi tiếng Việt như
đất cày, như lụa”.
Lưu Quang Vũ
đồng ý, nên văn bản bài Tiếng Việt được công bố đầu tiên trên báo Văn Nghệ là như vậy.
Nhưng đến khi
đưa bài thơ vào tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985 (Nguyễn Đức Nam chủ biên, NXB
Giáo Dục, 1985) thì nhóm biên soạn đã sử dụng lại nguyên tác (bản thảo) của
Lưu Quang Vũ (“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”).
Tôi cho rằng
khi viết “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”, Lưu Quang Vũ muốn thể hiện
những phẩm chất khác nhau, đối lập nhau của tiếng Việt: giữa tục và thanh,
giữa xù xì và óng ả... Việc đối lập như thế có ấn tượng mạnh hơn là “như đất
cày, như lụa”. “Như đất cày, như lụa” vẫn giữ được ý đối lập, dù không mạnh
bằng, nhưng đã được tác giả đồng ý sửa nên vẫn là văn bản chấp nhận được.
Không chỉ có sự
khác nhau ở đoạn đầu, bản thảo bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ (công bố trong
tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985) với bản báo Văn Nghệ còn có
chỗ khác nhau nữa ở 2 câu cuối bài thơ:
“Trời xanh quá môi tôi hồi
hộp quá Tiếng Việt ơi! tiếng
Việt xót xa tình”
(bản thảo tác
giả và Thơ Việt Nam1945-1985)
Và
“Trời xanh quá môi tôi hồi
hộp quá Tiếng Việt ơi! tiếng
Việt ân tình”
(bản báo Văn Nghệ)
Bản của Lưu Quang Vũ gay gắt hơn, xót
xa hơn, nhưng bản chỉnh sửa lại dùng được từ “ân tình” thể hiện được thần
thái của tiếng Việt, của tâm hồn người Việt và được tác giả đồng ý, nên cũng
là bản chấp nhận được.
Nói tóm lại:
văn bản bài Tiếng Việt của
nhà thơ Lưu Quang Vũ trong đề thi môn ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2016 không
sai mà sử dụng bản thảo của tác giả, và bản thảo này được công bố trong tuyển
tập Thơ
Việt Nam 1945-1985 (NXB Giáo Dục, 1985).
Tuy nhiên nếu
các sách khác sử dụng văn bản bài Tiếng Việt công bố lần đầu trên báo Văn Nghệ thì
cũng chấp nhận được vì đó là bản đã được tác giả chấp nhận và cũng có cái hay
riêng.
Từ đây cần đặt ra trong việc xuất bản
của nước ta đó là cần thiết có một bản gọi là “định bản”, tức là bản được
chính tác giả sửa chữa và công bố chính thức ở một nhà xuất bản nào đó, chứ
không phải là bản thảo hay bản công bố đầu tiên - như nhiều nước trên thế
giới đã làm.
“Định bản” sẽ là bản được sử dụng trong
các tuyển tập, sách báo, trích dẫn sau đó, để tránh việc sử dụng cả hai văn
bản khác nhau.
(Theo Tuổi trẻ)
ĐOÀN LÊ GIANG (Trường đại học
KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM)
|
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét