10:46
Người dân
đang tối tăm mặt mũi vì các “đòn” tăng giá
Như một sự trùng hợp, từ ngày
1/8, gas tăng 8.000 đồng bình 12 kg, điện tăng 71,85 đồng/kWh.
Đầu
tiên là điện, sau nhiều lần nghi binh nói không và chưa tăng giá để âm thầm
chuẩn bị, chiều 31/7, điện bất ngờ được điều chỉnh tăng, được thông báo vắn
tắt và lạnh lùng.
Theo đó, kể từ
1/8, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tăng 71,85
đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng /kWh).
Tập đoàn Điện
lực Việt
Chỉ mấy tiếng
trước khi giá điện tăng, các hãng gas trong nước cũng đã tăng giá thêm 8.000
đồng/kg.
Theo ông Đỗ
Trung Thành, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Dầu khí TP.HCM (Saigon
Petro), kể từ ngày 1/8 giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12 kg. Do đó giá bán lẻ
đến người tiêu dùng là 386.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, Pacific Petro tăng 8.000 đồng/bình 12 kg và quy
định giá đến tay người tiêu dùng là 385.000 đồng/bình 12 kg. MT Gas cũng tăng
8.000 đồng/bình 12 kg và giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 384.000 đồng/bình
12 kg. Gas Petrolimex Saigon cũng tăng 8.000 đồng/bình 12 kg.
Các công ty cho
biết nguyên nhân giá gas tăng là giá gas thế giới tháng 8 công bố bình quân
820 USD/tấn, tăng 27,5 USD/tấn so với tháng 7 nên các công ty điều chỉnh mức
ứng. Như vậy tính từ đầu năm đến nay giá gas tăng ba lần với tổng cộng 22.000
đồng/bình 12 kg.
Hai mặt hàng
nhiêu liệu quan trọng cho tiêu dùng và sản xuất cùng lúc tăng giá đã khiến co
người dân và DN cảm thấy bị “sốc” và lo ngại giá cả nhiều mặt hàng khác sẽ
đồng loạt tăng lên theo.
Chị Nguyễn Thị
Sim nhà ở Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, gia đình chị chỉ có 3
người và mỗi tháng phải trả 300-400 nghìn đồng tiền điện. Nhưng đó là câu
chuyện của những tháng trước đây. Tháng này giá điện tăng nữa, không biết nhà
tôi sẽ phải trả bao nhiêu tiền”, chị Sim nói và cho biết có thể sẽ phải tính
đến việc sử dụng bếp than để thay cho gas và điện.
Chị Minh Châu ở
quận Hoàng Mai - Hà Nội cho biết, giá điện tăng dù chỉ 5% nhưng cũng khiến
chị rất lo lắng. Trước đây ở nhà riêng dưới mặt đất, mỗi tháng phải trả 1
triệu đồng tiền điện, chuyển sang chung cư lại thêm phần nấu ăn phải dùng
điện hoàn toàn theo yêu cầu của tòa nhà khiến chị rất lo lắng về khoản tiền
điện sẽ phải trả trong tương lai.
Trong khi đó,
với quyết định tăng giá từ hôm nay, gas đã lần tăng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu
tháng 6 tới nay. Hiện giá gas đến tay người tiêu dùng là từ 384-390 nghìn
đồng/bình. Dù mức tăng mỗi lần không lớn nhưng tổng cộng thì giá gas đã tăng
đến 10% chỉ trong 2 tháng.
Bên cạnh đó,
không thể không kể đến giá xăng cũng đã 3 lần tăng giá trong hơn một tháng
qua. Hiện giá xăng đã tiệm cận mức cao nhất từ trước đến nay.
Gần như trong
một quãng thời gian, giá cả các mặt hàng nhiên liệu quan trọng đầu vào tăng
đã khiến cho người dân chịu những cú giáng mạnh và liên tiếp. Ảnh hưởng của
nó sẽ còn nặng nề hơn trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn khiến thu
nhập và đời sống người dân ngày càng bị suy giảm.
Không những
thế, sau thời điểm tăng giá này, người dân lo ngại sẽ có một làn sóng tăng
giá mạnh ở tất cả các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng khác. Khi đó, người dân
đã khó sẽ càng thêm khó.
Thực tế, với
gas, điện, sữa, xăng tăng giá rồi đến thực phẩm cũng được các doanh nghiệp
nâng giá bán, các siêu thị và cửa hàng phải tăng giá theo đang khiến người
dân thực sự lo lắng. Bởi lẽ các hàng hóa thiết yếu này tăng chắc chắn kéo
theo giá các dịch vụ khác cũng tăng theo.
Một số chuyên
gia cho rằng, việc giá hàng hóa tăng đồng loạt như vậy sẽ tác động đến nền
kinh tế. Dù rằng vấn đề kiềm chế lạm phát hiện nay không quá quan trọng do
CPI đã ở mức tương đối thấp chưa đến 7% so với cùng kỳ năm trước, thế nhưng
vấn đề lại nằm ở chỗ nền kinh tế còn khó khăn, sức mua còn yếu, hàng tồn kho
lại nhiều nên cuộc sống của người dân chắc chắn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trong phân tích
mới nhất, VCSC cho rằng, hiện giá xăng thế giới cao hơn so với giá xăng bán
lẻ trong nước khoảng 500 đồng/lít, có nghĩa là giá trong nước cần tăng khoảng
2% để các công ty kinh doanh xăng dầu không bị thua lỗ. Theo đó, CPI tháng 8
sẽ tăng khoảng 0,15%.
Bên cạnh đó,
điều chỉnh giá điện sẽ trực tiếp khiến giá hàng tiêu dùng tăng 0,2% trong
tháng 8 và 0,2% nữa trong tháng 9.
Trước đó, VCSC
dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng khoảng 1% do giá dịch vụ y tế tại Hà Nội được điều
chỉnh và mùa năm học mới đến gần. “Tuy nhiên, với khả năng giá xăng và giá
điện sẽ tăng, lạm phát có thể tăng mạnh hơn nữa, có thể ở mức 1,4-1,5% trong
tháng 8 và đe dọa mục tiêu 7% của Chính phủ".
(Theo
VietNamnet) Ngọc Sơn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét