Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

08:15

 Về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P2)


 

 Phần II Vài nét về Đảng cộng sản Việt nam 
Trong lĩnh vực này, có mấy vấn đề chủ yếu cần được lưu ý đúng mức hơn là :

1 - Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được hình thành trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng phản đế phản phong của nhân dân Việt nam. Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành chiếm đoạt nước ta thì cũng đồng thì hình thành các phong trào chống đối nhằm dành lại chủ quyền của dân tộc. 

Các phong trào nối tiếp nhau là phong trào cần vương do giai cấp phong kiến lãnh đạo, phong trào nông dân với lãnh tụ Hoàng hoa Thám, phong trào của giai cấp tư sản non trẻ với vai trò của Nguyến Thái Học,… Các phong trào này đều thất bại vì một nguyên nhân chủ yếu là không tập hợp được nhân dân để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân. 

Trong điều kiện đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, trong quá trình đi tìm đường cứu nước đã gặp và tham gia đường lối cách mạng của giai cấp công nhân và vận dụng đường lối đó vào việc thành lập Đảng Cộng sản VN. 

Phong trào cách mạng do giai cấp công nhân Việt nam lãnh đạo đã thay thể các phong trào trước đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Việt nam là đã xây dựng liên minh công - nông làm nòng cột để tập hợp toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 

Do đó, có thể khẳng định là từ khi thành lập, ĐCS VN không phải tranh dành quyền lãnh đạo với đảng nào khác nên đã trở thành đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân để đưa phong trào cách mạng đến thành công. Do đó việc điều 4 của Hiến pháp ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam là ghi nhận một thực tế lịch sử chứ không phải là một sự áp đặt của Đảng .

2 - Chế độ đa đảng đã tồn tại tại ở VN trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó là khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, chế độ đa đảng ở VN gồm 2 nhóm là : ĐCSVN liên kết với Đảng Dân chủ và Đảng xã hội trên cơ sở thống nhật mục tiêu phản đế và phản phong và nhóm Việt nam quốc dân đảng và Việt nam cách mạng đồng minh hội đứng ở phía đảng đối lập về mục tiêu cách mạng. 

Khi bước vào giai đoạn phải tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp thì hai đảng đối lập cũng từ bỏ vai trò đảng đối lập để quay sang gia nhập hàng ngũ bù nhìn của quân đội pháp. Sau này, hai Đảng dân chủ và Đảng xã hội tuyên bố tự giải tán vì một nguyên nhân chủ yếu là không phát triển được lực lượng trẻ để thay thế lực lượng lớn tuổi của mình.
3 – Đảng CSVN cũng đã từng mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đó là sai lầm tả khuynh trong Xô viết Nghệ tĩnh, sai lầm giáo điều trong thực hiện cải cách ruộng đất, … Thế nhưng đó là những sai lầm mang tính nhất thời, được lãnh đạo sớm nhận biết và có giải pháp khắc phục nên vẫn giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình. 

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1986, ĐH VI đã xác định là với “… những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hôi, chúng ta đã khắc phục được một bước sự phân tán và lạc hậu của nền kinh tế, cải biến được một phần cơ cấu kinh tế - xã hội, đặt cơ sở đầu tiên cho bước phát triển mới. Nhưng chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát quá thấp Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho tình hình thêm khó khăn” (Văn kiện ĐH VI, tr 32). 

ĐH VI cũng chỉ rõ “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhứng sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc đảng. 

Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh.” (Văn kiện ĐH VI, tr 26). ĐH VI cũng ghi nhận là “Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của cơ quan nhà nước” (Văn kiện ĐH VI, tr 18).

- Trên cơ sở đó, Đảng đã thực hiện đường lối đổi mới để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài đã mắc phải. Kết quả của đường lối đổi mới đã đưa nước ta tiếp tục phát triển lên một bước, được thế giới và nhân dân nước ta ghi nhận. 

Thế nhưng như vậy không có nghĩa là sự lãnh đạo của đảng trong giai đoạn từ 1986 đến nay không có sai lầm nghiêm trọng gì. Ngay sau ĐH VI, nền kinh tế - xã hội của chúng ta đã mắc vào một giai đoạn khủng hoảng và đến ĐH VIII mới xác định được là đã “…đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. (Văn kiện ĐH VIII, tr 58). 

Thế nhưng ĐH VIII cũng đã phải ghi nhận là “Xét về tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng XHCN, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.” (Văn kiện ĐH VIII, tr 68). 

Thế nhưng từ ĐH VIII đến nay, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được như đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước kém phát triển nhưng công tác lãnh đạo của Đảng vẫn tiếp tục phạm một số sai lầm nghiêm trọng, tuy đã được chính thức ghi nhận tại các ĐH IX, X, XI nhưng vẫn không được khắc phục một cách đúng mức và kịp thời. 

Những sai lầm này đã dẫn đến sự không đồng thuận xã hội và ngày nay, sự không đồng thuận đã mở rộng đến sự không đồng thuận của một số cán bộ đảng viên thuộc lớp những nhà khoa học, đội ngũ chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách (gồm cả người đương chức và người về hưu). 

Sự không đồng thuận này, trong chừng mực nhất định, thể hiện sự đúng đắn của ĐH VI khi kết luận, như đã dẫn là “Thực trạng nói trên  làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước.” (Văn kiện ĐH VI, tr 18).

4 - Sự suy giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những ý kiến, quan điểm khác nhau đối với điều 4 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.  Trong trường hợp này, cần lưu ý là :

- Về thực chất quan điểm đòi xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp và quan điểm đòi thực hiện chế độ đa đảng thực chất là mang tính chất không chấp nhận đường lối thực hiện bước quá độ lên CNXH của Đảng CSVN. Nói cách khác, đấy là sự phát triển của tình trạng chệch hướng đã được ĐH VIII đề cập đến như đã trích dẫn ở trên. 

Sự chệch hướng này thể hiện cuộc đấu tranh giữa 2 con đường : hoặc tự giác, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN đi theo con đường tiến lên CNXH, hoặc tự phát, dưới bàn tay vô hình của thị trường, đi theo con đường tiến lên CNTB. Từ nhiệm kỳ ĐH III đã đề cập đến cuộc đấu tranh lựa chọn đi theo con đường nào. 

ĐH VI, khi đề cập đến thời kỳ quá độ lên CNXH, đã ghi nhận là “Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuát và kiến trúc thượng tầng. Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”.”(Văn kiện ĐH VI, tr 41). 

- Để đảm bảo định hướng XHCN, vẫn phải duy trì điều 4 cùa Hiến pháp. Thế nhưng trong tình hình hiện nay, cần phải khắc phục những sai lầm nghiêm trọng kéo dài để đảm bảo định hướng XHCN. Để thực hiện điều đó, vấn đề chủ yếu không phải là có Luật về Đàng mà đòi hỏi bản thân Đảng phải có sự đấu tranh nội bộ để tự chính đốn, cải tiến và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị 4 của Ban CHTƯĐ, Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chí là để đảm bảo yêu cầu này.

5 – Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay nhằm quán triệt sâu sắc hơn nữa bản chất giai cấp công nhân. Trước hết phải xuất phát từ đặc điểm là Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân nên các đảng viên phải quán triệt và thể hiện bản chất của giai cấp công nhân. Khi mới thành lập Đảng CSVN thì các tiền bối đều là những người không thuộc giai cấp công nhân. 

Do đó đã hình thành chủ trương đi vô sản hóa đề các vị tiền bối thâm nhập vào đời sống của người vô sản Việt nam nói chung, vào đới sống của công nhân Việt nam nói riêng. Qua đó, nhận thức được sâu sắc hơn các điều kiện sống của người lao động để, từ đó, vừa tự cải tạo mình để quán triệt sâu sắc hơn đường lối cách mạng của giai cấp công nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ giác ngộ, vận động công nhân và người lao động tham gia cách mạng. 

Tuy nhiên, ĐH VI, như đã trích dẫn ở trên, đã nhận định là đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. 

Sở dĩ có tình trạng đó vì đội ngũ này vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng tiểu tư sản “tả” khuynh và hữu khuynh. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược này chưa thực sự tự cải tạo mình thành người mang bản chất của giai cấp công nhân, vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng của thành phần xuất thân, chưa thực sự tu dưỡng tự cải tạo để quán triệt, mang tính chất của giai cấp công nhân.
- Mãi 25 năm sau, đến HN TƯ 6, Khóa X vẫn phải ghi nhận yếu kém trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ đảng viên khi xác định là “Đa số công nhân nước ta là từ nông dân (là nông dân hoặc con em nông dân), có tinh thần cần cù lao động, không ngại gian khổ, nhưng khi mới gia nhập đội ngũ công nhân cũng có những hạn chế về ý thức giai cấp công nhân và tác phong công nghiệp.” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, tr 29). 

Ngoài nguyên nhân yếu kém về công tác giáo dục, còn có nguyên nhận thuộc về nhận thức không đúng về giai cấp công nhân. Tại HN TƯ 6, Khóa X, khi xác định tiêu chí ai là người thuộc giai cấp công nhân thì lại lấy tiêu chí địa điểm lao động chứ không lấy tiêu chí bản chất bắt nguồn từ điều kiện lao động đó. 

Do đó đã dẫn đến tình trạng là có nhiều đảng viên, do không lao động trong ngành công nghiệp không được xếp vào hàng ngũ giai cấp công nhận nên tại HN này, vẫn có ý kiến thắc mắc là “… tại sao không xếp tất cả cán bộ. công chức  làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp vào giai cấp công nhân, tại sao một số người từ giai cấp công nhân học giỏi, trở thành trí thức lại ra khỏi giai cấp công nhân.” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, tr 23). 

Mâu thuẫn này đã được BCT bước đầu giải trình là “Đã là đảng viên Đảng cộng sản Việt nam thì về nguyên tắc đều mang bản chất giai cấp công nhân, là thành viên của đội tiền phong của giai cấp công nhân ….; nhưng tùy thuộc công việc đang làm hiện tại của mỗi người, có thể là công nhân, nông dân, công chức, quân đội, công an, hoặc chủ doanh nghiệp, …. mà xác định cụ thể thuộc giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, trang 24-25).

Giải trình của BCT có chứa đựng mâu thuẫn là tuy đã đề cập đến bản chất giai cấp công nhân nhưng vẫn căn cứ vào tiêu chí địa điểm làm việc để xác định là thuộc giai cấp và tầng lớp xã hội nào. 

Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến việc đ/c Trương tấn Sang, lúc đó là Bí thư thường trực, trong bài viết trên báo Nhân dân (ngày 12/3/2008) giới thiệu kết quả của HN TƯ 6 về giai cấp công nhân đã phải ghi nhận “… có những biểu hiện thiên về coi trọng việc thu hút vốn đầu tư và vai trò của người sử dụng lao động, e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nên chưa thực sự quan tâm thích đáng đến bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân còn nhiều thiếu sót, thiếu chế tài cần thiết và xử lý không nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.”. 

Như vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân thì chắc không đến nỗi có tình trạng như đ/c Trương tấn Sang đã nhận xét. Thực trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý là giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh cách mạng để dành chính quyền về tay mình thì, ngày nay, theo tiêu chí quy định ai là người thuộc giai cấp công nhần, chính quyền lại nằm trong tay những người không phải là giai cấp công nhân.

- Cần làm rõ bản chất của giai cấp công nhân để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên chiến lược tham gia quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo cách đánh giá phổ biến trước đây thì khi nói đến bản chất của giai cấp công nhân thì xác định đó là giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường để dành lại chính quyền về tay mình. 

Thế nhưng, có thể do bắt nguồn từ sai lầm của bệnh thành phần chủ nghĩa nên trong công tác giáo dục đảng viên, dường như thôi không đề cập đến nhiệm vụ giáo dục về giai cấp tình của giai cấp công nhân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng không nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, đúng mức về bản chất của giai cấp công nhân. 

Có thể khẳng định là bản chất của giai cấp công nhân bắt nguồn từ đặc điểm lao động của họ trong các công xưởng của nền đại công nghiệp cơ khí hóa. Tại đây, quá trình sản xuất được cơ giới hóa dựa thên sự phân chia thành những công đoạn khác nhau dẫn đến thực hiện sự phân công lao động xã hội theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hiệp tác hóa theo giai đoạn công nghệ, biến người công nhân thành những người lao động bộ phận chỉ đảm nhận một khâu của quá trình sản xuất sản phẩm.

Cách tổ chức sản xuất và phân công lao động theo kiểu đó đã dẫn đến thực trạng là “Chỉ có sản phẩm chung của nhưng công nhân bộ phận mới trở thành hàng hóa. (C. Mác – Tư bản Quyển thứ nhất, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, 1975, tr 84 - 85). 

Nguyên tắc phân công theo các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất sản phẩm tạo thành lớp người lao động bộ phận tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác hóa lao động ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực, các ngành khác nhau.

 Do đó đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đội ngũ trí thức, …. cũng trở thành những người lao động bộ phận. Có thể dẫn chứng là một bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được hình thành là sản phẩm của những cán bộ - người lao động bộ phận thuộc Bộ KH&ĐT và nhiều Bộ khác tạo thành. 

Đối với lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo một khóa học sinh, sinh viên là kết quả lao động của những giáo viện thuộc các bộ môn khác nhau nên, trong thực tế, những người giáo viên này cũng là những người lao động bộ phận. 

Những đề tài khoa học cũng là những sản phẩm được hình thành do sự phân công chuyên môn hóa và hiệp tác lao động của nhiều nhà khoa học - những người lao động bộ phận . … Do đó, nếu xét theo tiêu chí “người lao động bộ phận tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hóa và hiếp tác hóa để tạo ra sản phẩm” thì sẽ phải coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những trí thức, … là người thuộc giai cấp công nhân. Do dó, xóa bỏ nghịch lý coi bộ máy chính quyền không nằm trong tay giai cấp công nhân.
(Còn tiếp)
GS Nguyễn Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét