Gánh nợ 'vay
cặp sừng, trả con bò" ở Tây Nguyên
Cập nhật lúc 08:04
Giữa vùng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào
cây trồng, trông thật trù phú xanh ngát như Tây Nguyên. Nhiều tỷ phú, tấm gương
làm giàu đã nổi lên từ vùng đất này, tuy nhiên vẫn có những khu vực, những
con người chưa được như vậy.
Khi nói đến Tây Nguyên, vùng đất gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia
Lai, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng, người ta thường nhớ ngay đến những “núi
rừng đại ngàn” “cao nguyên hùng vĩ” “trường ca Đam San” như từ trong những
bài hát gắn liền với tên tuổi nghệ sĩ Y Moan. Nhưng Tây Nguyên hiện ra trong
mắt tôi không có những cánh rừng đại ngàn… mà là những ngôi nhà bê tông xen
lẫn nhà sàn và màu xanh ngút ngàn của những đồi cà phê, hồ tiêu, điều, sắn,
ngô…
Là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của Việt
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Nhà nước có nhiều
chính sách phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên; đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận dân cư và lao động
từ các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế mới. Tây Nguyên đã
nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh
thành đến sinh sống.
Một trong những lợi thế của Tây Nguyên là đất, được phân
bổ ở hai nhóm chính: đất xám (acrisols) hình thành trên đá biến chất granit
và nhóm đất đỏ (ferrasols) hình thành trên đá mẹ bazan do quá trình phong hóa.
Có thể nhìn thấy rất rõ ràng, những vùng đất tốt (đất đỏ
ferrasols) cây cối xanh tốt trù phú, nhà cửa vườn tược khang trang. Đời sống kinh
tế của người dân khấm khá, nhiều hộ gia đình là tỷ phú, triệu phú; từng xuất
hiện trên truyền thông như những tấm gương làm kinh tế điển hình.
Trong nhiều năm, cùng các chính sách hỗ trợ của nhà nước,
và ưu đãi từ thiên nhiên, những vùng đất này đã trở thành những khu vực kinh
tế trọng điểm. Những cây trồng chủ lực đã tạo được thương hiệu quốc tế.
Tuy nhiên, ở những người dân huyện Lak, huyện nghèo nhất
tỉnh Daklak, lại thuộc vùng đất không tốt (đất xám acrisols) – thật
không may - ở vùng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào cây trồng, là câu chuyện
đáng phải suy ngẫm.
“Chỗ chúng tôi ở giống như vùng lòng chảo, mùa mưa nước đổ
về gây ngập úng, mua khô lại không có nước. Lúa ở đây chỉ làm được một vụ, cà
phê thì không sai quả, ca cao cũng khó lên vì không đủ nước tưới”, ông Lữ Văn
Tình, người dân tộc Thái, trưởng buôn Thái tại xã Bông Krang, huyện Lak, tỉnh
Đaklak nói.
Như ông nói, người dân trong vùng chủ yếu sống bằng trồng
cây ngắn hạn là lúa, ngô, sắn và nuôi bò. Từ đây nảy sinh thêm một vấn đề
khác: gánh nặng nợ nần của nông dân.
Theo giải thích của ông Tình, để đầu tư làm ăn nông
nghiệp, hầu hết người dân phải vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất: mua
giống, phân bón, vận chuyển… Nếu may mắn được mùa, tính đi tính lại các hộ
dân vẫn không có lãi, đa phần lỗ, vì giá giống và phân bón, vật tư luôn phụ
thuộc vào thị trường. Nông sản lúc được mùa là mất giá. Còn mất mùa thì gánh
nợ.
“Giá cám thì cao, không bao giờ xuống, giá heo lại tụt. Ở
buôn Thái của tôi có 2/3 các hộ dân vay nợ, cả vay ngân hàng và bên ngoài. Đã
có vài hộ phải bán rẫy bán ruộng trả nợ, nhiều hộ khác tuy chưa phải bán
ruộng, nhưng cũng không khá hơn”, ông Tình chia sẻ (xem clip).
Ông giải thích, có rất nhiều lý do khiến nông dân lâm phải
cảnh nợ nần như điều kiện thời tiết, giá cả thị trường, cây trồng bị sâu
bệnh… khiến người dân quanh năm lo lắng đồng vốn đầu tư sản xuất. Hiện có hai
nguồn vốn chính nông dân có thể tiếp cận là Ngân hàng Chính sách Xã hội và
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thời hạn 1 – 3 năm.
Tuy nhiên, theo ông, thời hạn cho vay của hiện này quá
ngắn. Kết quả là “lợn chưa kịp lớn, bò chưa kịp đẻ, cây chưa ra quả” đã đến
hạn trả nợ ngân hàng. Dân lại bán bò, lợn, cây non… trả nợ, đáo hạn. “Nhà nào
không có bò, lợn bán thì phải vay nóng (vay tín dụng đen) bên ngoài với lãi
suất 5% để trả nợ ngân hàng. Có nhà phải vay con buôn, trả lãi ngày, chờ làm
thủ tục đáo hạn, lấy tiền vay từ ngân hàng để trả nợ nóng”, ông Tình nói.
(xem clip)
Cái vòng luẩn quẩn như vậy cứ vây hãm nông dân.
Một hình thức vay nợ khác, phổ biến hơn, ở rất nhiều buôn
làng Tây Nguyên. Nông dân vay trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
của đại lý, đến mùa đại lý trực tiếp đến cân thu luôn sản phẩm. “Được mùa thì
trả lại được đại lý, nếu bị thiên tai sâu bệnh mất mùa thì mang nợ, năm nay
không trả được thì sang năm bắt buộc phải trả. Vay không trả được lãi lâu dần
thành gốc, lại đẻ lãi tiếp, nên nợ nần cứ đè thêm mãi”, ông Y Think Teh,
người M’nông, Phó trưởng buôn Ja, xã Bông Krang, huyện Lak, tỉnh Đaklak cho
biết (xem clip).
Thêm nữa, đây chính xác là một cuộc chơi không công bằng
giữa con buôn và người nông dân, trong đó người nông dân luôn ở trạng thái bị
động, thiệt thòi. Cả ông Lữ Văn Tình và ông Y Think Teh đều nói rằng người
dân luôn bị con buôn ép giá. Họ phải vay trước giống và vật tư nông nghiệp
với giá cao, nhưng đến khi trả bằng thành phẩm lại chỉ được tính một nửa,
hoặc luôn thấp hơn giá thị trường. Tính đi tính lại, người nông dân làm ăn
“không lỗ là may rồi”, còn lãi và làm giàu là giấc mơ xa xỉ.
Câu chuyện của nông dân trồng mía, anh Y Thin Bya, dân tộc
Ê đê, Bí thư chi bộ buôn Yasar, xã Yasar, huyện Yakar, tỉnh Đaklak lại là vấn
đề khác: thông qua một trung gian là người nông vụ, nông dân nhà máy mía
đường cấp vốn sản xuất. Tuy nhiên, số tiền đầu tư sản xuất như phân bón, công
trồng, chăm sóc đều phải thuê người làm. Khi số tiền đầu tư vượt quá số tiền
được nhà máy cho vay (25 triệu/1ha), nông dân phải vay lãi ngoài (3%) để duy
trì sản xuất. Sau này giá thành phẩm lại do người nông vụ quyết định, tính ra
người nông dân may mắn thì làm không công, nếu không lỗ, và hàng năm phải trả
lãi cho nhà máy, thông qua trung gian nông vụ.
“Có những vấn đề người trong cuộc mới hiểu. Ví dụ như
chuyện các lái xe tải chở mía, dù đã được nhà máy trả tiền rồi, nhưng xe đầy
rồi họ vẫn không chịu chở nữa, dù còn cả vài tấn mía đã chắt, phải đưa tiền
cho họ mới chở. Gia đình tôi có lúc phải đưa thêm mỗi xem 500 nghìn, tài xế
mới chở cho. Nếu không, mía đã chặt rồi, ai mua cho mình nữa?” “Ngoài
ra, vô vàn thuế phí khác như phí đường bộ, công bảo vệ, quà cho lãnh đạo địa
phương vv.. đều tính vào cho nông dân. Làm sao chúng tôi gánh được?” Y Thin
kể.
Theo người này, làm mía phải có diện tích lớn, ít nhất
cũng 4 – 5 ha mới có lãi. Còn người dân trong vùng hầu hết chỉ có khoảng 1ha
đổ lại thì làm không đủ chi phí, đều mang nợ.
Ông Y Thin Tek: “Người dân trong vùng (đa số là dân tộc
M’nông) sống chủ yếu bằng làm thuê mượn hoặc đi nhặt phân bò bán. Mỗi bao
phân bò khô bán được từ 30 – 35 nghìn đồng, hoặc đi lấy măng về đổi gạo, cứ
2kg măng đổi được 1kg gạo”.
“Vùng này số hộ dân vay nợ nhiều lắm, cả nợ Nhà nước lẫn
nợ bên ngoài. Thu hoạch rồi bán sản phẩm, nếu vẫn chưa đủ thì đi làm thuê
mướn lấy tiền trả nợ Nhà nước”, là chia sẻ của ông Y Khía Long Dinh, dân tộc
M’nông, người dân buôn Mạ, xã Bông Krang, huyện Lak, Đaklak (xem clip).
Người nông dân nói nhẹ bâng, với nụ cười chất phác.
(Theo TuanVietNam) Hoàng Hường
|
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét