Giá điện cõng tiền hiếu hỷ: Đừng đòi quyền bình đẳng
Cập
nhật lúc 07:37
(Doanh nghiệp) - EVN độc quyền thì không
nên đòi hòi quyền bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân khác.
Độc quyền thì không thể đòi quyền bình đẳng
Liên quan tới Dự thảo Quy chế tài chính của Tập đoàn Điện lực đề xuất
việc tính thêm các khoản chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao
động vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gây tranh cãi,
PGS.TS.Nguyễn Văn Ngãi – Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ
Chí Minh cho biết, các khoản chi như trên được gọi là chi phí phúc lợi
dành cho người lao động. Như vậy, xét về mặt nguyên tắc, các khoản phúc lợi
trên phải được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để chi cho người
lao động.
“Không thể coi các khoản phúc lợi chi đám hiếu, hỷ, thăm quan, nghỉ
mát cho nhân viên là một phần trong chi phí sản xuất. Tính như vậy, các chi
phí này sẽ được tính vào giá thành sản xuất và người tiêu dùng phải chịu. Như
vậy, chắc chắn giá điện bán lẻ sẽ tăng lên. Việc đó là không hợp lý và cần
phải được tách bạch, tránh nhập nhèm”, ông Ngãi nói.
Theo vị chuyên gia, câu chuyện này cũng giống như EVN từng coi chi phí
xây biệt thự, sân tennis, ô tô là một phần chi phí kinh doanh, sản xuất...
Đây là nguyên nhân khiến dân bức xúc vì phải chịu giá điện trên trời trong
nhiều năm qua. Ông nhấn mạnh, toàn bộ những loại chi phúc lợi như vậy EVN
không được tính vào giá thành sản xuất.
Tuy vậy, giải thích cho đề xuất trên, lãnh đạo Bộ Tài chính lại
cho rằng EVN là doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng là một doanh nghiệp, do đó,
cần phải được thực hiện quyền lợi và chính sách như những doanh nghiệp khác,
việc EVN tính chi phí hiếu, hỷ vào chi phí sản xuất là đúng luật.
Phía Bộ Tài chính khẳng định, việc đưa các chi phí hiếu hỷ, nghỉ
mát... vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN cũng không làm tăng giá bán lẻ
điện cho người tiêu dùng, do đây là những chi phí trước thuế.
Không đồng tình với giải thích trên, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nói thẳng,
về nguyên tắc, mục đích của doanh nghiệp tư nhân khi tính các chi phí phúc
lợi vào chi phí sản xuất là nhằm giảm lợi nhuận, giúp doanh nghiệp giảm trừ
thuế. Tuy nhiên, mục đích của DNNN lại ngược lại, nhập nhèm chi phí phúc lợi
với chi phí sản xuất nhằm đẩy giá thành lên để bù đắp những chi phí khác cho
doanh nghiệp.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, EVN là một tập đoàn nhà nước lại là
doanh nghiệp độc quyền. Trong trường hợp này, so sánh và đòi hỏi quyền lợi
với một doanh nghiệp tư nhân là hoàn toàn không hợp lý.
“EVN là doanh nghiệp độc quyền. Giá điện, do EVN đệ trình, Bộ Tài
chính quyết định, chứ không được quyết định theo cơ chế thị trường. EVN không
phải cạnh tranh với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Hơn nữa, do là DNNN lại là doanh nghiệp độc quyền, EVN đã nhận được
rất nhiều cơ chế ưu đãi về chính thuế, đầu tư… do đó, EVN không nên đòi hòi
quyền bình đẳng trong trường hợp này”, ông nói.
Theo vị PGS, doanh nghiệp tư nhân tính toán thế nào đó là quyền của họ
vì sản phẩm bán ra vẫn phụ thuộc vào giá bán và phụ thuộc vào cơ chế thị
trường quyết định. Tuy nhiên, EVN là doanh nghiệp độc quyền, do đó, không ai
dám đảm bảo chi phí hiếu, hỷ, nghỉ mát sẽ không làm tăng giá điện.
“Ai đảm bảo chắc chắn EVN sẽ không tăng giá điện? Nếu EVN lấy lý do lỗ
do chi phí đầu vào cao và đòi tăng giá bán để giải quyết lỗ thì sẽ thế nào?”,
vị chuyên gia đặt câu hỏi.
Liên quan tới câu chuyện này, vị chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm phản
cách chi trả lương tháng 13 của hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước,
trong đó có EVN.
Theo ông, khoản chi trên thực chất cũng là chi phí phúc lợi dành cho
người lao động nên phải được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp, không được
gọi đó là lương và không phải là quy định bắt buộc.
“Tôi nhấn mạnh, tiền lương tháng 13 cũng như các khoản phúc lợi như
EVN đề xuất chỉ được phép trích từ tiền lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong
trường hợp, EVN báo lỗ triền miên thì EVN không được phép trích quỹ phúc lợi,
không được chi hỗ trợ cho nhân viên, cũng như không thể có tháng lương thứ
13. Vì như vậy, không khác nào EVN đang bắt người dùng phải lo cả chi phí
hiếu, hỷ, nghỉ mát cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp này. Việc đó là không
thể chấp nhận được.”, ông nói.
EVN tính lương nào?
Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng thẳng
thắn cho biết, ông không đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính.
Theo ông, đó là cách tính bất hợp lý. “Bộ Tài chính không thể đề xuất
như vậy. Hiện rất nhiều cơ quan đang phải thực hiện cơ chế tự bỏ tiền chi hỗ
trợ cán bộ, nhân viên đi nghỉ mát, thăm quan, hoặc chi phí hiếu, hỷ… EVN
không thể thực hiện như vậy”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông cũng băn khoăn, cách trả lời của lãnh đạo Bộ Tài
chính cho rằng, các khoản chi phúc lợi trên sẽ được tính không quá một tháng
lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của EVN.
“EVN sẽ tính theo mức lương bình quân nào? Là lương lãnh đạo hay nhân
viên? EVN cần phải trả lời rõ”.
(Theo
Đất Việt) Lam Lam
|
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét