Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

13:40

 Mỹ lại sắp “bảo vệ nhân quyền” tại Syria? 


Tàu sân bay USS Harry Truman đã được điều động để sẵn sàng can thiệp vào Syria

 

Tình hình Syria đang nóng lên từng ngày. Bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc cũng như nhiều nước khác, với những động thái quân sự của mình có vẻ như Mỹ và đồng minh Anh, Pháp đang quyết tâm sử dụng biện pháp quân sự để can thiệp vào tình hình Syria, lật đổ chính quyền của tổng thống Assad. Đây là điều mà nếu xảy ra thì nhiều nhà nghiên cứu cũng như bản thân tôi không lấy gì làm bất ngờ bởi ai cũng biết chính quyền của tổng thống Assad vốn là một đồng minh thân cận của Nga và không thân thiện lắm với Mỹ và phương Tây. Sau khi “cách mạng mùa xuân ả rập” diễn ra ở một loạt các nước Bắc Phi và Trung Đông trong đó có Syria, với toan tính sắp xếp bàn cờ chính trị Trung Đông có lợi nhất cho mình Mỹ và đồng minh phương Tây đã dùng nhiều biện pháp để có thể lật đổ ông Assad đặc biệt là hậu thuẫn cho lực lượng đối lập ở Syri. Kết quả là Syria rơi vào tình trạng hỗn loạn với các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ với lực lượng nổi dậy và hàng nghìn người đã phải bỏ mạng vì chiến sự. Tuy nhiên Mỹ và phương Tây vẫn chưa đạt được mục tiêu lật đổ ông Assad. Và giờ đây với cái cớ chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, một lần nữa chiêu bài bảo vệ nhân quyền lại sắp sửa được Mỹ và đồng minh áp dụng để can thiệp vào Syria. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về việc lực lượng nào đã sử dụng vũ khí hóa học nhưng có vẻ như chính quyền Mỹ đang cố chứng minh rằng đó là việc làm của Chính phủ Syria và theo họ cần phải tấn công quân sự vào Syria nhằm “bảo vệ dân thường”, “Bảo vệ nhân quyền” (thậm chí có ý kiến còn cho rằng có thể Mỹ và đồng minh đã “đứng sau” vụ này nhằm kiếm cớ tấn công quân sự vào Syria). Vấn đề này khiến nhiều người đang hồi tưởng lại kịch bản Kô sô vô và Iraq trước đây. Để có thể đạt được mục tiêu chính trị của mình Mỹ đã không ngần ngại tạo dựng các chứng cứ giả về cái gọi là ở Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt và sau đó đã phát động một cuộc chiến tranh vào Iraq bất chấp sự phản đối của Liên hợp quốc, lật đổ và tiêu diệt ông Sadam Husen, xây dựng một chính quyền thân Mỹ. Một cuộc chiến tranh mà ai cũng biết đằng sau đó là vấn đề chiếm các giếng dầu của Iraq và tiêu thụ khí tài vũ khí, thúc đẩy công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Nay với Syria, nhiều khả năng kịch bản đó sẽ được lặp lại. Sẽ lại có một cuộc chiến tranh nhằm vào một quốc gia độc lập có chủ quyền bất chấp sự phản đối của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Và sau đó là gì. Hàng nghìn thậm chí hàng vạn dân thường Syria thiệt mạng. Nhưng Mỹ đâu có quan tâm đến điều đó. Họ chỉ cần quan tâm là sẽ lật đổ ông Assad, dựng nên một chính quyền đi theo cây gậy chỉ đường của Mỹ và khai thác cạn kiệt các tài nguyên ở đây sau đó ra đi để lại một đất nước đầy rẫy khủng bố và bất ổn. Ôi, nhân quyền của người Mỹ là ở đây chăng. Nhân quyền là sẵn sàng chà đạp lên chủ quyền quốc gia khác, bất chấp tính mạng hàng nghìn người vô tội để đạt được mục đích chính trị của mình. Rõ ràng khó có thể chấp nhận cho cái gọi là “nhân quyền” của nước Mỹ. Âý thế nhưng ngay tại Việt Nam đây vẫn có những kẻ vẫn luôn tung hô, ca tụng người Mỹ, coi Mỹ là “khuôn vàng, thước ngọc”, kêu gào cần phải đa nguyên, đa đang theo chân người Mỹ. Càng nghĩ càng thương nhân dân Iraq, Syria và buồn cho những con người Việt Nam đó.

(Theo Blog VNConghoa2013) Viễn
Kỹ nghệ châm ngòi

      Xin nói ngay từ ‘châm ngòi’ ở đây ý tôi muốn nói không phải là châm ngòi quả pháo tết hay quả mìn sát thương, đây là nói về những cuộc chiến tranh.
      Quả pháo trong lễ tết Á Đông hay quả mìn sát thương muốn nổ được phải có sự “châm ngòi” theo nghĩa đen từ này. Những cuộc chiến tranh cũng vậy, nó được nổ ra đều phải có sự “châm ngòi”.
      Chúng ta đều biết lịch sử hai thế kỷ qua chỉ có 2 cuộc chiến đẫm máu trên bình diện quốc tế, đó là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Đây đề là “sản phẩm” của sự tranh giành quyền lợi của chủ nghĩa tư bản. Từ sau hai cuộc chiến trên, thế giới cũng được chứng kiến những cuộc chiến tranh khác mang tính cục bộ của các nước riêng rẽ. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc chiến tranh này đều có “bóng dáng” của các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Có thể điểm tên các cuộc chiến tranh này, đó là cuộc chiến Kosovo của NATO lật đổ chế độ của ông Slobodan Milosevic; cuộc chiến chống nhà nước Taliban tại Apghanistan do Hoa Kỳ phát động nhằm trả đũa vụ 11/9/2001; cuộc chiến của Mỹ và NATO lật đổ chế độ của ông Sadam Hussein tại Iraq năm 2003 và lật đổ ông Muammar al-Gaddafi tại Libya năm 2011…
      Mỗi cuộc chiến trên đều được những người “sản xuất” ra nó tạo dựng một cách công phu, tỉ mỉ và một “công nghệ” châm ngòi siêu đẳng. Quy trình của công nghệ đó là: Tạo sự bất ổn xã hội, nâng lên bất ổn chính trị à Xây dựng lực lượng đối lập à Tạo dựng những sự vụ đe dọa an ninh chung (cho người dân chính quốc hay nước khác) à Kêu gọi quốc tế trừng phạt mà đích cao nhất là sự đồng thuận, cho phép hành động của Hội đồng bảo an LHQ à Ra tay bằng hành động quân sự lật đổ chính thể hợp pháp, thay thế bằng chính thể mới thân Phương Tây. Những cuộc chiến trên đều khó có thể được xảy ra nếu không có sự tạo dựng nguyên cớ, sự châm ngòi của các lực lượng hiếu chiến.
      Mọi người đều đã biết “nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Nhà nước Iraq dưới thời ông Sadam Hussein chính là lý do để Mỹ và NATO phát động cuộc chiến được coi là “hợp pháp” này. Cho đến nay, dù đã cày xới tung cả đất nước Iraq đau thương, họ vẫn không thể tìm ra thứ vũ khí từng được tưởng tượng ra đó.
      Cái gọi là “tội ác” của lãnh tụ Libya Ghaddfi đã không được đưa ra xét xử công khai, thay vào đó là một cuộc xử bằng luật rừng của thời Trung cổ khiến cả thế giới rợn người. Cuộc chiến ở Libya được gọi bằng một cái tên đẹp “Thiết lập vùng cấm bay”.
      Những ngày này, cả thế giới lại phập phồng lo ngại trước một ngòi nổ chiến tranh mới sắp được châm ở Syria nhằm lật đổ nốt một lãnh tụ “cứng đầu” chống lại quyền lợi của Mỹ và Phương Tây tại khu vực Tây Á - ông Al-Assad. Hiện nay họ đang gắng thu gom các lực lượng đối lập (vốn chia năm xẻ bảy do tranh giành quyền lợi) lại, chọn lấy một “ngọn cờ” khả dĩ để từ đó lấy cớ phát động chiến tranh. Với những “kinh nghiệm” tạo cớ quá lão luyện của Mỹ và NATO, việc này hầu như nằm trong tầm tay họ. Vấn đề chỉ còn là thời gian.
      Quay lại 48 năm trước (8/1964) ta có thể nhớ lại Sự kiện Vịnh Bắc Bộ do Mỹ đạo diễn. Đây chính là cái cớ để Mỹ châm ngòi và gia tăng chiến tranh tại Việt Nam. Đằng sau những vụ châm ngòi đó là sự chết chóc của hàng ngàn người dân vô tội. Sẽ có người đặt câu hỏi, những người châm ngòi chiến tranh, họ được những gì? Năm 1975 Mỹ đã phải cuốn xéo khỏi Việt Nam bằng một cách ê chề nhất. Những quốc gia như Apghanistan, Iraq, Libya được họ “cứu vớt” thì đang chìm ngập trong máu lửa của bạo lực, khủng bố. Xin thưa rằng, cái mà họ thu được không hề nhỏ, đó là ‘những’ tỷ đô la trong túi các nhà Tư bản dầu mỏ, những Ông trùm lái súng. Họ không bao giờ ngửi thấy mùi máu tươi, họ chỉ ngửi thấy mùi đô la!
Ngày 17 tháng 6 năm 2012
Đinh Hoàng (theo Blog dongquanho.blogspot.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét