Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

 07:43

Giá điện tăng 5% từ ngày 1.8


(TNO) Tập đoàn điện lực VN (EVN) vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá bán điện bình quân lên 1.508,85 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tăng 71,85 đồng/kWh (tăng 5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đ/kWh).

Theo EVN, việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20.4 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.
Lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi.
Với biểu giá bán điện ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT của Bộ Công thương, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đ/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đ/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đ/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đ/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đ/tháng.
(Theo TNO) Mai Hà
Cứ lỗ là tăng, có như vậy mới bảo đảm hiệu quả kinh doanh, điều đơn giản này ai cũng hiểu được. Than sản xuất được bán dưới giá thành, phải tăng. Xăng dầu theo giá nhập khẩu tăng và mức chiết khấu (lãi định mức-từ này chỉ có ở nền kinh tế VN ta), cũng phải tăng… Với các doanh nghiệp nửa thị trường, nửa độc quyền có một ưu thế tuyệt đối: Khi tăng chỉ cần một quyết định của cơ quan nhà nước; khi giảm phải theo tín hiệu thị trường. Người dân chỉ được biết một lý do đơn giản tăng là bảo đảm cho doanh nghiệp không bị lỗ. Còn việc kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào thì không ai cũng có thể biết.
Tại sao chưa mấy ai quan tâm tới các yếu tố khác cũng có quyết định tới giá thành sản phẩm? Hiện nay đi trong các thành phố lớn ta có thể bắt gặp nhan nhản những Văn phòng đại diện của các ngân hàng thương mại. Thậm chí cùng một ngân hàng mà trên một tuyến phố ở Hà Nội có đến 4-5 văn phòng đại diện, và có chỗ hai văn phòng này còn “nhìn thấy mặt nhau”!. Những chi phí cho mỗi văn phòng đó chắc không ít và nó được hạch toán vào chi phí kinh doanh. Vì vậy biên độ lãi suất huy động và cho vay chẳng có ngân hàng nào của ta dưới 3% trong khi thế giới chỉ 0,5 đến 1%. Với ngành điện lực, lâu nay chẳng thấy ai nhắc tới chuyện thất thoát điện năng (mà có lúc đã tới con số 15%). Chi phí quản lý yếu kém, lãng phí là một nguyên nhân quan trọng khiến việc kinh doanh điện không hiệu quả. Song họ chẳng mấy quan tâm tới vấn đề này bởi đơn giản đã có Nhà nước bảo đảm hiệu quả kinh doanh cho họ bằng điều chỉnh giá, còn lương lãnh đạo thì đã được bảo đảm bằng cơ chế chính sách – và nó cũng đang là những tốp đầu của thu nhập cá nhân.
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét