Vụ Mỹ vào "vùng cấm địa": Truyền thông Trung Quốc “nhũn”
bất ngờ
Cập nhật lúc 19:49
NLĐ- Báo chí
nhà nước Trung Quốc khá là kiềm chế sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường
USS Lassen của Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi và Vành
Khăn thuộc quần đảo Trường Sa hôm 27-10.
Một tờ báo được cho là mạnh mẽ nhất, Thời báo Hoàn cầu,
hôm 28-10 bất ngờ kêu gọi Bắc Kinh “kiềm chế và tỏ rõ ưu thế đạo đức trước sự
bắt nạt của Washington”. Trong một bài xã luận, báo này viết: “Lầu Năm Góc rõ
ràng đang khiêu khích Trung Quốc. Nếu chúng ta cảm thấy thua thiệt và thốt ra
những lời giận dữ, điều đó chỉ khiến cho Mỹ đạt được mục tiêu của mình”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước khác cũng tỏ vẻ “nín
nhịn”. Tất cả đều kêu gọi Trung Quốc “giữ một cái đầu lạnh khi đối mặt với
những hành động khiêu khích của Mỹ” dù như Thời báo Hoàn cầu tuyên
bố: "Trung Quốc không sợ một cuộc chiến trong khu vực với Mỹ".
Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo sẽ có hành động kiên quyết
chống lại bất kỳ nước nào vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông. Tuy nhiên,
khi tàu Mỹ kết thúc sứ mạng tuần tra, họ vẫn chỉ theo dõi và cảnh báo mà
không can thiệp.
Sau đó, Bắc Kinh triệu đại sứ Mỹ để phản đối, lên án hành động
của Washington và đe dọa “sẽ đáp trả mạnh mẽ” nhưng hiện chưa thấy làm gì.
Tàu khu trục tên
lửa dẫn đường USS Lassen. Ảnh: Reuters
Tàu chiến USS Lassen bắt đầu sứ
mạng tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi và Vành Khăn lúc 6
giờ 40 phút ngày 27-10 (giờ địa phương) và kết thúc sau đó vài giờ. Tờ The
Washington Post dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ con tàu được máy
bay hải quân hộ tống từ trên không khi tiến gần Đá Xu Bi. Trước đó, quan chức
Mỹ cho biết máy bay giám sát P-8A, và có thể cả P-3, có khả năng đi cùng con
tàu.
Trong khi đó, cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra mạnh miệng hơn
khi yêu cầu chính phủ phản ứng đúng với vị thế cường quốc, có lực lượng quân
đội “lớn nhất thế giới”. Một người dùng Weibo nói: “Người Mỹ đang ở trước cửa
nhà chúng ta. Tố cáo họ một lần nữa chỉ càng thêm vô dụng”. Một người khác tự
hỏi liệu Bắc Kinh có phải chỉ biết “múa mép” và đòi “phá hủy tàu chiến Mỹ”.
Ông Zhu Feng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác biển
Đông tại Đại học Nam Kinh, cho biết ông hy vọng Trung Quốc kiềm chế nếu thực
sự không muốn đối đầu Mỹ. Dù vậy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc có
thể đẩy Bắc Kinh đi theo con đường phản ứng cứng rắn.
Ở Bắc Kinh, cựu chuẩn đô đốc Yang Yi, một chuyên gia tại
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho
rằng hoạt động tuần tra của Mỹ sẽ khiến Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng, triển
khai lực lượng trên đảo nhân tạo, thậm chí quân sự hóa chúng và tiến tới
thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông. Đặc biệt, Trung Quốc
làm những điều này với cái cớ "bị Mỹ khiêu khích".
Ngay cả phía Mỹ cũng hết sức thận trọng.
Báo The New York Times cho hay Nhà Trắng đã chỉ đạo các quan chức Bộ
Quốc phòng Mỹ không được công khai nói gì về chuyến tuần tra hôm 27-10. Không
hề có thông báo chính thức hay thông cáo báo chí về hành tung của ISS Lassen.
Nhà Trắng còn nói rõ ngay cả khi bị hỏi đến, các quan chức cũng không được hé
lời.
Các nhà phân tích cũng nhận định hoạt động tuần tra lần
này của Mỹ là động thái mạnh mẽ nhất nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi
lý của Trung Quốc trên biển Đông. Thế nhưng, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27-10
khẳng định việc này không tác động tiêu cực tới quan hệ giữa Washington và
Bắc Kinh.
“Bỏ qua chuyện biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung có tầm quan trọng
sống còn, chúng tôi muốn thấy mối quan hệ này tiếp tục cải thiện và phát
triển vì lợi ích của cả hai bên" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John
Kirby. Trong khi đó, Nhà Trắng từ chối bình luận về "các hoạt động quân
sự".
P.Nghĩa (Theo Yahoo, Reuters)
|
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét