TS.Nguyễn Văn Khải: “Tôi biết có nhiều Tiến sĩ dởm”
Cập nhật lúc 10:40
TS.Nguyễn Văn Khải nói thẳng, đối với ông học vị Tiến sĩ không có ý
nghĩa gì nếu không có đóng góp cụ thể cho đời sống xã hội.
Đào tạo qua loa, học qua loa = tiến sĩ dởm
Những ngày vừa qua, dư luận xã hội liên tục
dậy sóng với câu chuyện đào tạo tiến sĩ
tràn lan, mà cụ thể là chỉ riêng Viện khoa học xã hội có chỉ tiêu
cho “ra lò” tới hơn 600 tiến sĩ chỉ trong 2 năm.
Một đất nước có nhiều
tiến sĩ theo lẽ thường phải là điều đáng mừng, tuy nhiên khi kế hoạch “sản
xuất tiến sĩ” bị lộ thì xã hội mới tá hỏa vì nhiều vị có cái danh xưng này
thực ra chỉ để làm bình phong phục vụ mục đích cá nhân.
Trao đổi với Báo Điện tử
Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Văn Khải nói rằng: “Quá nhiều Tiến sĩ nhưng
chẳng góp ích gì cho xã hội là bởi vì người ta không học thật sự và nơi đào tạo
thì cũng làm qua loa đại khái chứ không đào tạo nghiêm túc. Làm cho xong thủ
tục rồi phát bằng chứ không nghiêm túc thì làm sao có những Tiến sĩ giỏi thực
sự được”.
TS. Nguyễn Văn Khải chia
sẻ, thời kỳ ông còn học ở Ba Lan, khi làm nghiên cứu sinh phải có 2 bài báo
đăng trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới.
Nếu không đảm bảo điều kiện này thì không bao giờ được bảo vệ. Khi các bài báo của tác giả được đăng nghĩa là đề tài của họ được chấp nhận, qua đó người ta cũng biết được rằng đề tài ấy có ăn cắp của những người đã nghiên cứu trước không.
“Tiến sĩ ở Việt Nam nhiều
như vậy mà động vào lĩnh vực nào cũng thấy ì ạch thì thật đáng buồn và người
dân có lý khi đặt ra câu hỏi các vị đó có phải Tiến sĩ thật hay không.
Tôi phải nói thẳng là
chuyện gian dối bằng cấp không phải bây giờ mới có mà nó xuất hiện từ cả chục
năm trước rồi, nhưng khéo che đậy nên chưa bị lộ ra thôi.
Nhưng ở thời buổi khoa
học công nghệ phát triển như bây giờ thì không thể nói dối được, chỉ có làm
khoa học chân chính thì mới được xã hội ghi nhận”, TS Khải chia sẻ.
TS Nguyễn Văn Khải kể ra thí dụ về một buổi
bảo vệ cấp bằng Thạc sĩ mà
ông từng chứng kiến. Người này trình bày đề tài về trắc quang một loại bóng
điện.
Sau khi kết thúc buổi bảo
vệ đề tài và thí sinh đạt loại khá, Tiến sĩ Khải hỏi một câu: Vậy loại bóng
đèn mà anh nhắc tới trong đề tài nó có hình quả nhót hay hình chày? Thí sinh
này không trả lời nổi.
TS. Khải chia sẻ: “Kiểu
thạc sĩ như vậy và kể cả tiến sĩ có rất nhiều trong xã hội, bởi vì người ta
chỉ cần cái danh xưng để phục vụ cho các mục đích cá nhân chứ không phải vì
đam mê nghiên cứu khoa học. Lẽ ra những người đó phải thấy xấu hổ khi được
gọi là tiến sĩ, thạc sĩ, bởi vì thực chất họ không xứng đáng”.
Trong khoa học không có chỗ cho sự dối trá
Sau thời gian ngắn bước
vào nghiệp khoa học, TS. Nguyễn Văn Khải đã sớm được trao hai bằng sáng chế
quốc tế là “Đầu thu laser CO2” năm 1982 và “Vật liệu quang dẫn sử dụng năng
lượng mặt trời” năm 1991.
Ông luôn quan tâm tới
những đề tài có khả năng áp dụng vào thực tế, đó là: bảng không loá màu xanh
lá cây, đèn học đường...
Sau này, ông còn hợp tác
với một số nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời bóng đèn compact huỳnh quang
làm sạch không khí (công suất tiêu thụ điện năng 0,01W) đã đăng ký thương
hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2006.
Ông cũng sáng chế ra máy
sản xuất nước ozon (có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng,
nấm và bào tử nhưng không gây tác hại cho người và động thực vật) để giúp
nông dân bảo quản hoa quả tươi lâu, mang lại lợi ích kinh tế khá lớn được ông
coi là sản phẩm tâm đắc nhất trong sự nghiệp nghiên cứu.
Kể từ đó, TS. Nguyễn Văn
Khải được nhiều người dân quý mến gọi là “ông già ozon”.
TS. Khải chia sẻ: “Mỗi
người có một quan điểm khác nhau về đời sống, nhưng đã là khoa học thì phải
chính xác, không thể có các kết quả khác nhau được. Đối với tôi, Giáo sư hay
Tiến sĩ chẳng có ý nghĩa gì nếu những người đó không có đóng góp gì đáng kể
cho xã hội, cho đất nước.
Nhiều người không biết
nên chỉ nghĩ rằng tiến sĩ ở trong nước mới dởm, nhưng tôi biết thực tế có
nhiều người đi học nước ngoài về cũng dởm. Họ có cái bằng, nhưng trình độ thì
yếu kém, cứ kiểm lại những người đã đi học thì thấy.
Họ là dạng được cho đi
học bằng ngân sách, bằng sự hợp tác giữa các cơ quan nước này với nước khác,
cho nên yêu cầu đặt ra cũng đơn giản. Hầu hết những người đi học kiểu này đều
vào các trường công lập, còn ở các trường tư thì yêu cầu lại rất chặt chẽ, do
đó chất lượng cũng tốt hơn”.
Với cá tính thẳng thắn
của một người làm khoa học, TS. Nguyễn Văn Khải cũng đã rất nhiều lần bóc mẽ
những mánh khóe của một số người được “gắn mác” là nhà khoa học, thậm chí còn
chỉ thẳng vào một vị Giáo sư công bố chiếc máy đo địa bức xạ là “trò bịp bợm”.
Ông nói: “Tôi không tranh
cãi với các vấn đề cá nhân, cái mà tôi nói luôn là các vấn đề khoa học, là
những gì có thể đem lại sự sống tốt đẹp cho người dân. Tôi sinh ra ở Hà Nội,
cả cuộc đời làm khoa học nhưng luôn gắn bó với người nông dân ở khắp mọi miền
đất nước. Họ là những con người rất khổ sở, họ lao động vất vả và hy vọng
cuộc sống ngày càng khấm khá hơn, điều đó rất đáng trân trọng.
Nhưng trong lúc ấy lại có những kẻ tìm cách tiến thân bằng
vài ba tấm bằng, đó là những chuyện không thể chấp nhận được. Nhà
nước cần phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn những chuyện này.
Trong đời sống xã hội có
đầy rẫy những thứ gian dối, nhưng đã là khoa học thì không thể dối trá”.
(Theo
Giáo dục VN) Ngọc
Quang
|
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét