“Đinh tặc” lộng hành trên đường cao tốc
Cập nhật lúc 07:40
Chiếc lốp ôtô của một nạn nhân
dính “đinh tặc”. Điều nguy hiểm là lỗ thủng do đinh rất lớn khiến xe mất lái
và chiếc lốp sau đó không thể sử dụng lại (ảnh nhỏ trên). u Trên mặt đường
cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dày đặc các số điện thoại mời chào làm lốp ô
Ngay sau khi tuyến đường cao tốc Pháp
Vân - Cầu Giẽ được nâng cấp, cải tạo và thu phí, nạn “đinh tặc” lại xuất hiện
gây bức xúc và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Điều lạ là mặc dù
đường cao tốc cấm môtô, xe máy, nhưng cứ hễ xe ôtô dính “đinh tặc” là ngay
lập tức một đội ngũ “xe ôm” có mặt “chào mời”, thậm chí ép thay lốp. Số điện
thoại của các “cơ sở làm lốp” vẫn viết công khai to tướng ngay trên mặt đường
cao tốc.
Rải đinh ở đoạn đường tối
Theo lái xe Nguyễn Xuân Chiến (51 tuổi, Hà Nội), bức xúc cho
biết, vào khoảng 19h30 ngày 27.10.2015 khi đang lưu thông trên đoạn Pháp Vân
- Cầu Giẽ bỗng xe bị chao đảo buộc phải dừng lại. Sau khi kiểm tra anh phát
hiện xe bị một chiếc đinh dài sắc nhọn găm chặt vào lốp xe. Điều ngạc nhiên
là vừa dừng xe để kiểm tra đã thấy 2 người dáng vẻ bặm trợn với một số dụng
cụ vá lốp xuất hiện đề nghị được hỗ trợ vá hoặc thay lốp dự phòng, thấy hiện
tượng bất thường để an toàn anh Chiến đã từ chối và tự thay lốp. Trong khi đó,
đoạn đường mà xe anh bị dính đinh rất vắng không có đèn chiếu sáng và cách
chỗ xe anh gặp nạn không xa cũng có một xe khác đang đứng bật đèn xinhan cảnh
báo để vá lốp.
Cũng theo phản ánh của nhiều lái xe đã từng đi qua tuyến đường
này, sau một thời gian vắng bóng đến nay nạn “đinh tặc” lại xuất hiện. Bất kỳ
xe ôtô nào bị dính đinh, lái xe chưa kịp định thần đã có một vài “bác xe ôm”
với đầy đủ đồ nghề trên xe máy chạy tới (mặc dù đường cao tốc cấm môtô xe
máy) đề nghị “được” hỗ trợ với giá “cắt cổ”. Điều đáng nói là những loại đinh
mà các xe ôtô dính phải đều là đinh “khủng” khiến xe mới nhanh hết hơi như
vậy (vì xe chỉ có thể đi thêm được từ 50 - 100m là hết hơi). Điều trùng hợp:
Khu vực này lại có rất nhiều biển quảng cáo vá lốp xe kèm số điện thoại ghi ngay
trên mặt đường cao tốc. Tiếp đến, đường cao tốc cấm xe máy hoạt động nhưng
không hiểu lực lượng CSGT, CSTT đi đâu mà không kiểm tra xử lý số “xe ôm” có
mặt chào mời sửa chữa mỗi khi ôtô bị dính đinh.
Vấn nạn “đinh tặc” đang gây hoang mang cho người tham gia giao
thông qua tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vì có thể xảy ra tai nạn kinh
hoàng nếu xe đang chạy tốc độ cao bị xịt lốp bất ngờ do dính đinh. Theo Tổng Cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Nguyễn Văn Huyện, việc rải đinh xuống
đường là phá hoại tài sản của người dân và phá hoại đường bộ, do đó việc phá
hoại này là rất nghiêm trọng. Và cần phải xử lý nghiêm.
“Chúng tôi sẽ kiểm tra ngay và đề nghị cơ quan công an vào cuộc
xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm”, ông Huyện nhấn mạnh. Theo LS Phạm Ngọc Minh
- Cty luật TNHH Everest thì trường hợp hành vi rải đinh vít làm hư hỏng
phương tiện giao thông vận tải dẫn đến hậu quả người tham gia giao thông bị
thương tích có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS,
nếu dẫn đến hậu quả chết người có thể bị xử lý về tội giết người theo Điều 93
BLHS, do người thực hiện hành vi ý thức được mức độ nguy hiểm và hậu quả có
thể xảy ra.
Số điện thoại là của “đinh tặc”?
Trước việc “đinh tặc” tái xuất, Phó Chánh văn phòng UBATGT Quốc
gia - Uông Việt Dũng cho biết, việc in số điện thoại vá xăm lốp trên các tấm hộ
lan đã có từ lâu, phần lớn những địa điểm đó gần với khu dân cư và đã dẫn đến
việc người dân phá hộ lan mở dịch vụ sửa chữa và vá lốp. Nhưng thời gian gần
đây một số đối tượng đã sơn trên mặt đường, các đơn vị quản lý, khai thác
tuyến đã cho sơn xoá lại và khi lực lượng tuần lưu xuống làm việc một số đối
tượng đã chống đối và có hành vi lăng mạ gây gổ, đây là khó khăn cho đơn vị
khai thác. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng vì ngoài việc phá hoại tài sản
nó còn gây nguy hại đến tính mạng con người. Tuy nhiên, thực tế của chúng tôi
ghi nhận, mặt đường của tuyến này vẫn tồn tại khá nhiều số điện thoại của các
cơ sở làm lốp, sửa chữa xe. Các số điện thoại đều được sơn, kẻ rõ nét cho các
“nạn nhân” dính đinh gọi.
Trao đổi với PV Báo Lao Động ông Lê Đức Cường - Trạm trưởng Trạm
vận hành đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, hằng ngày đơn vị đều có nhân
viên tuần kiểm, kiểm tra toàn bộ cung đường và có xe quét đường. Cùng đó, Cty
BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thiết lập hệ thống điện thoại nóng của trung tâm
cứu hộ đường cao tốc. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khoảng cách số
điện thoại cứu hộ khá xa nhau, còn số điện thoại của cơ sở làm lốp nhan nhản
trên mặt đường.
(Theo
Lao động) Nhóm PV
|
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét