10:10
"Màn
tung hứng" vụng về
Một bài viết để “thanh toán, tính
sổ”
QĐND - Gần đây, giới “dân chủ” xuýt xoa rộn ràng lên về một bài viết của ông Lê Hiếu Đằng có nhan đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (“bịnh” là theo cách nói của người miền Nam, còn theo cách nói phổ thông là “bệnh”).
Vậy trong bài viết này có cái gì mà các
nhà “dân chủ” lại nhảy cẫng lên vui sướng như thế?
Đây là một bài viết dài, giống như một
nồi lẩu thập cẩm, vừa là những ghi chép, cảm nhận cá nhân, có hồi ức, xen lẫn
những chuyện vụn vặt, cãi cọ trong sinh hoạt, công tác, rồi lại có cả trích
thơ, trích văn nữa!
Nhưng ý tưởng chính bài viết của ông Lê
Hiếu Đằng là “thanh toán, tính sổ cuộc đời” của ông, kêu gọi các đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ Đảng để ra thành lập một đảng mới, chẳng hạn như
đảng Dân chủ xã hội, để làm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là
điều khiến các nhà “dân chủ” mừng rơn, bởi có một lời “hiệu triệu” như thế
thì dễ bề lôi kéo, kích động, gây ra những xáo trộn xung đột trong xã hội,
rồi từ đó tiến tới giành quyền lực điều hành xã hội.
Đây là điều đã xảy ra nhan nhản ở một
số quốc gia trong thời gian qua, dẫn tới cảnh nồi da xáo thịt, “thây chất đầy
đồng, máu chảy thành sông” như đã thấy nhãn tiền ở các nước cộng hòa thuộc
Nam Tư cũ, gần hơn là ở Libya, Syrie, Ai Cập…
Nhưng với các nhà “dân chủ” thì chuyện
đó có hề gì! Máu chảy là máu người khác, xác người trong các cuộc đâm chém,
nội chiến là xác người khác! Miễn sao đạt được mục tiêu vị kỷ của mình là
được!
Sự
hàm hồ, mâu thuẫn trong lý lẽ
Thật ra thì xem lại bài viết của ông Lê
Hiếu Đằng mới thấy, những điều ông viết chẳng hề có gì mới, nếu như không nói
là “xưa như Trái đất”. Vẫn là chuyện một đảng hay nhiều đảng thì có dân chủ;
vấn đề độc lập dân tộc và cách ứng xử với các nước lớn; rồi thế nào là tự
do…Những khái niệm, những vấn đề đó, các chuyên gia, các nhà phân tích, bình
luận đã nói nát nước, đã bàn đến tận chân tơ kẽ tóc, thiết tưởng cũng không
cần phải nói thêm làm gì.
Nhưng trong bài viết của mình, ông Lê
Hiếu Đằng đã có những cách đánh giá phải nói là hết sức phiến diện, ấu trĩ
(kiểu lý lẽ như trẻ con đánh trận giả), những nhận định hàm hồ mà đến ngay cả
những người đọc trung thực và bình thường, đầu óc không bị bệnh tật gì, cũng
có thể nhận ra.
Chẳng hạn như ông-chắc chắn là nói theo
những giọng điệu của mấy ông “dân chủ” trên mạng-đánh giá chuyến thăm Hoa Kỳ
của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là “không có những nghi thức cao nhất của
một nguyên thủ quốc gia”!? Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, các trang mạng phản động đã đồng giọng xướng ngôn rằng: “Mỹ đón Chủ
tịch nước Việt Nam mà không có duyệt đội danh dự, không có bắn 21 phát đại
bác chứng tỏ Mỹ chẳng coi trọng gì lãnh đạo Việt Nam cả”(!).
Thật ra, giọng điệu này phản ánh từ
trong sâu sa thái độ hằn học, tức tối, thậm chí tuyệt vọng của các nhà “dân
chủ” trước việc lãnh đạo Mỹ và lãnh đạo Việt Nam đã có cuộc hội đàm thẳng
thắn, bình đẳng ở ngay Nhà Trắng, để rồi hai nước nhất trí xây dựng khuôn khổ
hợp tác toàn diện. Không biết trút giận dỗi vào đâu (không lẽ vào chính
quyền Hoa Kỳ?), thế nên họ mới đồng thanh nói về chuyện “21 phát đại bác” để
cố hạ thấp giá trị chuyến thăm, trong khi đến đứa trẻ con cũng biết rằng mỗi
nước có những quy tắc lễ tân ngoại giao riêng, mỗi chuyến thăm có những cấp
độ riêng tương ứng với lễ nghi đón tiếp mà hai bên thống nhất với nhau từ
trước. Đem lễ nghi đón những ông hoàng bà chúa, nhà vua hay thái tử, những
người theo thông lệ cần có các hình thức đón tiếp long trọng, so sánh với một
chuyến thăm chính thức của một nhà lãnh đạo chính trị, rồi hàm hồ nói rằng
“lãnh đạo Việt Nam không được tôn trọng” thì đúng là làm trò cười cho thiên
hạ.
Ông Lê Hiếu Đằng có những nhận định hết
sức phiến diện, theo kiểu quy chụp, kiểu như “dòng người vượt biên ngày càng
nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển”, đổ cho là “tội ác
của Đảng và Nhà nước Việt Nam”(!). Rồi ông dẫn ra cả một thế hệ các nhà văn, nhà
thơ, nhạc sĩ tài hoa xuất hiện trong thời kỳ thuộc Pháp, nhưng đi đến kết
luận đầy trịch thượng rằng “những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên dưới chế
độ XHCN ở miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn”.
Đi xa hơn, ông còn đưa ra một nhận định
đầy tính triết lý rằng: “CNXH ở miền Bắc, một xã hội không có bóng người”.
Trong những năm tháng ấy, ông đang hoạt động trong phong trào đấu tranh của
sinh viên, học sinh ở miền Nam, chắc hẳn không có điều kiện sinh sống làm
việc ở miền Bắc, không am hiểu về thực tế đời sống ở miền Bắc lúc đó. Vậy ông
lấy cơ sở nào để đưa ra một nhận định hàm hồ và mâu thuẫn như vậy? Không lẽ
một “xã hội không có bóng người” ấy lại sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ mà
ông đã đọc tác phẩm của họ như ông tự nhận trong bài viết, nhiều người trong
số họ là bạn bè của ông và chắc hẳn ông cũng hết lời ca tụng họ?
Câu
hỏi về đạo đức người làm báo
Có thể dẫn ra vô số những điểm lệch
lạc, thậm chí ấu trĩ trong bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, như chuyện ông lập
luận về thái độ “hiền lành” của lãnh đạo Việt Nam, trong khi chính ông cũng
dẫn ra nào Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, gò Đống Đa và thừa biết tiền nhân của
chúng ta đã ứng xử khôn khéo, thông minh thế nào trước khi có những trận đánh
trời long đất lở, lập chiến công hiển hách ghi dấu son trong lịch sử dân tộc
như vậy. Nào cứ phải to mồm thì thành người anh dũng, là trang kiệt hiệt! Hẳn
ông Lê Hiếu Đằng hiểu rõ điều này, chỉ có điều do phải phục vụ mục đích của
bài viết nên ông cũng nói theo mấy nhà “dân chủ”, “đánh giặc” trên bàn phím
vậy thôi.
Nhưng
ở đây có một vấn đề.
Đó là một bài viết đầy rẫy những lỗi tư
duy, những nhận định hàm hồ như vậy, lại được một số hãng thông tấn, trang
mạng phương Tây hồ hởi đăng tràn lan với những lời tung hô mà những người có
tri thức, hiểu biết phải cảm thấy sượng sùng.
Trang tiếng Việt của BBC ngày
16-8 đã đăng lại bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, có kèm theo lời dẫn, rằng
“một số nhà hoạt động ở trong nước đang đưa ra lời kêu gọi thành lập một đảng
mới để thúc đẩy dân chủ, xã hội công dân mạnh lên”(!).
Thật ra, điều này không lạ lùng gì. Chỉ
cần click vào một trang của BBC ở thời điểm hiện tại, ví dụ như vào
ngày 22-8, là có thể thấy đồng loạt những bài viết, tin tức theo khuynh hướng
bài xích chính quyền, phản ánh những tin tiêu cực, những hoạt động chống đối
Nhà nước. Ngoài bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, trong ngày này, BBC đưa
tin về một số nhân vật phản đối Nghị định 72, bài đánh giá về kinh tế thì
“khuyên” đẩy nhanh tư hữu hóa, bài viết về chính sách “mở cửa” của Việt Nam
thì cũng lèo vào đến một nửa là thông tin về bài viết của ông Lê Hiếu Đằng!
Đến ngay viết về cây cầu Long Biên ở Hà Nội thì cũng đang đứng trước một
“tương lai bất định”!
Cứ như thể nếu không viết về những điều
tiêu cực, những ý kiến chọc ngoáy xã hội Việt
Đây là cảm hứng không phải độc quyền
của BBC! Vừa xuất hiện bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, ngày 12-8, RFI, một
đài phát thanh nổi tiếng với cách nhìn ác ý, thiên lệch với Việt Nam, đã
nhanh nhảu phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng; rồi ngày 18-8, đài Châu Á tự do cũng
nối gót phỏng vấn! Tất cả đều hy vọng tạo ra một dàn đồng ca, gây ảo giác
rằng, thế giới chú ý lắm đến một nhân vật mới đấu tranh cho “dân chủ” ở Việt
Nam.
Hỡi ôi! Ông Lê Hiếu Đằng nằm bệnh nên
viết ra bài viết đó, nhưng các trang mạng, các đài phát thanh luôn có cái
nhìn ác ý, xúc xiểm về Việt
Chẳng thể yêu cầu những trang mạng,
những đài phát thanh hay hãng thông tấn đó phải đăng các tin bài có tính tích
cực về xã hội Việt Nam (có lẽ nếu đăng thì họ bị dị ứng chăng?), thế nhưng ít
ra, một cách nhìn tương đối khách quan, không thiên kiến và ác ý cũng là yêu
cầu tối thiểu được đặt ra khi họ ngồi trước màn hình máy tính. Không lẽ họ đã
quên đi cái điều sơ đẳng đó trong đạo đức của người làm báo?
(Theo
QĐND) PHẠM TRUNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét