Chuyến
đi của ông Obama liên quan gì đến Biển Đông?
Cập nhật lúc
08:34
Chuyến đi của
ông Obama tới châu Á và tới Việt Nam lần này là điểm nối của một quá trình
quan trọng. Đó là cụ thể hóa những bước đi tiếp tục của “chủ nghĩa đa phương
trên biển” mà các bên đã tìm thấy tiếng nói chung.
Nhìn từ chiều kích thời gian, dù có thể
tranh cãi về hàm lượng và mức độ, nhưng không thể phủ nhận chủ nghĩa đa
phương trên biển của thời Tổng thống Obama liên quan đến tranh chấp Biển Đông
đã định hình.
Một mặt là những nỗ lực tái dựng một
sức mạnh vượt trội thông qua các hành động hợp tác, thiết kế cơ chế “răn đe”
cho các quốc gia muốn thách thức vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Mặt khác, nó cổ súy các luật chơi khác
nhau phát triển, nhưng luôn đồng thuận ở điểm quan trọng phản đối “luật rừng”
do tự một quốc gia nào đó khởi xướng cùng xu hướng giải quyết các vấn đề
tranh chấp bằng vũ lực.
Cách tiếp cận này trong thời gian vừa
qua - tuy còn giới hạn ở nhiều góc nhìn - nhưng đang góp phần vào hai mục
tiêu quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Một là tăng cường khả năng tự vệ cho
các nước Đông Nam Á trước sức mạnh trên biển đang ngày càng bành trướng của
Trung Quốc.
Hai là qua các cuộc phô diễn lực lượng
về quân sự, kinh tế và ngoại giao, Mỹ đang tạo ra một sức ép dồn dập với các
hành vi phi lý và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Xét trên phương diện hợp tác quốc
phòng, Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ các nước trong khu vực thông qua một hình thức
khác, đó là hỗ trợ tuần tra và hợp tác an ninh hàng hải, trao đổi thông tin,
chia sẻ tình báo, hình ảnh và các phương tiện lưỡng dụng khác. Trong đó Sáng
kiến an ninh biển Đông Nam Á (MSI) là một thử nghiệm quan trọng.
Điều khiến MSI nổi bật hơn so với các
chương trình khác và cũng khiến MSI phù hợp trong bối cảnh phát triển sắp tới
là trọng tâm của nó. MSI nhấn mạnh vào các yếu tố “mềm” như cải thiện năng
lực giám sát, chia sẻ thông tin hay huấn luyện. Thông qua đó là cơ hội mở ra
cho hai bên tìm hiểu kỹ hơn về các hợp tác chiến lược của mỗi bên.
MSI được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton
Carter công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái tại Đối thoại Shangri-La.
Trong vòng 5 năm, MSI dành một nguồn
tiền vào khoảng 425 triệu USD giúp các nước đồng minh và đối tác của Mỹ tại
Đông Nam Á (gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam) tăng
cường năng lực nhằm đối phó tốt hơn với các thách thức an ninh biển đang nổi
lên. 85% phân bổ ngân sách trong năm 2016 của MSI (vào khoảng 50 triệu USD)
sẽ được dành cho Philippines.
MSI, do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ, chỉ
là một trong nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực biển cho các nước khu vực.
Các thách thức an ninh biển được đề cập
không chỉ là sự trỗi dậy gây mất cân bằng của Trung Quốc, mà còn là các vấn đề
đáng quan tâm khác như chống cướp biển, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển
hay phòng chống thiên tai.
Là
“tư lệnh” của chiến lược này, Tổng thống Obama hiểu rõ Mỹ luôn cân nhắc sự
cần thiết trong các hành động đơn phương lẫn những phản ứng thông qua con
đường quân sự. Không phải là phương án tốt nhất, nhưng phương án tối ưu lúc
này là tìm kiếm một cơ chế thúc đẩy các hình thức hợp tác khác nhau, cả về
chiều rộng và chiều sâu.
(Theo
Tuổi trẻ) TS TRƯƠNG MINH HUY VŨ
|
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét