Ngân
sách hụt 21.300 tỷ đồng, lấy tiền đâu để bù?
Cập nhật lúc 14:01
Năm
2015, ngân sách Trung ương hụt thu 31.300 tỷ đồng. Nếu được Quốc hội đồng ý
xử lý 10.000 tỷ đồng từ số tiền bán bớt cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp,
thì vẫn còn thiếu 21.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Đỗ Hoàng
Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, “sẽ tìm được nguồn để xử lý số tiền thiếu
hụt này”.
Ngân sách Trung ương hụt thu chắc là do
giá dầu thô giảm mạnh, thưa ông?
Năm 2015, dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước vượt dự
toán 16.400 tỷ đồng, trong đó, địa phương vượt thu 47.700 tỷ đồng, còn Trung
ương lại hụt thu 31.300 tỷ đồng so với dự toán.
Ngân sách Trung ương hụt thu chủ yếu là do giá dầu
thô giảm mạnh, giá thanh toán bình quân trong năm nay ước chỉ đạt 54 - 55
USD/thùng, so với giá dự toán 100 USD/thùng. Theo tính toán sơ bộ, giá dầu
thô giảm khiến ngân sách Trung ương hụt thu từ dầu thô và các khoản thu khác
lên tới 63.000 tỷ đồng. Trong đó, thu từ dầu thô hụt 32.000 tỷ đồng; thu nội địa
giảm 12.000 tỷ đồng do giảm thu từ hoạt động khai thác khí, thu từ Nhà máy
Lọc dầu Dung Quất; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 19.000 tỷ đồng do trị
giá tính thuế giảm.
Ngoài ra, thực hiện cam kết, kể từ năm 2015, thuế nhập
khẩu mazut và diesel từ các nước ASEAN đã giảm xuống 0% và 5%, nên các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu đầu mối tăng tỷ trọng nhập khẩu 2 mặt hàng này từ ASEAN
và giảm nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN với mức thuế nhập khẩu cao gấp
nhiều lần. Việc này cũng góp phần làm giảm thu ngân sách Trung ương.
Trước tình thế đó, Chính phủ đã trình
Quốc hội cho phép lấy 10.000 tỷ đồng từ tiền bán bớt cổ phần nhà nước, tức là
vẫn còn thiếu tới 21.300 tỷ đồng. Thưa ông, số tiền còn thiếu lấy nguồn nào
để bù đắp?
Tổng số tiền nợ thuế nội địa của khu vực doanh nghiệp hiện
lên tới 76.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ nợ bất khả kháng từ những năm trước tạm thời
khoanh lại, tiền chậm nộp do nguyên nhân khách quan đang được đề nghị xóa (nợ
khó thu, nợ chờ xử lý), thì vẫn còn 34.000 tỷ đồng tiền nợ thuế có khả năng
thu hồi. Số tiền 34.000 tỷ đồng nợ thuế này sẽ được xử lý triệt để vì thực
ra, chủ nợ vẫn đang hoạt động, có khả năng nộp, nhưng chây ỳ. Từ nay đến cuối
năm, chỉ cần xử lý được 50% là ngân sách đã có thêm 17.000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã tiến hành thanh
tra, kiểm tra và ban hành biên bản truy thu, truy hoàn 8.000 tỷ đồng, đã thu
vào ngân sách trên 5.000 tỷ đồng, số còn lại 3.000 tỷ đồng (theo quyết định
truy thu, truy hoàn của cơ quan thuế) chắc chắn sẽ thu được, vì doanh nghiệp chấp
nhận biên bản xử lý, không khiếu nại, khiếu kiện. Trong quý IV này, cơ quan
quản lý thuế tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, nên chắc chắn sẽ truy
thu, truy hoàn cho ngân sách khoản tiền không nhỏ nữa.
Như vậy, nếu thu hồi được hết các khoản
nợ đọng, truy thu, truy hoàn, tích cực đấu tranh chống gian lận thuế, gian
lận thương mại, chống chuyển giá, thì ngân sách Trung ương năm nay cũng không
đến nỗi “căng” lắm, thưa ông?
Quan điểm của ngành tài chính
là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống gian lận thuế, gian lận
thương mại, chống chuyển giá… và tích cực thu hồi nợ đọng để giảm thiểu số
tiền hụt thu. Hiện có một số doanh nghiệp lớn cố tình chiếm đoạt các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước, chúng tôi sẽ cố gắng thu hồi bằng được. Đơn cử,
năm 2014, Liên doanh Dầu khí Việt - Nga vẫn còn khoản 86 triệu USD, tương
đương gần 2.000 tỷ đồng chưa chịu nộp ngân sách và đưa ra nhiều lý do khác
nhau để cố tình trốn tránh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Nguồn cân đối ngân sách nhà nước năm nay sẽ sử dụng càng
ít càng tốt, mà thay vào đó là tăng cường sử dụng nguồn từ thu hồi nợ đọng,
tiền truy thu thuế để xử lý.
Ngân sách địa phương vượt thu 47.700 tỷ
đồng, ngân sách Trung ương đã có hướng xử lý, nên tính chung, ngân sách nhà
nước năm 2015 có khả năng vượt thu khá lớn. Vậy tại sao chưa tính đến việc
tăng lương cho khu vực nhà nước, vì mức lương 1,15 triệu đồng/tháng đã quá
lạc hậu?
Ngân sách địa phương tăng thu, nhưng hiện chỉ có 13 địa
phương có cân đối nguồn về ngân sách Trung ương, số còn lại tăng thu, nhưng
vẫn chưa đủ chi phí, vẫn trông chờ vào ngân sách Trung ương. Trong khi đó,
ngân sách Trung ương vẫn còn hụt thu trong bối cảnh chi thường xuyên chiếm tỷ
lệ quá cao trong tổng chi ngân sách, nhiều lĩnh vực, riêng khoản chi lương đã
chiếm trên 70% tổng chi, nên trước mắt, ngân sách Trung ương phải tập trung
giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo… và tăng cho đối
tượng hiện có thu nhập từ lương, trợ cấp xã hội quá thấp.
Hy vọng năm 2016, nền kinh tế tiếp
tục khởi sắc, thu ngân sách nhà nước tăng, đồng thời tiết kiệm chi các khoản
không thiết yếu, chưa cần thiết, nên sẽ có nguồn để cân nhắc tăng lương cho
khu vực nhà nước.
Hy vọng là thế, nhưng năm 2016, thuế
thu nhập doanh nghiệp tiếp tục giảm, thu đủ dự toán cũng không hề đơn giản,
thưa ông?
Từ năm 2016, thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông sẽ giảm
xuống 20%, thay vì 22;, thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực doanh nghiệp
nhỏ và vừa chỉ còn 17%, thay vì 20% như hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy, giảm thuế
suất, giảm mức độ đóng góp, thì ngân sách thường tăng thu.
Cụ thể, sau khi tăng mức khởi điểm chịu thuế từ 4 triệu
đồng lên 9 triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6 triệu đồng lên
3,6 triệu/người/tháng, thì số thu từ thuế thu nhập cá nhân liên tục tăng, năm
nay dự kiến đạt 55.000 tỷ đồng, sang năm sắc thuế này sẽ vượt số thu từ dầu
thô. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tương tự, giảm thuế suất ở mức hợp lý,
thì ngân sách sẽ tăng thu.
(Theo Đầu tư) Mạnh Bôn
|
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét