'Chúa đảo'
Tuần Châu lo lắng về sự trì trệ của nền kinh tế
Trong phóng sự
về kinh tế Việt Nam phát trên BBC, ông Đào Hồng Tuyển được xem như một ví dụ
tiêu biểu cho lớp doanh nhân thành công nhưng đang rất lo lắng với những bước
đi chậm chạp hiện nay của nước nhà.
GDP tăng trưởng chậm cùng những bất ổn
của khu vực doanh nghiệp Nhà nước là mối quan ngại bao trùm được BBC đặt
ra trong phóng sự mới được thực hiện về kinh tế Việt Nam.
Ông Đào Hồng
Tuyển được hãng tin Anh giới thiệu là một trong những người đã góp phần thúc
đẩy du lịch tại Vịnh Hạ Long. Dự án Tuần Châu do tập đoàn của ông Tuyển đầu
tư cũng đã đưa vị doanh nhân này vào hàng ngũ những người giàu có nhất Việt Nam.
|
BBC cho rằng kinh tế Việt Nam đang tiến chậm do gánh
nặng từ khu vực Nhà nước. Ảnh: AFP
|
Thành công của ông Tuyển, theo BBC, cũng là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển
của kinh tế Việt Nam,
kể từ sau cuộc cải tổ năm 1986. Sự bùng nổ của những trung tâm tài chính -
thương mại như TP HCM hiện nay khiến nhiều người từng so sánh nền kinh tế này
như một "Trung Quốc tiếp theo".
Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
giảm xuống mức 5% trong những năm gần đây được xem là một tín hiệu không mấy
tốt lành. Theo hãng tin Anh quốc, đây là một con số đáng lo ngại với một quốc
gia đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra phân tích là sự kém hiệu
quả của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Chia sẻ quan
điểm này, ông Đào Hồng Tuyển cho rằng kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều rủi ro
khi khu vực kinh tế Nhà nước chậm được cải tổ. "Tôi cho rằng các nhà
quản lý cần đối diện với sự thật. Sẽ có thiệt hại và đau đớn nhưng việc loại
bỏ các doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu là cần thiết để tạo đà tăng trưởng
cho nền kinh tế", ông nói.
Còn theo BBC, các vụ bê bối, quản lý kém và tình trạng nợ nần
đã tạo nên vòng xoáy nguy hiểm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém
hiệu quả. Nợ công của Việt Nam hiện được thống kê ở mức trên
50% nhưng theo hãng tin này, con số có thể lớn hơn nhiều nếu tính cả phần vay
nợ của doanh nghiệp quốc doanh. "Chính phủ cam kết sẽ có biện pháp giải
quyết. Tuy nhiên, trong 93 doanh nghiệp lớn được cam kết cổ phần hóa một
phần, mới có 12 công ty thực hiện xong quá trình này", phóng sự trích
dẫn thông tin từ Ngân hàng Thế giới (WB).
So sánh với Trung Quốc, BBC cho rằng mặc dù nền kinh tế lớn nhất
thế giới vẫn còn nhiều vấn đề nhưng rõ ràng việc cổ phần hóa đối với các
doanh nghiệp lớn được triển khai triệt để hơn.
Tham gia trả
lời phỏng vấn trong phóng sự này, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng
Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, không cho rằng Việt Nam nên đi theo mô
hình của Trung Quốc. "Điều kiện của họ khác với Việt Nam. Có lẽ
chúng tôi nên đi theo mô hình của Thái Lan hay Indonesia. Tôi hy vọng tăng
trưởng có thể đạt 5% - 8% cho đến năm 2016. Vì vậy, Việt Nam sẽ trở
thành một nước công nghiệp mạnh trong 20 năm tới".
BBC nhận định rất khó để đưa ra kết luận về
tình hình hiện nay tại Việt Nam,
nếu chỉ nhìn vào những biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, hãng này cho rằng
Chính phủ sẽ cần đến quyết tâm lớn để lèo lái nền kinh tế qua quá trình cải
tổ khó khăn. "Đây chính là chìa khóa để Việt Nam tránh được khủng hoảng nợ. Có
thể họ không trở thành Trung Quốc tiếp theo, nhưng sẽ tiếp tục tăng
trưởng", hãng tin bình luận.
(Theo VnExpress) Thùy Linh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét