Pháp
mất dự án lớn do Trung Quốc?
Cập nhật lúc 20:19
Tập đoàn Điện
lực nhà nước Pháp (EDF) đã thật sự bị bẽ mặt khi không nắm thông tin việc
chính quyền London lắc đầu vào giờ chót dự án khổng lồ trị giá 24 tỉ USD.
Báo chí Pháp đều dẫn những ngôn từ kiểu sững sờ, bất
ngờ... để mô tả hoàn cảnh của ban lãnh đạo EDF ngày 29-7. Thật sự là họ vừa
bỏ phiếu thông qua việc tham gia tiến hành dự án ở miền tây nam nước Anh mới
một ngày trước đó.
London lắc đầu
phút 89
Dự án này không hề xa lạ vì đã được bàn ở cấp chính phủ
nhiều năm trước, nhưng cứ trì trệ vì không đủ tiền đầu tư.
Đến khi mọi chuyện ngỡ đã thông suốt để biến nó trở thành
dự án điện hạt nhân có quy mô đầu tư lớn nhất thế giới trong thời gian gần
đây, bỗng dưng mọi thứ đảo lộn và ban lãnh đạo EDF “đứng hình” như những
thằng hề.
Chính phủ mới của Anh đã tuyên bố rằng họ cần thời gian
cân nhắc thêm về dự án gây nhiều tranh cãi này.
Tối 28-7, Bộ trưởng Thương mại và năng lượng của Anh Greg
Clark bất ngờ tuyên bố rằng chính quyền London sẽ “xem xét kỹ lưỡng” dự án và
chưa đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 9 tới.
Thông báo qua báo chí đó đã khiến ban lãnh đạo EDF phải
hoãn gấp chuyến bay đặc biệt sang Anh cùng nhiều chai sâmbanh ngon vào ngày
29-7, với niềm tin ký kết được hợp đồng khổng lồ với chính quyền Anh.
Tổng giám đốc EDF Jean-Bernard Lévy đã xác nhận với giới
truyền thông hôm 29-7: “Quý vị biết rồi đấy, với chuyện hợp đồng thì chỉ có
ký hoặc không và trong trường hợp này là không ký”.
Giải thích tạm thời của phía Anh được hiểu là chính quyền
mới của nữ thủ tướng Theresa May muốn có thời gian để xem xét kỹ lại hàng
ngàn trang tài liệu trong thỏa thuận sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley
Point, từng được ký kết ngay tại Anh hồi tháng 10-2015 khi Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình sang thăm London.
Dĩ nhiên tân chính quyền, tân chính sách. Giới quan sát
không khỏi đặt câu hỏi về chính sách năng lượng của chính quyền mới ở London.
Nếu họ cho rằng chiến lược năng lượng sắp tới không cần phụ thuộc nhiều vào
điện hạt nhân thì dự án này có thể xếp vào ngăn kéo lần nữa.
Thật sự là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới với
hai lò phản ứng “thế hệ ba” EPR (viết tắt của European Pressurized Reactor -
Lò phản ứng áp lực châu Âu) đã gặp nhiều chỉ trích những năm qua.
Dự án trị giá 24 tỉ USD này bị Văn phòng kiểm toán quốc
gia của Anh chê là đắt, do đánh giá thấy thị trường giá điện đang trong đà
giảm sút và như thế thì tiền ngân sách nước này sẽ phải bảo trợ đảm bảo cho
nhà đầu tư EDF không bị lỗ rất cao, dự tính khoảng 35 tỉ euro!
Ngán “anh”
Trung Quốc
Ngay cả sự tham gia tài chính của phía Trung Quốc thông
qua Tập đoàn Năng lượng hạt nhân CGN của nhà nước, với sự đảm bảo bằng thỏa
thuận tham gia tài chính nhân chuyến thăm của ông Tập tại London vào năm
ngoái cũng là lý do khiến dự án bị đình trệ.
Người ta đoán già đoán non rằng phía chính quyền bà May
“câu giờ” bất ngờ vì chánh văn phòng của thủ tướng là ông Nick Timothy đã
không ít lần thể hiện thái độ chống lại sự hiện diện của Trung Quốc trong
lĩnh vực hạt nhân ở Anh.
Tháng 10 năm ngoái, trên trang ConservativeHome chuyên về
các ý kiến của bên Đảng Bảo thủ Anh, ông Nick Timothy đã viết về dự án nhà
máy điện hạt nhân Hinkley Point như sau: “Các chuyên gia an ninh, theo ý kiến
nhiều người ở cả trong và ngoài chính phủ (Anh), đều lo ngại rằng Trung Quốc
có thể lợi dụng vai trò của họ để tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống máy
tính, từ đó sẽ cho phép họ có thể đánh sập việc sản xuất năng lượng của Anh
bất cứ lúc nào nếu muốn”.
Hẳn hiểu tình hình mới này, Tập đoàn CGN của Trung Quốc -
đối tác đầu tư của EDF - đã viết trên mạng xã hội Weibo của nước này hôm 29-7:
“Chúng tôi hiểu rằng xét theo tầm quan trọng về chính sách
an ninh năng lượng tương lai của Anh, Chính phủ Anh cần có thêm thời gian tìm
hiểu về dự án này. Chúng tôi thấu hiểu và tôn trọng điều đó”.
Có một điều đáng nói nữa là dự án Hinkley Point gặp phản
đối ngay trong nội bộ ban lãnh đạo của EDF, tập đoàn mà chính phủ nắm quyền
chi phối với 85% cổ phần.
Ngày
28-7, ông Gérard Magnin - đại diện của chính phủ nằm trong hội
đồng quản trị EDF - đã từ chức ngay trước khi hội đồng này bỏ phiếu thông qua
việc tham gia dự án.
Trên tờ nhật báo Parisien, ông
tiết lộ rằng “một số thành viên trong hội đồng quản trị phải bỏ phiếu thuận
cho dự án với áp lực bị gí súng sau lưng” và dự án này sẽ “ảnh hưởng đến
tương lai tập đoàn trong 30 năm tới”.
Hồi tháng 3-2016, nhân vật quyền lực số 2 của EDF là
Thomas Piquemal, giám đốc tài chính, cũng đã từ chức khi tuyên bố dự án này
sẽ dẫn tập đoàn đến chỗ chết!
Việc EDF gọi đầu tư từ Trung Quốc cũng bị chỉ trích dù
tình thế buộc phải như vậy, do các ông chủ giàu có ở vùng Vịnh không mặn mà
đầu tư vào điện hạt nhân.
Đổi chác cho thương vụ này (phía Trung Quốc bỏ tiền cho
1/3 tổng đầu tư dự án Hinkley Point), CGN có được lời hứa của EDF hỗ trợ xây
dựng lò phản ứng thế hệ ba Hualong do Trung Quốc phát triển và lò này sẽ được
đặt tại Bradwell ở miền đông nam nước Anh, trên mảnh đất mà chi nhánh EDF
Energy đang kinh doanh tại Anh.
Đây là cách các tập đoàn nhà nước Trung Quốc muốn đặt dấu
ấn công nghệ hạng nặng của mình lên châu Âu. Theo mức đầu tư của dự án, “phần
hùn” của Trung Quốc vào khoảng 10 tỉ euro.
Nếu dự án khép lại thì tập đoàn điện lực của Pháp sẽ mất
khoảng 3 tỉ euro cho nghiên cứu tiền khả thi mấy năm qua. Và vụ việc có thể
dẫn đến những hệ quả chính trị...
(Theo Tuổi trẻ) NGUYỄN QUÂN
|
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016
Khúc gỗ thơm, béo bổ và những con
sâu, con mọt
Cập nhật lúc 15:04
“Đúng quy trình” phải
chăng là tấm khiên vạn năng có khả năng “miễn dịch” với tất cả sự hoài nghi
của công luận?
Tiếp theo bài Chính phủ mới và những vấn đề cũ,
trong bài này Ths. Trương Khắc Trà nêu thêm ba vấn đề nóng bỏng khiến dư luận
quan tâm sâu sắc và cũng là những vấn đề cũ nhưng lại là trở ngại không nhỏ
dành cho Chính phủ mới nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Thứ nhất: Chính phủ cần chấn chỉnh công tác nhân sự trong bộ máy Nhà nước. Có lẽ chưa khi nào vấn đề nhân sự trong bộ máy Nhà nước nhận được sự quan đặc biệt của dư luận và khiến báo chí tốn nhiều giấy mực như trong thời gian qua.
Sự quan tâm của dư luận ở đây không
phải theo cách “nhân dân chung tay xây dựng Nhà nước” mà là trước
những sự việc “kinh thiên động địa” khiến người dân không thể “ngó lơ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng: Một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [1]. Ấy vậy, nhưng việc bổ nhiệm nhiều cán bộ cấp cao trong thời gian vừa qua luôn được cho là “đúng quy trình” nhưng khi “cái sảy nảy cái ung” thì mọi người đều vỡ lẽ ra rằng: “Đúng quy trình” phải chăng là tấm khiên vạn năng có khả năng “miễn dịch” với tất cả sự hoài nghi của công luận? Sự việc nổi cộm thì có nhiều nhưng “kinh thiên động địa” nhất trong thời gian qua người viết xin đơn cử hai trường hợp. Về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, có lẽ chẳng cần giới thiệu nhiều vì hiện nay từ khóa mang tên nhân vật này đã trở thành hot trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là vụ việc điển hình cho cái gọi là “đúng quy trình” nhưng động đâu cũng thấy vi phạm, nhìn đâu cũng thấy sai trái.
Mở màn là sự việc ông Thanh dùng “xế hộp” tư nhân gắn biển
xanh nhiều tỷ đồng vượt quá khung quy định của Chính phủ tại
Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 về định mức xe công.
Sự việc gây “chói mắt” dư luận này khiến báo chí và các cơ quan chức năng vào cuộc và kết quả là một loạt những sai trái động trời của ông Thanh được phơi bày trước bàn dân thiên hạ khi ông này vừa trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV với tư cách là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang…! Vụ việc thứ hai là bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng vào chức vụ lãnh đạo Sabeco khi ông Hoàng là người đứng đầu đơn vị chủ quản doanh nghiệp này(?), đáng nói hơn trước đó ông Hải làm lãnh đạo ở PVFI (Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam), khi đó, công ty này lỗ hàng trăm tỷ đồng…! Qua hai vụ việc trên đặt ra nhiều câu hỏi: Quy trình đặc biệt nào đã khiến những nhân sự cốt cán này đi từ sai phạm này đến sai phạm khác nhưng sự nghiệp vẫn thăng tiến như diều gặp gió?
Ai là người
phải chịu trách nhiệm khi đã bổ nhiệm những cá nhân này?
Phải chăng công tác nhân sự trong bộ
máy Nhà nước đang gặp phải nhưng “trở ngại” nào đó?...
Thời gian qua dư luận cũng đã từng choáng váng trước những sự việc như “cả họ làm quan”, “công chức 100 triệu”, “phình” đội ngũ lãnh đạo, bổ nhiệm ào ạt vào “hoàng hôn nhiệm kỳ”… khiến ngân sách quốc gia phải “gánh” tới 11 triệu người hưởng lương và các khoản mang tính chất lương, làm cho chiến dịch tinh giản biên chế gặp vô vàn khó khăn.
Công tác nhân sự “lỗi” chưa thể làm
chết người ngay tức khắc nhưng cực kỳ nguy hiểm cho đất nước vì chẳng khác
nào cài cắm những “con sâu”, “con mọt” vào khúc gỗ thơm ngon béo bổ.
Hệ lụy của nó khiến lòng dân không phục, mất niềm tin vào đội ngũ cán bộ mà chẳng có thế lực thù địch nào đáng sợ bằng sự đánh mất niềm tin từ nhân dân. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ mới phải mạnh tay loại bỏ những cá nhân sâu mọt, cơ hội chính trị, minh bạch hóa việc quy hoạch bổ nhiệm cán bộ để nhân dân biết và giám sát bởi chẳng có cơ quan nào có thể tinh anh hơn người dân. Thứ hai: Chính phủ phải có giải pháp giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà trước hết là các mặt hàng nông sản để hạn chế những hệ lụy khó lường. Dù muốn hay không cũng phải nhìn thẳng vào sự thật rằng Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nông nghiệp, nông nghiệp chính là quốc kế dân sinh hàng đầu hiện nay.
Cả nước có 23
triệu người làm nông nghiệp đồng nghĩa với chừng ấy con người sống nhờ vào
nguồn nông sản họ làm ra.
Nhiều năm trở lại đây nông sản Việt nhiều lần điêu đứng trước thị trường Trung Quốc khiến nông dân nhiều địa phương lâm vào cảnh phá sản nợ nần. Kinh tế thị trường không cho phép sự khu biệt trong sản xuất kinh doanh, điều đó đòi hỏi phải có mối dây liên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tuy nhiên sự phụ thuộc đến mức bị động trước một vài thị trường nào đó trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là “điềm xấu” đối với mọi nền kinh tế. Quy luật kinh tế là vậy, nhưng đối với hàng hóa nông sản Việt Nam không biết từ bao giờ đã quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc để rồi một khi thị trường này “hắt hơi” thì kinh tế Việt rơi vào trạng thái “đau đầu, sổ mũi”.
Thực trạng nông sản Việt phụ thuộc vào
thị trường Trung Quốc không phải mới xảy ra nhưng vẫn luôn là vấn đề nóng
bỏng.
Dư luận chắc chắn còn nhớ cuộc khủng hoảng thừa dưa hấu, thanh long cách đây vài năm khiến hàng vạn nông dân miền Trung khốn đốn vì thương lái Trung Quốc chơi bài thu mua ào ạt với giá cao sau đó đột ngột ngưng mua! Nhưng có lẽ bài học “đắng” nhất vẫn là sản phẩm mủ cao su tự nhiên, vì sao không phải là nước nào khác ngoài Trung Quốc nhập của Việt Nam đến 80% sản lượng mủ khiến nông dân Việt tưởng “ngon ăn” ào ạt chặt phá tiêu, điều và các loại cây ăn quả có giá trị khác để mở rộng diện tích cao su. Thế rồi phía “bạn” ngưng mua khiến giá cao su “rớt” thảm hại, hệ quả là không ít công ty cao su hiện nay phải tồn tại bằng cách thanh lý chặt bỏ! Rồi những thương vụ kỳ quái như thu mua lá điều, gốc tiêu, móng trâu, đĩa… đã nói lên điều gì? Tại sao thương lái Trung Quốc dễ dàng chui sâu vào nền nông nghiệp Việt Nam để thoải mái lũng đoạn như vậy? Tại sao người Trung Quốc ồ ạt mua đất ở Đà Nẵng? Tại sao họ muốn khống chế đồng bằng sông Cửu Long – nồi cơm của cả nước? Cơ quan chức năng không thể xem thường âm mưu phá hoại nền nông nghiệp nước nhà bằng cuộc chiến tranh kinh tế với công cụ “bàn tay sắt bọc nhung”, sở trường của chúng ta là nông nghiệp vậy nên nếu người nông dân bỏ đất, bỏ làng sớm muộn cũng là đại họa. Bởi lịch sử đã chứng minh mọi cuộc bể dâu xáo trộn đều có nguồn gốc sâu xa từ nông nghiệp và ruộng đất. Thứ ba: Người dân luôn trông chờ những quyết sách chuẩn xác và kịp thời của Chính phủ mới về vấn đề Biển Đông và kinh tế biển đảo. Với vấn đề Biển Đông, tôi tin rằng không có một người dân nào trong hơn 90 triệu đồng bào không xót xa bứt rứt khi lãnh thổ của Tổ quốc đang từng ngày bị gặm nhấm bởi thế lực bành trướng. Thời gian qua sự việc giàn khoan Hải Dương 981 “neo đậu” trái phép vùng đặc quyền của Việt Nam đã chứng tỏ sự hung hăng bất chấp luật pháp của ngoại bang. Việc bồi đắp các quần đảo, xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” và một loạt các động thái như xây trường học, mở tour du lịch… đã vi phạm trắng trợn quyền lợi quốc gia trên biển của Việt Nam. Những sự kiện trên không khỏi làm chúng ta không xâu chuỗi đến thảm họa Formosa gây ra tại vùng biển miền Trung và người Trung Quốc ào ạt mua đất tại các vùng ven biển Đà Nẵng.
Vì sao tất cả
đều liên quan đến biển?
Biển đã trở thành địa bàn chiến lược mà các thế lực bành trướng đang nhòm ngó và lăm le.
Bác Hồ từng dạy: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà
không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa
trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển”.
[2]
Thực tiễn khách quan ấy đã đặt ra vấn đề cấp bách về việc cần phải phát triển mạnh kinh tế biển đảo, một mặt nâng cao đời sống người dân ven biển mặt khác tạo thế “ngụ binh ư nông” mỗi ngư dân là mỗi chiến sỹ bảo vệ biển đảo. Không có loại vũ khí nào mạnh hơn lòng dân, chẳng có thế trận nào thắng được thế trận chiến tranh nhân dân. Thiết nghĩ, Chính phủ có mạnh cỡ nào mà không có sự chung tay của nhân dân thì mọi chuyện dễ đều thành khó. Bài học “dân vi bản” của các bậc tiền bối vẫn còn nguyên giá trị. Hãy tin dân, trọng dân, khoan thư sức dân, lấy nhân dân làm kế bền gốc sâu rễ thì tôi tin không có khó khăn nào là không thể vượt qua, chẳng có thế lực bành trướng nào có thể đe dọa – lịch sử đã chứng minh cho bài học đó. Tài liệu tham khảo:
[1]
http://m.tienphong.vn/xa-hoi-chuyen-hom-nay/de-dan-sat-son-theo-dang-818078.tpo
[2]
http://www.vtc.vn/chu-tich-ho-chi-minh-dong-bang-la-nha-ma-bien-la-cua-d157006.html
(Theo Giáo dục
VN) Ths.Trương Khắc Trà
|
Đèn vàng sinh ra để làm
gì?
Cập nhật lúc 14:31
Từ ngày mai
1-8, theo nghị định 46 của Chính phủ, người chạy xe vượt đèn vàng hay đèn đỏ
sẽ bị phạt tiền như nhau: với xe hơi lên tới 2 triệu đồng và xe máy là
400.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt không làm cho người dân quan tâm bằng
việc: phạt lỗi đèn vàng hợp lý hay không; đèn vàng sinh ra để làm gì?
Đã lấy ý
kiến cả 3 miền
Tại sao có mức phạt vượt đèn
vàng ngang bằng đèn đỏ? Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Thế
Tùng - phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), thành viên ban soạn
thảo nghị định 46/2016/NĐ-CP - để hiểu thêm.
Ông Tùng dẫn luật: khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường
bộ quy định: “Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng
là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được
đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm
tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
Và ông giải thích: triển khai thực hiện Luật giao thông
đường bộ, tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trước đây, đối với nội dung quy định về chấp hành
hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì đều quy định xử phạt chung một hành
vi vi phạm là “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.
Tại nghị định 171/2013/NĐ-CP, hành vi vượt đèn vàng và đèn
đỏ có mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mức phạt khác nhau
dẫn đến tình trạng người lái xe có xu hướng tăng tốc độ khi gần đến đèn giao
lộ (thay vì giảm tốc độ), vì cho rằng nếu có đèn đỏ thì sẽ phanh xe lại để
chỉ bị xử phạt ở mức thấp hơn (là vượt đèn vàng) (?).
Ngoài ra, việc tách thành hai hành vi với hai mức phạt
khác nhau cũng gây khó khăn hơn cho lực lượng chức năng trong việc xác định
hành vi vi phạm bị xử phạt ở mức cao hay thấp (!).
Vì vậy, đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, tại nghị định 46/2016/NĐ-CP đã gộp hai hành vi này lại thành
một hành vi là “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.
Quá trình xây dựng nghị định cũng được làm rất kỹ, các nội
dung dự thảo được đưa ra để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của người dân và các
bộ, ngành, địa phương; tổ chức hội thảo lấy ý kiến ở cả ba miền rồi mới tổng
hợp để có đề xuất phù hợp nhất, trình lên Chính phủ.
TUẤN PHÙNG
TS Nguyễn Xuân Thủy (chuyên
gia giao thông đô thị):
Không hợp
lý
Đèn tín hiệu giao thông xuất hiện trên nửa thế kỷ rồi.
Có người thấy đèn vàng thì chủ động dừng, có người đang đà đi hay có gì đó
vội vàng nên thấy đèn vàng vẫn đi lên một đoạn.
Trước đây mức phạt vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ.
Tăng phạt đèn vàng có thể hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông nhưng nói về
luật là sai, nói về tâm lý con người là không công bằng khi phủ nhận giai
đoạn chuyển biến từ đèn xanh sang đèn đỏ cho người lái xe chuẩn bị.
Đèn vàng chính là giai đoạn chuẩn bị về tâm lý để người
ta có thể dừng ngay khi đèn đỏ. Nhưng có trường hợp đèn xanh vừa tắt người ta
đã chồm tới thì lúc đó lùi xe rất khó nên trường hợp đó dùng đèn vàng để cho
phép.
Tôi nghĩ nên để mức phạt vượt đèn vàng như cũ, không
nên tăng mức phạt. Phạt vượt đèn vàng cũng như phạt vượt đèn đỏ là không đúng
với tâm lý con người. Chuyện quy định phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau
là không hợp lý và không đúng luật. Nếu quy định như vậy thì đèn vàng không
còn tác dụng nữa. Chỉ trừ trường hợp đèn vàng đã sát mình rồi mà vẫn cố nhô
lên vượt qua thì lúc đó là phạm luật phạt theo quy định vượt đèn vàng trước
đây.
Nhà nước tuyên truyền giáo dục nhiều mà ý thức giao
thông của người dân vẫn chưa được tiến bộ bao nhiêu vì còn phụ thuộc vào hạ
tầng. Nếu đường rộng thì văn hóa giao thông tốt, còn đường chật thì vẫn có
tình trạng đi lên vỉa hè, vượt đèn đỏ.
Ý thức con người không chỉ chủ quan mà trong bài toán
giao thông còn có yếu tố khách quan như khi anh chen lấn, tôi không chen lấn
nhưng tôi không bắt anh đừng chen lấn được.
Ở các nước muốn làm điều đó người ta phải qua hàng
nhiều thập kỷ để hình thành nền tảng văn hóa, để hình thành ý thức, tính kỷ
luật trong đi lại. Chúng ta muốn ngày một ngày hai thì chưa làm được.
Làm gì thì mục đích cuối cùng cũng là tạo thuận lợi cho
cuộc sống người dân. Cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa
nhưng chúng tôi cũng góp ý trong bài toán về vấn đề giao thông chú ý cả an
sinh, cả vấn đề nhân văn chứ không chỉ đạt mục đích mà làm bằng mọi giá.
Bài toán giao thông là bài toán động, nghĩa là anh làm
mọi cách để đảm bảo an toàn giao thông, giảm tai nạn nhưng vẫn phải để dòng
giao thông hoạt động.
TUẤN PHÙNG ghi
Sai
thì nên sửa
Trong tuần qua dư luận rất quan tâm đến việc từ ngày
1-8 cảnh sát giao thông sẽ phạt những ai “vượt đèn vàng” theo nghị định
46/2016 của Chính phủ.
Vấn đề không phải là có phạt hay không phạt, phạt như
thế nào, mà có lẽ vấn đề cần bàn là quy định này tại nghị định 46/2016 có
trái pháp luật không?
Theo khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008
(điều luật đang có hiệu lực pháp luật) thì khi có tín hiệu đèn vàng là phải
dừng lại trước vạch dừng, trừ khi đã đi quá vạch thì được đi tiếp.
Cho dù không có giải thích thì những ai đã từng điều
khiển phương tiện giao thông đều biết khi đi có tín hiệu đèn vàng mà bánh xe
trước chưa đè lên vạch thì phải cho xe dừng lại, bất kể trường hợp nào, trừ
xe ưu tiên được vượt đèn vàng, thậm chí đèn đỏ theo quy định.
Còn nếu khi có tín hiệu đèn vàng mà bánh trước của xe
đã đi quá vạch dừng thì bắt buộc phải đi tiếp, nếu dừng lại là phạm luật.
Quy định này không chỉ phù hợp với luật pháp trong nước
mà cả thế giới đều như vậy, nó đã được in thành sách giáo khoa trong các
trường dạy lái xe của quốc tế và Việt Nam.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
hiện hành thì đèn vàng báo hiệu sự thay đổi của đèn. Khi đèn vàng sáng thì
người điều khiển phải dừng xe trước vạch sơn “dừng lại”. Nếu các phương tiện
giao thông đã vượt quá vạch mà việc dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải đi tiếp.
Mặc dù các quy chuẩn này chưa giải quyết hết những
vướng mắc quy định tại điểm c khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ, nhưng
cũng làm cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi gặp đèn
vàng biết cách xử lý.
Nay nghị định 46 lại quy định khác thì không biết phải
giải thích thế nào về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tập quán của người
tham gia giao thông.
Mặt khác, theo quy định của Luật ban hành văn bản thì
luật và bộ luật không được trái Hiến pháp; nghị định không được trái luật;
thông tư của các bộ ngành không được trái nghị định... Chưa kể Luật giao
thông đường bộ còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không thể có chuyện
mỗi quốc gia có luật riêng biệt.
Cái gì có thể riêng được thì mới quy định như luật giao
thông đường bộ của một số nước quy định vượt bên trái, nhưng một số nước lại
quy định vượt nhau bên phải. Vượt trái hay vượt phải cũng đã trở thành thông
lệ quốc tế hàng trăm năm rồi, không phải muốn là sửa được đâu!
Nay Chính phủ ban hành nghị định 46 cũng nhằm bảo đảm
cho việc lưu thông thuận tiện và cần nâng mức tiền phạt đối với hành vi vi
phạm để góp phần giảm tai nạn giao thông là cần thiết.
Tuy nhiên, cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị
định phải chú ý đến các quy định của Luật giao thông đường bộ xem có phù hợp
hay không.
Còn cứ ban hành ra, không cần tính đến có phù hợp hay
không phù hợp để đến khi thi hành lại phải rút hoặc hoãn như Bộ luật hình sự
2015 thì không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước mà còn gây bức
xúc cho người dân.
Trở lại việc nghị định 46 của Chính phủ quy định phạt
người điều khiển giao thông vượt đèn vàng, trước hết nó không chỉ trái Luật
giao thông đường bộ, mà trên thực tế không thể áp dụng được, nhất là mức xử
phạt cũng như trường hợp vượt đèn đỏ thì không biết toàn bộ hệ thống đèn báo
trên cả nước có phải thay không, chưa kể nhiều nút giao thông vào giờ cao
điểm chỉ có đèn vàng nhấp nháy?
Vậy người tham gia giao thông có được đi hay phải dừng
lại?
Làm gì cũng có sai, có thiếu sót, ngay cả việc Quốc hội
thông qua một bộ luật nhưng gần đến ngày có hiệu lực các chuyên gia, luật sư
phát hiện nhiều lỗi và Quốc hội đã phải gấp rút ra nghị quyết cho tạm hoãn
thi hành.
Huống hồ đây chỉ là một điểm của nghị định mà rõ ràng
trái pháp luật và không phù hợp với cuộc sống thì không có lý do gì lại không
sửa.
ĐINH TRỌNG TÀI
Theo TTO
|
Lật
tẩy thủ đoạn của băng trộm tiệm vàng gây chấn động miền Tây
Cập nhật lúc 14:14
Bọn
trộm đeo găng tay loại dài của phụ nữ, đầu đội nón vải mềm và che kín mặt.
Khi vào bên trong, bọn chúng phá tủ kiếng, hốt vàng rồi tẩu thoát bằng đường
thủy.
Như Thanh Niên đã đưa tin, sáng 31.7, băng trộm
chuyên đột nhập các tiệm
vàng ở miền Tây thời
gian qua vừa được triệt phá.
Liên
quan đến băng trộm tiệm vàng này, sau nhiều phi vụ gây chấn động, công an các
địa phương đã báo cáo lên Bộ Công an. Chuyên án được Tổng cục Cảnh sát (Bộ
Công an) xác lập từ hơn 1 năm trước, do thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng
cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm trưởng ban. Chuyên án được giao cho Công an
TP Cần Thơ làm chủ công. Hơn một năm ròng rã điều tra, theo dấu các nghi
phạm, các trinh sát đã dựng lên chân dung hàng trăm đối tượng nghi vấn.
Thủ đoạn của băng
trộm tiệm vàng này
rất tinh vị, chọn thời điểm gây án vào nửa đêm về sáng. Sau khi điều nghiên,
bọn chúng tiếp cận tiệm vàng bằng vỏ lãi (phương tiện di chuyển phổ biến trên
sông ở ĐBSCL). Rất nhanh chóng, nhóm trộm thường ra tay “vô hiệu hóa” camare
an ninh lắp đặt tại tiệm vàng trước tiên, rồi cho người cảnh giới, dùng kiềm
cộng lực cắt, phá ổ khóa, đột nhập vào bên trong tiệm vàng.
Quá trình gây án, bọn chúng đeo găng tay loại
dài của phụ nữ, đầu đội nón vải mềm và che kín mặt. Khi vào bên trong, bọn
chúng phá tủ kiếng, hốt vàng rồi lên vỏ lãi tẩu thoát. Khi chủ tiệm vàng phát
hiện, băng trộm đã cao chạy xa bay với số tài sản lớn. Bọn chúng thường xuyên
thay đổi địa bàn hoạt động từ tỉnh này sang tỉnh khác, gây ra khó khăn cho cơ
quan điều tra.
Sau khi lấy lời khai các nghi phạm đã
bị bắt, Công an TP.Cần Thơ đã mở rộng điều tra, truy xét các nghi phạm liên
quan. Hiện danh tính 7 nghi phạm bị Công an TP. Cần Thơ bắt giữ vẫn tạm chưa
được công bố.
Cơ quan điều tra đang mở rộng, truy xét
thêm nhiềm nghi phạm liên quan. Bước đầu, đây là băng nhóm hoạt động chuyên
nghiệp đến từ TP.HCM, móc nối với hàng loạt nghi can khác tại các địa bàn gây
án để đột nhập tiệm vàng với thủ đoạn rất tinh vi.
Theo cơ quan công an, đây có thể là
băng nhóm chuyên đột nhập gây án tại miền Tây lớn nhất được triệt phá, sau vụ Nhã “ông
trời” - “Siêu
trộm” đã gây ra gần 20 vụ trộm tiệm vàng, lấy đi hơn 2.000 lượng vàng và là
nỗi ám ảnh của các chủ tiệm vàng.
(Theo Thanh niên) Mai Trâm
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)