Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

14:45

Về Đảng lãnh đạo,Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P3)

Tiếng nói trí thức


7
III Vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay của Việt nam. 
I – Một số vấn đề chung.

Trong phạm vi này, có một số vấn đề chủ yếu cần lưu ý là :

1 - Trước hết cần phải thấy việc có nhiều ý kiến khác nhau vừa là tất yếu khách quan và còn là điều cần thiết vì có ý kiến khác nhau tạo điều kiện để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, độc đoán, …. Vấn đề được đặt là phải cọ sát các ý kiến khác nhau để tìm lời giải có căn cứ khoa học và thực tiễn, có tình có lý. 

Qua đó tạo điều kiện để phát triển tư duy, thống nhất hành động. Thế nhưng tại Việt nam lại xẩy ra một tình huống không bình thường là đã để các ý kiến khác nhau tồn tại kéo dài, thậm chí có vấn đề kéo dài tới ½ thế kỷ nhưng chưa có sự cọ sát một cách có tổ chức để đi đến thống nhất quan điểm, hành động.

Kéo dài tình hình có ý kiến khác nhau một cách không bình thường dẫn đến tình trạng phân liệt về mặt tổ chức và hành động để cuối cùng dẫn đến gây chia rẽ, bè phái, rồi tiến đến phân liệt về mặt tổ chức. 

Thực trạng này đã được các ĐH VII (Văn kiện ĐH VII, trang 47), ĐH IX (Văn kiện ĐH IX, trang 77), ĐH X (Văn kiện ĐH X, trang 65) và ĐH XI (Văn kiện ĐH XI, trang 172) liên tục ghi nhận. Điều cần lưu ý là những sự bất đồng về tư tưởng quan điểm, trước đây chỉ thể hiện chủ yếu trong đội ngũ cán bộ chiến lược (gồm cả đương chức và đã về hưu) tham gia vào quá trình hoạch định và tổ hức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

Từ khi lấy ý kiến toàn dân tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 thì những sự bất đồng này được bộc lộ công khai và rộng rãi hơn nhiều so với trước đây. 

Những bất đồng này vẫn tiếp tục tồn tại, chưa được giải quyết ngay sau khi các đại biểu quốc hội đã góp ý vào dự thảo được ban soạn thảo chỉnh lý để trình tại kỳ họp thứ 5 của Quốc Hội Khóa XIII. 

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này là cuộc đấu tranh để đi tới thống nhất tư tưởng quan điểm nhằm củng cố và phát triển sự đoàn kết toàn dân. Vai trò của các thế lực thù địch không trực tiếp hiện diện mà chỉ phát huy tác động chủ yếu bằng con đường khoét xâu những bất đồng trong nội bộ đội ngũ chúng ta.

2 - Ở phạm vi thế giới, một số cường quốc đang thực thi, áp đặt chính sách bá quyền, bành trướng của họ lên các nước khác. Thực trạng đó dẫn đến các nước khác, nhất là các nước nhỏ, đang đững trước nguy cơ biến thành nước chư hầu (dưới những hình thức và mức độ khác nhau) của các cường quốc đó. 

Do đó nhiệm vụ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền của các nước, trong đó có Việt nam, là một nhiệm vụ cấp bách, trước mắt. Về phương diện này, Việt nam cần vận dụng kinh nghiệm truyền thống là phải phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân để giữ vững nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Mất đoàn kết là nguy cơ trực tiếp dẫn đến việc đưa Việt nam quay lại vị thế của một nước thuộc địa dưới hình thức phụ thuộc vào một cường quốc nào đó.

3 - Việt nam đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH như đã đề cập đế ở phần trên. Trên lĩnh vực này, ĐH VIII đã phải ghi nhận là đã có sự chệch hướng như đã dẫn ở phần trên. Trong tình huốn này, các thế lực thù địch đã thực thi âm mưu diễn biến hòa bình để thực hiện việc làm cho đội ngũ cán bộ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Từ đó nảy sinh một kết luận phải sinh là những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng và kéo dài có phải thuộc về bản chất của CHXH hay thuộc lĩnh vực chúng ta đã xa vào con đường chệch định hướng XHCN ?

4 - Vấn đề đa nguyên, đa đảng đã xuất hiện tại Việt nam sau khi Liên xô đã sửa đổi Hiến pháp của mình theo hướng xóa bỏ điều quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng CS LX. Từ đó đến nay, chúng ta đã có những đấu tranh nhất định nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề này nên không giải quyết dứt điểm. 

Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến, nhân dịp góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề đa nguyên đa đảng lại nổi lên thành một chủ đề được công khai tranh luận.

5 - Sự xụp đổ của các nước Liên xô và các nước XHCN Đông Âu dẫn đến một luận điểm coi như CNXH là một mô hình thất bại và không có khả năng xác định được mô hình của CNXH, còn CNTB là mô hình có tính bền vứng (nếu không muốn nói là vĩnh cửu), là chủ nghĩa xã hội dân chủ là một mô hình cần tham khảo vận dụng…. . Về phương diện này cần lưu ý là học thuyết về CNXH đã xuất hiện từ thế kỷ XVI và từ đó xuất hiện nhiều học thuyết khác nhau về CNXH. 

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Phần III “Về văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” có để cập đến 3 mô hình của chủ nghĩa xã hội phản động là chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội Đức hay chủ nghía xã hội “chân chính”. 

Ngoài ra còn để cập đến mô hình chủ nghĩa xá hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản và mô hình chủ nghĩa xã hội không tường-phê phán và chủ nghĩa cộng sản không tưởng - phê phán. Từ thực tế đó có thể đặt câu hỏi là mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực của Liên xô và các nước Đông Âu có phải là chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác-Ăng ghen không?

Trong chừng mực nhất định, có thể khẳng định đó là sự vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác-Ăng ghen vào điều kiện của nước Nga nói riêng, của Liên xô và các nước Đông Âu nói chung. Trong điều kiện đó có thể đặt tiếp một câu hỏi là mô hình đó có bị pha tạp bới một số trong 5 loại mô hình chủ nghĩa xã hội đã được đề cập đến trong Tuyên ngôn của các Đảng cộng sản như đã dẫn ở trên không ? 

Từ đó cũng phải đặt câu hỏi là mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Trung quốc là mô hình chủ nghĩa xã hội nào ? Cũng có thể đặt tiếp thêm câu hỏi là nội dung quá độ lên CNXH của Việt nam có bị pha trộn bởi một số trong 5 mô hình chủ nghĩa xã hội như đã được đề cập đến trong Tuyên ngôn của các Đảng cộng sản không ?

6 - V.v….

II – Liên hệ vào thực trạng của Việt nam. 

Trong lĩnh vực này, có một số nội dung chủ yếu cần lưu ý là :

1 - Trong quá trình thực hiện bước quá độ lên CNXH, chúng ta đã đạt được nhứng thành tích to lớn như đã đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước chậm phát triển. Nếu so sánh tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay với tình hình trước cách mạng tháng 8/1945 thì phải khẳng định là chúng ta đã có những bước phát triển toàn diện và to lớn. 

Thế nhưng trong quá trình này, chúng ta cũng mắc phải những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng và kéo dài từ nhiệm kỳ ĐH III đến nay. Thực trạng này đã được ĐH VI và các ĐH sau đó liên tục ghi nhận (như đã đề cập đến ở phần trên) và cũng được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến với những mức độ chi tiết khác nhau. Những sai lầm, khuyết điểm đó là những lực cản bước phát triển của nền kinh tế nói riêng, của đất nước và xã hội ta nói chung. 

Do đó, vấn đề quan trọng là cần nhìn thẳng vào sự thật đó một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ hơn để có giải pháp có hiệu lực và có hiệu quả để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đang cản trở bước đi của chúng ta.

2 – Trong thực tế, dư luận xã hội có đề cập đến một số giải pháp chủ yếu sau đây 

-  Đề cao vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong thực tế cần lưu ý là phạm trù dân chủ đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ. Theo đó, chỉ có các chủ nô mới được hưởng nền dân chủ còn người nô lệ thậm chí cũng không được hưởng quyền con người. 

Sau này, dưới chế độ xã hội phong kiến thì chỉ có người trong giới hoàng tộc là được hưởng quyền dân chủ. Riêng với chế độ xã hội phong kiến của các nước Tây Âu thì ngay giới hoàn tộc cũng bị đặt dưới chế độ thần quyền của thiên chúa giáo. Dưới chế độ xã hội tư sản thì chỉ có giai cấp tư sản mới hưởng đầy đủ chế độ dân chủ còn người dân bình thường chỉ được hưởng quyền con người và quyền công dân một cách tương đối thôi.

Chỉ dưới chế độ xã hội XHCN thì người dân mới có quyền làm chủ và điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và tại điều 126 đã quy định là TAND và Viện KSNH có nhiệm vụ bảo vệ … quyền làm chủ của nhân dân. Thế nhưng ĐH XI đã phải ghi nhận là “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. 

Việc thực hành dân chủ còn mạng tính hình thức; …”. (Văn kiện ĐH XI, tr 171). Thế nhưng đã xuất hiện một nghịch cảnh là trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Quốc hội Khóa XIII, tại kỳ họp thứ 5 thì các điều về TAND (điều 107) và Viện KSND (điều 112) lại gạt bỏ nhiệm vụ bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân đã được ghi tại Hiến pháp 1992. Từ thực trạng đó, giải pháp cơ bản không phải là chỉ đảm bảo dân chủ, nhân quyền mà phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

- Đề cao vai trò của dân tộc cũng là phủ định vai trò của giai cấp. Trong thực tế, xu hướng này đã xuất hiện từ đầu thập kỳ cuối của thế kỷ XX. Đặt vấn đề như vậy là đã phủ định một thực tế là không một dân tộc nào lại ở tình trạng không có giai cấp lãnh đạo. 

Lịch sử của Việt nam cũng chứng minh là, dưới thời đại Nhà Trần, dân tộc Việt nam đã đứng lên phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân nên đã 3 lần chiến thắng đôi quân xâm lược Nguyên mông là đội quân hùng mạnh nhất thời đó. Sở dĩ phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, trước hết là nhờ có Hội nghị Bình than khẳng định sợ thống nhất, đoàn kết trong nội bộ hoàng tộc. 

Lúc đó, tướng Trần Khánh Dư, một hoàng tộc bị thất xủng đã phải đi bán than, cũng được mời tham dự Hội nghị. Nếu không có sự đoàn kết, thống nhất của hoàng tộc tại Hội nghị Bình than thì không thể triệu tập được Hội nghị Diên Hồng để động viên và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm. Vì thế, giải pháp này cúng không thể chấp nhận được.

- Đề cao vai trò của chủ nghĩa xã hội dân chủ của các nước Bắc Âu. Phải công nhận một thực tế về tính ưu việt của xã hội các nước này. Thế nhưng cũng cần phải thấy rõ hơn mặt trái của tấm huân chương xã hội dân chủ này. Việc Thủ tướng Thụy điển Olej Palme bị ám sát, việc mới đây xẩy ra vụ xả súng giết chết hàng loạt người, … 
có phải là một số biểu hiện cụ thể của mặt trái của tấm huân chương đó không ? Mặt khác, kinh nghiệm thực tế của Việt nam là không thể giáo điều sao chép mô hình của nước khác vào điều kiện của Việt nam. Sai lầm đã phát sinh trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, … là một minh chứng cụ thể.

- Chế độ đa nguyên, đa đảng. Vấn đề này đã được đề cập đến ở các phần trên. Do đó, trong phạm vi này cần thấy là hiện nay Việt nam đang phải đối mặt với các cường quốc đang áp dụng chính sách bá quyền, bành trướng để đưa nước ta quay về trở thành một nước phụ thuộc vào họ. 

Trong điều kiện đó, Việt nam phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của dân tộc. Thực hiện giải pháp đa nguyên, đa đảng bao hàm việc phá vỡ khối đại đòng kết toàn dân, đồng thời cũng xa lầy vào thủ đoạn truyền thống “chia để trị” nên không thể chấp nhận được giải pháp này.


- Tiếp tục công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CS VN như đã được ghị tại điều 4 của Hiến pháp là phương án khả thi nhất. Thực tế cho thấy là do đã để có những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng kéo dài nên Đảng đã tự làm suy yếu (nếu không muốn nói là đi tới vô hiệu hóa) vai trò lãnh đạo của Đảng. 

Vì thế nên giải  pháp cơ bản và trước mắt để khôi phục và củng cố vai trò lãnh đạo của mình thì Đảng CSVN phải tự cải tạo, vươn lên để có đủ sức khắc phục những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng kéo dài đã mắc phải.

Trong lĩnh vực này, cần thấy là nhiệm vụ tự cải tạo, vươn lên tập trung trước hết vào đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. 

Một định hướng tự cải tạo, vươn lên là đội ngũ này phải tự rèn luyện, phấn đấu tự cải tạo mình để chuyển thành những con người mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân như đã đề cập ở trên. Đó cũng là quá trình đấu tranh để hình thành những con người XHCN để xây dựng CNXH như lời dạy của Hồ Chủ tịch.

3 – Để có thể có hệ thống giải pháp có hiệu lực và hiệu quả để thực hiện giải pháp vẫn khẳng định và duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng CS VN như điều 4 của Hiến pháp, cần lưu ý mấy vấn đề chủ yếu. Trước hết là cần phải có sự nhất trí, tối thiểu trong BCT về nguyên nhân dẫn đến tình trạng vai trò lãnh đạo của Đảng bị suy yếu. Trên cơ sở đó :

- Chỉ đạo Hội đồng lý luận TƯ làm rõ nguyên nhân vì sao công tác lý luận (nhất là về các lĩnh vực quan điểm tư tưởng, xã hội, nhân văn, quản lý kinh tế-xã hội, …) chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng ở tầm quan điểm, chủ trương, … nên đã dẫn đến việc ĐH VIII phải nhận định là đã có sự chệch hướng. Trên cơ sở đó, kiến nghị giải pháp có hiệu lực và hiệu quả để loại bỏ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

- Chỉ đạo ban tuyên giáo trung ương và hệ thống trường đảng rà soát lại nội dung công tác của mình để làm rõ vì sao không đảm bảo được nhiệm vụ trang bị cho đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chiến lược, khả năng tự bảo vệ chống cuộc chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch để dẫn đến tình trạng bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp có hiệu lực và hiệu quả cụ thể để khắc phục nguyên nhân dẫn đến sai lầm thiếu sót trong lĩnh vực này.

- Xác định và giao nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đội ngũ cán bộ chống viên đạn bọc đường cho Bộ Công an (hoặc cơ quan có trách nhiệm cụ thể). Các cơ quan này có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân dẫn đến không tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ cán bộ chống viên đạn bọc đường để, từ đó, đề xuất giải pháp có hiệu lực và hiệu quả loại bỏ những nguyên nhân đó.

- Chỉ đạo ban tổ chức TƯ nhiệm vụ rà soát lại việc đánh giá vả đề bạt sử dụng cán bộ để thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong lĩnh này để có giải pháp có hiệu lực và hiệu quả khắc phục nguyên nhân dẫn đến si sót đó.

- Kiên quyết giao cho MTTQ VN (gồm các thành viên) và các phương tiện thông tin đại chúng hợp pháp nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn, có tình có lý để khắc phục sự không đồng thuận xã hội đối với một số chủ trương, chính sách, quyết định cụ thể của Đảng, Nhà nước. Đồng thời giao trách nhiệm cho chủ thể và đối tượng giám sát, phản biện trách nhiệm phải tổ chức đối thoại để đi tới sự thống nhất đánh giá. Trường hợp không thống nhất được thì BCT phải có giải pháp xử lý thích hợp.

- Phía bản thân MTTQ VN, trước việc phát triển tình hình không đồng thuận xã hội, một biểu hiện của việc suy giảm sự đoàn kết toàn dân, phải chăng nên xem xét đánh giá lại là đã thực hiện đầy đủ và đúng mức nhiệm vụ bảo vệ, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân trên các mặt trận không có tiếng súng không ? Đồng thời cũng cần xem xét lại nội hàm của khối liên minh công-nông-trí thức về các mặt kinh tế-xã hội, của vấn đề quan hệ liên kết hay cạnh tranh nhau giữa các thành phần kinh tế, …..
(Hết)

(Theo Tầm nhìn) GS N. Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét