Vinaconex, điềm báo thời vận hạn chưa qua
Cập nhật lúc
08:22
Hàng loạt vận
đen đeo đuổi Vinaconex, từ vỡ đường ống nước cấp cho thành phố Hà Nội
cho tới những khó khăn, tai tiếng trong hoạt động kinh doanh. Dàn lãnh đạo
của tổng công ty liên tục thay đổi.
Dàn lãnh đạo
liên tục biến động
Từ 20/10, ông Hoàng
Nguyên Học - đại diện Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
tại Vinaconex - thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT sau gần 4 tháng đảm nhiệm.
Ông Vũ Quý Hà rời ghế
tổng giám đốc để thay thế ông Học làm chủ tịch HĐQT. Ông Đỗ Trọng Quỳnh,
thành viên HĐQT, được bổ nhiệm vị trí TGĐ thay cho ông Hà.
Như vậy, các vị trí chủ
chốt trong ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt
Nam - Vinaconex (VCG) thêm một lần nữa biến động. Tuy nhiên, nhân sự thay thế
là các gương mặt quen thuộc của DN này.
Trước đó, đầu tháng
7/2015, Vinaconex đã thông qua đơn xin từ nhiệm của chủ tịch HĐQT Nguyễn
Thành Phương, sau nhiều năm tại vị. Hiện ông Phương vẫn là chủ tịch Công ty
Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVF).
Một quỹ đầu tư lớn gần
đây là Market Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) cũng thoái vốn khỏi VCG, không
còn là cổ đông lớn. Cuối tháng 9, quỹ này đã bán 3,6 triệu cổ phiếu VCG, giảm
tỷ lệ nắm giữ xuống còn 4,45%. Như vậy, hiện Vinaconex chỉ còn 2 cổ đông lớn
là SCIC (57,8%) và Viettel (21,3%).
Kết quả kinh doanh của
VCG cũng giảm sút. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi của DN này giảm
lần lượt 26% và 8% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính của DN quý II tăng gấp 7
lần so với cùng kỳ, lên gần 43 tỷ đồng.
Trong báo cáo hợp nhất
kiểm toán 2015, kiểm toán nhấn mạnh ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ
về xử lý tài chính sau thanh tra việc cổ phần hóa VCG, trong đó lưu ý đến
việc các khoản nợ tiềm tàng của công ty có thể phát sinh.
Liên quan đến vụ việc vỡ
đường ống nước sông Đà, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vẫn đang làm
việc với Vinaconex và khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc thiết kế, phê
duyệt và xây lắp tuyến ống truyền tải nước sạch dự án nước sông Đà giai đoạn
1.
Chưa hết vận
hạn
Quyết định sáp nhập Công
ty tài chính Vinaconex Viettel (VVF) với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
(SHB) cũng là một kết cục đáng buồn của Vinaconex. Đây là sự hợp tác giữa
Vinaconex và Tập đoàn Viettel, từng được hai phía kỳ vọng rất nhiều.
Trong năm 2014, VVF lỗ 12
tỷ đồng, nợ xấu lên có lúc lên tới hơn 70% và không huy động được vốn từ năm
2014. VVF hiện có khoản nợ 150 tỷ đồng trái phiếu với CTCP Tập đoàn Vina
Megastar và đang phải lo giải quyết.
Gần đây, Vinaconex còn
dính vào việc chậm chễ bàn giao quỹ bảo trì chung cư (2%) cũng như sự xuống
cấp của một số tòa nhà mà tổng công ty này xây dựng. Hiện Vinaconex chưa trả
lại người dân tòa nhà N05 tại Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội số tiền bảo trì
70 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quyết định mới nhất, từ 10/12, nếu chủ đầu tư
không chịu giao khoản tiền này cho ban quản trị thì sẽ bị cưỡng chế.
Song, vấn đề lớn nhất đối
với Vinaconex có lẽ là sự cố liên tục tại đường ống nước sông Đà. Kể từ khi
đi vào hoạt động, đường ống nước này đã vỡ tới 15 lần. Đầu tháng 10, CTCP
Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) - công ty con của Vinaconex đã khởi công xây
dựng hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn -
Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II.
Dự án tuyến ống nước số 2
có tổng đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đoạn tuyến 21 km
làm trước khoảng 1.200 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đầu tư sẽ được thực hiện bằng
nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng thương mại, không sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước.
Trước đó, Cơ quan cảnh
sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố tổng cộng 9 đối tượng
trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà - Hà Nội, gồm nguyên giám đốc ban quản lý
dự án nước Sông Đà, nguyên GĐ CTCP ống cốt sợi thuỷ tinh Vinaconex,...
Dù chưa có ai trong ban
lãnh đạo Vinaconex bị liên đới nhưng, vấn đề trách nhiệm của tổng công ty
cũng đã được đặt ra. Hàng triệu mét khối nước đã không được cung cấp đến
người dân, hàng trăm giờ đường ống bị vỡ,... khiến đời sống của người dân Thủ
đô bất ổn và hoang mang. Vấn đề này không thể không được bàn tới.
Động thái rút đại diện
của SCIC cũng khiến nhiều người nghĩ tới khả năng tổ chức này sẽ nhanh chóng
thoái vốn tại VCG. Trước đó, từ 2013, SCIC đã có kế hoạch thoái vốn tại gần
400 DN, trong đó có một số đơn vị đáng chú ý như Vinaconex, Nhựa Bình Minh,
Nhựa Tiền Phong,... Tới thời điểm hiện tại, SCIC đang nắm giữ hơn 255,3 triệu
cổ phiếu VCG, tương đương tỷ lệ sở hữu 57,8% vốn điều lệ của Vinaconex.
(Theo
VietNamNet) H. Tú
|
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét