Bắc Kinh đối mặt với nguy cơ mất
kiểm soát nền kinh tế
Cập nhật lúc 07:51
Vì nhiều sai lầm mang tính tham bát bỏ mâm, khiến cho Bắc Kinh
phải nhận nhiều đòn gậy ông đập lưng ông.
Bloomberg ngày
27/6 đưa tin, những công ty tài chính địa phương hay còn được gọi là phương
tiện cung cấp tài chính cho chính quyền địa phương (LGFVs) tại Trung Quốc đã
phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong tháng 5/2016.
Trong khi đó,
LGFVs lại giảm phát hành tới 55% lượng trái phiếu nội địa đảm bảo bằng đồng
nhân dân tệ (CNY) trong quý II/2016. Đây lại được xem là một dấu hiệu không
tốt nữa đối với nền kinh tế Trung Quốc và giá trị thực của CNY.
Thực tế này
cùng với việc MSCI hoãn đưa cổ phiếu nội địa của Trung Quốc vào chỉ số MSCI
quốc tế sẽ làm cho khả năng quốc tế hoá đồng CNY bị bó hẹp thêm.
Thị trường tiền
tệ đã tăng thêm những nguy cơ bất ổn, có thể khiến cho chính phủ Trung Quốc
mất khả năng kiểm soát nền kinh tế, nhất là về vấn đề nợ công tại các địa
phương.
Dư luận từng
nhận định kinh tế Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ bắt đầu từ nợ công địa phương
gia tăng và không thể kiểm soát.
Theo luật pháp
Trung Quốc từ năm 1994, chính quyền các tỉnh và thành phố đã không được phép
phát hành trái phiếu hay vay tiền trực tiếp từ ngân hàng, trong khi ngân sách
đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng thì hạn hẹp.
Với quy định ngặt
nghèo như vậy, chính quyền các địa phương đã phải lập ra một định chế tài
chính mang tính địa phương gọi là công ty tài chính địa phương (LGFVs), theo
ibtimes, ngày 27/9/2013.
Chức năng của
LGFVs là giúp chính quyền địa phương huy động vốn chủ yếu phục vụ cho đầu tư
cơ sở hạ tầng tốn kém như xây dựng các công trình xử lý nước thải, đường tầu
điện ngầm trong khu vực…thông qua phát hành trái phiếu hay vay tiền với tài
sản thế chấp chủ yếu là bất động sản.
Vì vậy, LGFVs
được xem là phương tiện cấp vốn cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nợ của
các LGFVs chiếm khoảng 15-25% số nợ xấu, điều đó không khác gì nguồn thu ngân
sách của các địa phương là từ bán đất.
Việc bán đất đã và đang chiếm tới 46% nguồn thu ngân sách địa phương, theo Bloomberg. Trong khi theo Forbes thì những tài sản đảm bảo cho dư nợ của LGFVs là bất động sản thường được định giá cao hơn giá thị trường rất nhiều.
Do vậy, chỉ cần
thị trường bất động sản có vấn đề thì có thể kéo theo những hệ luỵ khôn lường
cho nền kinh tế Trung Quốc. Từ đó, giới phân tích đã xem “bóng ma khủng hoảng
2008” luôn như “hình và bóng” với kinh tế Trung Quốc.
Lời cảnh báo ấy đã được gióng lên từ
rất lâu, nhưng vì có cả “của chìm của nổi”nên kinh tế Trung Quốc có
thể thoát hiểm một thời gian dài. Tuy nhiên, khi LGFVs phát hành trái phiếu
quốc tế theo bảo đảm bằng USD thì mức độ nguy hiểm đã ở mức “cấp báo”, bởi lẽ
động thái này khởi phát cho hệ luỵ là cả đồng tiền và tài sản đều mất giá.
Việc LGFVs phát hành trái phiếu quốc tế
khiến cho nợ xấu tăng lên, nợ công phình to vượt quá sức chịu đựng của nền
kinh tế.
Đồng tiền mất giá, nợ công phình to, khả năng trả nợ giảm đi
Như viết đã từng phân tích trong bài “Kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc tái xuất”,
khi đồng CNY mất giá sẽ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc teo lại, nhưng ngược
lại nó khiến cho nợ công của Trung Quốc, mà cụ thể là nợ nước ngoài phình to
ra.
Như vậy, khi là
hai yếu tố này tác động cùng một lúc sẽ khiến cho đòn cân nợ của Trung Quốc
không còn là F1 = 2,49 = 249% nữa mà sẽ là một con số lớn hơn rất nhiều.
Để cho dễ hiểu và liền mạch vấn đề,
người viết xin trở lại ví dụ trong bài “Kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung
Quốc tái xuất” để
chứng minh cho tác động kép của tỷ giá CNY/USD đối với việc làm cho GDP của
Trung Quốc teo lại, nợ công phình ra.
Trong trường hợp này, giả thiết đồng
CNY mất giá 10% so với đồng USD và nợ nước ngoài được ước định chỉ chiếm 30%
tổng nợ công của Trung Quốc, tình hình diễn biến nợ công cùa Trung Quốc sẽ
diễn ra như sau:
Thứ nhất, ta phân tích sự mất giá của CNY khiến cho GDP của Trung Quốc teo lại:
Theo China
Daily, năm 2016, GDP của Trung Quốc là: G1 = 71.608 tỷ CNY = 10.907 tỷ USD.
Khi CNY/ USD
giảm 10% thì GDP teo lại chỉ còn G2 = 10.907 x 90/10 = 9.816,3 tỷ USD.
Nghĩa là kinh
tế Trung Quốc bốc hơi mất: Z = G1–G2 = 10.907 tỷ - 9.816,3 tỷ =1.090,7 tỷ USD
Hay tỷ lệ GDP mất đi là: (g) = Z/C1 x
100 = 1.090,7 tỷ / 10.907 tỷ x 100 = 10%
Thứ hai, ta phân tích sự gia tăng nợ công của Trung Quốc khi CNY mất giá:
Năm 2016 nợ công
của Trung Quốc là: L1 = 71.608 tỷ x 2.49 = 178.304 tỷ CNY.
Quy ra USD theo
tỷ giá ngày 16/6/2016 thì: L1 = 178.304 tỷ / 6,5653 = 27.158,55 tỷ USD.
Nếu 30% là nợ
của nước ngoài D1 = 178.304 tỷ x 30/100 = 53.491 tỷ CNY.
Quy ra USD là:
D1 = 53.491 tỷ / 6,5653 = 8.147,53 tỷ USD.
Tỷ lệ % nợ nước
ngoài / GDP là : T1 = D1/G1 x100.
Và T1 = 53.491
/ 71.608 x 100 = 74,7%
Khi CNY/ USD giảm 10% thì D1 sẽ tăng lên là: D2 = 53.491 tỷ x 110/100 = 58.840 tỷ CNY.
Quy ra USD thì:
D2 = 58.840 tỷ / 6,5653 = 8.962,23 tỷ USD.
Lúc đó % nợ
nước ngoài / GDP là: T2 = D2/G2 x100.
Và T2 =
8.962,23 / 9.816,3 x100 = 91.3%.
Vậy là khi CNY
mất giá 10% thì, tỷ lệ nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng lên thêm là:
(t) = (T2 –
T1)/T1x100 = (91,3 - 74,7)/74,7 x 100 = 22,22%
Nợ công lúc này sẽ là : L2 = L1 + (D2 – D1).
L2 =
178.304 tỷ CNY + (58.840 tỷ CNY - 53.491 tỷ CNY).
L 2 = 183.653
tỷ CNY = 27.973,28 tỷ USD.
Tỷ lệ gia tăng nợ công là: (i) =(
L2-L1)/L1x100=(183.653 tỷ - 178.304 tỷ)/178.304 tỷx100 =3%
Thứ ba, ta phân tích lãi suất thay đổi khi CNY mất giá (tạm tính lãi vay ưu đãi R1 = 3%/năm):
Khi tỷ giá chưa
thay đổi, lãi hàng năm là: M1 = D1 x 3% = 53.491 tỷ x 3% = 1.604,73 tỷ CNY.
Khi tỷ giá thay
đổi, lãi hàng năm là: M2 = D2 x 3% = 58.840 tỷ x 3% = 1.765,20 tỷ CNY.
Lãi suất vay
khi tỷ giá thay đổi là: R2 = 1.765,20 tỷ / 53.491 tỷ x 100 = 3.3%.
Vậy là khi CNY
mất giá 10% thì tỷ suất lãi vay nợ nước ngoài tăng lên thêm là:
(r)= (R2 –
R1)/R1x100 = (3,3 - 3)/3 x 100 = 10% hay (r) = 3%/10 = 0,3%.
Dựa vào 4 hệ số
(g), (t), (i), (r), có thể rút ra kết luận: cứ khi nào đồng CNY mất giá 1%
thì GDP của Trung Quốc bốc hơi 1%, nợ nước ngoài tăng thêm 2,222%, nợ công
tăng thêm 0,3% và lãi suất nợ vay nước ngoài tăng thêm 0,03%.
Trong khi đó
theo Bloomberg, trong 5 tháng đầu năm 2016, đồng CNY mất giá 2,3% so với đồng
USD, vậy thiệt hại của kinh tế Trung Quốc trong 5 tháng qua sẽ là:
a/ GDP của Trung Quốc đã bốc hơi:
G1.2016 = G1 x
(2.3% x 1%) = 10.907 tỷ x 2,3% = 250,861 tỷ USD.
b/ Nợ nước
ngoài của Trung Quốc tăng thêm là:
T1.2016 =D1 x
(2,3% x 2,222%) = 8.147,53tỷ x 5,1106% = 416,3877 tỷ USD.
c/ Tiền lãi vay
nước ngoài phải trả thêm là:
R1.2016 = D1 x
(2.3% x 0,03%)/12 x 5 = 8147,53 tỷ x 0,02875% = 2,3424 tỷ USD.
d/ Tổng thiệt
hại của nền kinh tế Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2016 do CNY mất giá 2,3% là:
V1.2016 =
G1.2016 + T1.2016 + R1.2016 = 250,861 tỷ USD + 416,3877 tỷ USD + 2,3424 tỷ
USD.
V1.2016 =
669,5911 tỷ USD
Và hiện nay nợ công của Trung Quốc đã tăng lên là (không tính khoản vay thêm trong 5 tháng qua):
L1.2016 = L1 +
T1.2016 = 27.158,55 tỷ + 416,3877 tỷ = 27.574,93 tỷ USD.
Đòn cân nợ lúc
này đã là:
F1.2016 =
L1.2016 /(G1 - G1.2016) = 27.574,93 tỷ / (10.907 tỷ - 250,861 tỷ) = 2,5877 =
258,77%.
Như vậy tỷ lệ
nơ công phình ra thêm:
RF1.2016 =
F1.2016 – F1 = 258,77% - 249% = 9,77%
Vậy là, chỉ vì đồng tiền mất giá 2,3% mà trong 5 tháng dầu năm 2016 kinh tế Trung Quốc đã thiệt hại tới 669,5911 tỷ USD, trong đó riêng nợ công của Trung Quốc tăng thêm 416,3877 tỷ USD. Nợ công đã phình ra thêm 9,77% so với GDP, mà đó là còn chưa tính tới các khoản vay thêm từ đầu năm đến nay.
Nếu biết rằng,
theo số liệu của WB, GDP của Việt Nam năm 2015 là khoảng 196,137 tỷ USD, như
vậy khoản thiệt hại của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2016 do đồng CNY mất
giá chỉ 2,3% so với đồng USD, đã lớn gấp hơn 3,3 lần GDP của Việt Nam.
Trong khi dữ
liệu về tỷ lệ nợ nước ngoài / nợ công và lãi vay nợ nước ngoài, người viết
đưa ra thấp hơn rất nhiều so với thực tế của kinh tế Trung Quốc và những gì
đang diễn ra đối với kinh tế toàn cầu.
Vì vậy, những
thiệt hại trong 5 tháng đầu năm 2016 là những con số thật và nó luôn nhỏ hơn
thiệt hại thực tế của kinh tế Trung Quốc (bởi dữ liệu người viết đưa ra thấp
- lạc quan). Quả là khủng khiếp và nếu đồng CNY tiếp tục mất giá thì hậu quả
sẽ tới mức khó lường.
Nguy hại đặc
biệt nữa là, khi đồng CNY mất giá thỉ khả năng trả nợ của Trung Quốc sẽ giảm
đi rất nhiều. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục bị hạ mức tín nhiệm, bởi lẽ
lúc đó nền kinh tế như một cơ thể ốm yếu, sức đề kháng kém và khó vận dụng
các công cụ để thoát ra.
Việc vay nợ của Trung Quốc sẽ ngày càng
khó khăn, trong khi đồng tiền mất giá khiến cho nợ công gia tăng không ngừng.
Có lẽ, việc nhận diện nguy cơ chính phủ Trung Quốc không thể điều tiết được
nền kinh tề không còn là dự báo nữa, mà đã ở mức cảnh báo rồi.
Tài sản thế chấp mất giá, nợ xấu gia tăng, nguy cơ kinh tế mất kiểm soát
Theo tài tiệu
của Fitch – một trong ba định chế đánh giá hạn mức tín dụng lớn nhất thế
giới, thì cơ cấu nợ công của Trung Quốc được xác định là: Nợ trung ương chiếm
2/3 và nợ địa phương chiếm 1/3 tổng nợ công.
Vậy hiện nay nợ
địa phương do LGFVs vay nợ và phát hành trái phiếu, sẽ là : Ldp = L1.2016 /3
= 27.574,93 tỷ /3 = 9.191,643 tỷ USD.
Theo Bloomberg thì nợ địa phương thế chấp bằng bất động sản chiếm tỷ lệ 46%, vậy giá trị bất động sản thế chấp sẽ là: K = Ldp x 46% = 9.191,643 tỷ x 46% = 4.228,156 tỷ USD.
Nếu bất động
sản mất giá 10% (con số này là trong mơ vì thị trường bất động sản, đặc biệt
là thị trường thứ cấp phụ thuộc vào thị trường tiền tệ nên biên độ tăng giảm
rất lớn, trong khi chính quyền địa phương còn định giá tài sản cao hơn thị
trường rất nhiều), tài sản thế chấp bốc hơi trị giá là:
K1.2016 = K x
10% = 4.228,156 tỷ x 10% = 422,815 tỷ USD.
K1.2016 được
xem là khoản nợ xấu thứ nhất không thể thu hồi (mất).
Trong khi đó Bloomberg cho biết, nợ của LGFVs thế chấp bất động sản có từ 15% đến 25% là nợ xấu, vậy giá trị bất động sản đang thế chấp cho nợ xấu (chỉ tạm tính là 20%) là:
B = K x 20% =
845,631 tỷ USD.
Nếu tỷ lệ nợ
xấu không thể thu hồi chiếm 1/10 nợ xấu, (tức khoảng 2% nợ địa phương), thì
số tiền mất là: B1.2016 = B/10 = 845,631 tỷ /10 = 84,563 tỷ USD.
B1.2016 được
xem là khoản nợ xấu thứ hai không thể thu hồi (mất).
Vậy tổng nợ xấu sẽ là:
N1.2016 =
K1.2016 + B1.2016 = 422,815 tỷ + 84,563 tỷ = 507,378 tỷ USD.
Như vậy là do
đồng tiền mất giá, bất động sản mất giá và nhiều tài sản mất giá trị, khiến
cho kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại khủng khiếp từ đầu năm tới nay một con
số quá lớn, đó là:
C1.2016 =
V1.2016 + N1.2016 = 669,5911 tỷ + 507,378 tỷ = 1.176,969 tỷ USD.
Con số này
tường đương với hơn 10% GDP.
Động thái LGFVs
tăng phát hành lượng trái phiếu quốc tế như một con dao hai lưỡi. Nó giúp tìm
nguồn ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nước, nhưng đồng thời
nó lại làm tăng nguy cơ đồng CNY mất giá thêm.
Vậy nhưng, Giám đốc đầu tư Huaan Asset
Management.Ltd (Hồng Kông) Terence Cheng vẫn khuyên các nhà đầu tư: “Không nên vội vàng mua nhiều trái phiếu LGFV bởi việc bán ra sẽ
khó khăn vì LGFVs không được xếp hạng mức tín nhiệm”, theo
Bloomberg.
Còn người đứng đầu bộ phận nghiên cứu
tín dụng Greater Trung Quốc của Moody, ở Hồng Kông Ivan Chung, thì cho biết: "Đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, họ mong đợi lợi ích từ
việc có thêm USD.
Song nguy cơ cho các nhà đầu tư là LGFVs thường có nền tảng yếu
kém và họ dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhưng tiềm ẩn ẩn rủi
ro rất lớn. Bởi lẽ, hỗ trợ bằng chính sách có thể thay đổi theo thời
gian".
Cũng xin được
lưu ý là, Trung Quốc luôn trì hoãn kế hoạch tái cơ cấu các định chế kinh tế -
tài chính địa phương sau khi các tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng cảnh báo
hạ mức tín nhiệm của các định chế này.
Vì vậy, phần
lớn LGFVs không được xếp hạng mức tín dụng hay được xem là bị hạ mức tín dụng
xuống mức tiêu cực. Điều này khiến cho nhà đầu tư không có niềm tin với LGFVs
và họ e dè khi quyết định mua trái phiếu quốc tế của LGFVs – đúng là gậy “ông
đập lưng ông”.
Có thể thấy
rằng, hậu quả của việc tăng trưởng thực của kinh tế Trung Quốc, chủ yếu nhờ
vào vay nợ, đang chững lại rất nhanh, nguy cơ của tình trạng vỡ nợ tại các
địa phương đã trở nên cực kỳ căng thẳng vì “sự dối trá” của lãnh đạo chính
quyền các tỉnh.
Đặc biệt, tình
trạng nợ địa phương thay đổi theo nhiệm kỳ, nên đã gia tăng nhanh chóng theo
thành tích của lãnh đạo chính quyền. Điều này, khiến cho chính phủ Trung Quốc
ngày càng dần mất khả năng kiểm soát với công nợ của các địa phương.
Việc LGFVs phát
hành trái phiếu quốc tế khiến cho tình hình nợ công tại Trung Quốc càng trở
nên hỗn loạn, mất kiểm soát.
Nếu đồng CNY
không nhanh chóng gia tăng mức độ quốc tế hoá và các chỉ số chứng khoán nội
địa không nhanh chóng được MSCI đưa vào hệ thống chỉ số MSCI quốc tế, để quốc
tế hoá chỉ số chứng khoán nội địa thì nguy cơ một cuộc khủng hoảng với kinh
tế Trung Quốc đã cận kề.
Tóm lại, chính
sách tái cơ cấu của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể được xem là chính sách hợp
thời, tuyệt với, cứu kinh tế Trung Quốc thoát khỏi tình trạng bong bóng xì
hơi.
Tuy nhiên, vì
nhiều sai lầm mang tính tham bát bỏ mâm, khiến cho Bắc Kinh phải nhận nhiều
đòn gậy ông đập lưng ông, trong đó đau đớn nhất nhất là việc đồng CNY không
được nhiều người dân trên thế giới sử dụng.
Điều đó khiến
cho các mũi nhọn chiến lược của “tái cơ cấu” thiếu công cụ để phát huy hiệu
quả, do đó kinh tế Trung Quốc có thể không xì hơi từ từ như bong bóng, mà có
thể xẹp hơi nhanh chóng – cuộc khủng hoảng toàn diện có thể bắt đầu.
(Theo Giáo dục
VN) Ngọc Việt
|
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét