Kiểu tuyên truyền mới của Bắc Kinh
Cập nhật lúc 10:47
Chuyên
gia quân sự Nga Vasily Kashin vừa cảnh báo (trên trang mạng Sputnik phiên bản
tiếng Trung - SputnikChinese), thủy phi cơ Giao Long của Trung Quốc có thể
trở thành một loại vũ khí nguy hiểm ở Biển Đông.
Cảnh báo này
được đưa ra sau khi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) công bố
đầy đủ hình ảnh chiếc thủy phi cơ Giao Long AG-600, cùng tuyên bố đây là loại
phi cơ lưỡng dụng thủy lục (thủy phi cơ) lớn nhất thế giới, có thể chở 50
người.
Giới chuyên gia
cho rằng, nếu đưa thủy phi cơ Giao Long AG-600 vào sử dụng, Trung Quốc sẽ có
ưu thế lớn, bởi loại máy bay này có thể hạ cánh ở vùng nước gần bờ, có thể
điều chuyển binh lực và cung cấp vật tư trang thiết bị cho các đảo và nguy
hiểm trong tác chiến trên Biển Đông. Bởi các đảo ở Biển Đông tương đối nhỏ,
khó bố trí quân, dùng máy bay trực thăng để vận chuyển thì quá xa, dùng máy
bay vận tải cánh cố định sẽ không có đường băng đủ lớn để cất và hạ cánh. Do
đó, thủy phi cơ Giao Long AG-600 là giải pháp tối ưu trong tình hình hiện nay.
Mối quan tâm
của G-7
Theo Hãng
Reuters, tối 25-5, Thủ tướng Shinzo Abe có các cuộc gặp song phương với Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron, trước thềm Hội nghị
Thượng đỉnh G-7, sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27-5. Một trong những nội dung
được thảo luận có hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và
Biển Đông.
Trước đó
(24-5), trong tuyên bố đưa ra tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada
Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, 2 nước cùng chia sẻ
“quan ngại sâu sắc” về hoạt động cải tạo, quân sự hóa ở Biển Đông (ám chỉ
Trung Quốc).
Cùng ngày 24-5,
Hãng Kyodo cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh G-7 sẽ phản đối mạnh mẽ hoạt động
bồi đắp xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông
của Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe muốn các nhà lãnh đạo G-7 thống nhất bày
tỏ thái độ đáp trả với hành động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông của Trung
Quốc.
Theo tờ The
Japan Times, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cố gắng thuyết phục lãnh đạo các nước
G-7 tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại các hành vi bành trướng,
phiêu lưu quân sự và hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Đồng thời hy
vọng nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo các nước châu Á khác, bao gồm các bên có
yêu sách trên Biển Đông, bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực
(PCA) ở The Hague, Hà Lan trong vụ kiện của Philippines.
Một quan chức
trong Chính phủ Nhật Bản cho biết, nội dung chính trong tuyên bố của Hội nghị
Ngoại trưởng G-7 về Biển Đông, biển Hoa Đông và vụ kiện của Philippines sẽ
được phản ánh trong tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G-7.
Theo giới
truyền thông Philippines, các nhà lãnh đạo G-7 nhiều khả năng kêu gọi giải
quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực, cũng như phản đối mạnh mẽ động
thái “xây đảo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông”. Theo tờ Inquirer, phó
phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Masato Otaka cho biết, việc đưa vấn đề tranh
chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông vào chương trình nghị sự Hội nghị Thượng
đỉnh G-7 không phải là sáng kiến của nước chủ nhà. Đồng thời khẳng định,
Tokyo ủng hộ quyết định của Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
tại PCA. Ngoài Biển Đông, các nước G-7 cũng bày tỏ quan ngại về căng thẳng
tại biển Hoa Đông với hành động xâm nhập lặp đi lặp lại của tàu thuyền Trung
Quốc vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thượng tuần
tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng tuyên
bố, Nhật Bản là quốc gia ngoài khu vực trong vấn đề Biển Đông, nhưng
gần đây lại không ngừng “dây máu ăn phần” trong chủ đề này. Trong khi
đó, Hãng BBC cho biết, Nhật Bản và Mỹ đang phối hợp chuẩn bị cho chuyến
thăm Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vào ngày 1-6. Đây là
chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của ông Ashton Carter kể từ tháng 4-2015, là
chuyến thăm Tokyo ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới
Hiroshima. Ông Ashton Carter sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen
Nakatani tham dự Đối thoại Shangri-La vào ngày 3-6-2016.
ASEAN tái khẳng
định vị thế
Ngày 25-5, Hội
nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10) đã
diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào. Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Chủ tịch ADMM
10, Thượng tướng Chansamone Channhalat cho biết, hội nghị này diễn ra sau khi
ký Tuyên bố Kuala Lumpur về thành lập Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố Kuala
Lumpur ASEAN năm 2025: Cùng vững vàng tiến bước. Đồng thời nhấn mạnh, trước
tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi phức tạp và thách thức, ADMM
cần tăng cường năng lực, đoàn kết và thống nhất; cũng như nâng cao vai trò
của ADMM trong việc giải quyết các thách thức an ninh một cách hiệu quả và
kịp thời.
Ngay sau khi
kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã ký Tuyên bố chung
ADMM 10, trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn
định cũng như tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc đã
được luật pháp quốc tế công nhận, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển năm 1982 (UNCLOS).
Nhân dịp kỷ
niệm 25 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN - Trung Quốc, ngày 23-5, lễ khai mạc Tuần
ASEAN - Trung Quốc đã diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (kết thúc ngày 29-5) với sự
tham dự của Đại sứ 10 nước thành viên ASEAN và nhiều quan chức Trung Quốc,
cùng đông đảo các chuyên gia, học giả, doanh nghiệp của các nước ASEAN và
nước sở tại. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc
và từ năm 2009 đến nay, Bắc Kinh luôn là đối tác thương mại hàng đầu
của ASEAN.
Giới truyền
thông Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh ủng hộ cách tiếp cận “2 kênh” của ASEAN để
xử lý các vấn đề Biển Đông, cùng ASEAN duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực,
trong khi giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn giữa các
quốc gia có liên quan. Đồng thời cho rằng, Washington không nên là “tảng đá
nguy hiểm” ở khu vực, vì Mỹ không có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.
Ngày 19-5, VOA
Cambodia bình luận, Campuchia đang ở trong tình thế mắc kẹt về việc duy trì
quan điểm trung lập đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Một mặt các thành
viên ASEAN cho rằng, khối này cần thống nhất đối phó với các tranh chấp, mặt
khác Trung Quốc (nhà tài trợ lớn nhất của Campuhcia) lại muốn Phnom Penh ủng
hộ đàm phán song phương, không giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua khu vực
hay quốc tế. Paul Chambers, Giám đốc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Đông Nam Á
tại Chiang Mai, Thái Lan cảnh báo, Trung Quốc tiếp tục chia rẽ ASEAN và điều
này chỉ có lợi cho Bắc Kinh.
Trung Quốc
không muốn xuống thang với Mỹ
Đô đốc Harry
Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương cho rằng, Mỹ phải cộng tác với
Trung Quốc trong những lĩnh vực có thể, nhưng Washington cũng cần đối phó với
Bắc Kinh khi cần. Và một số hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông rơi vào
trường hợp này. Ngày 22-5, Tân Hoa xã dẫn lại bài trả lời phỏng vấn Đài
Truyền hình Al Jazeera (Qatar) của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Khi đó, Al Jazeera có đề cập tới việc Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2
thế giới, đã chuẩn bị sẵn sàng thay thế Mỹ đang suy giảm để trở
thành “lãnh đạo toàn cầu” hay chưa, ông Vương Nghị bình luận, Mỹ
vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới trong thời gian dài. Tuy nhiên,
ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh, các vấn đề toàn cầu không nên bị chi
phối bởi một quốc gia. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Mỹ
gây căng thẳng tại Biển Đông và không quên chỉ trích Philippines “không
thương lượng và tham khảo ý kiến Trung Quốc” về vụ kiện “đường lưỡi
bò”.
Trước đó
(19-5), khi phát biểu với một số nhà báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Lưu Chấn Dân đã lớn tiếng khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng chiến tranh với Mỹ
trên Biển Đông. Đồng thời cảnh báo, nếu có một cuộc xung đột quân sự Trung -
Mỹ, thì nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng sâu rộng. “Không nước nào muốn
thấy Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau. Vì nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ bị tổn
thương và tác động mạnh đến các nước trên khắp thế giới”, ông Lưu Chấn Dân
nói.
Đại sứ Trung
Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cũng vừa cảnh báo, nếu Washington không chấm dứt
việc điều tàu chiến và máy bay chiến đấu đến Biển Đông, thì sẽ thực sự dẫn đến
“quân sự hóa” tại vùng biển này. Đại sứ Thôi Thiên Khải cho rằng, Mỹ phản đối
“quân sự hóa” tại Biển Đông, nhưng lại duy trì việc điều tàu chiến và máy bay
chiến đấu đến vùng biển này một cách không ngừng và hành vi như vậy nếu không
tăng thêm sự ràng buộc, sẽ thực sự dẫn đến “quân sự hóa” ở Biển Đông.
Theo giới
truyền thông, trong 2 ngày 20 và 21-5, nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay
John Stennis (JCSSG) của Mỹ đã cập cảng ở vịnh Subic của Philippines. Nhóm
tàu tấn công gồm tàu sân bay USS John Stennis, các tàu khu trục mang tên lửa
dẫn đường USS Stockdale, USS Chung-Hoon, USS William Lawrence và tàu khu trục
mang tên lửa hành trình USS Mobile Bay. Trong khi đó, giới truyền thông
Philippines đưa tin, hạm đội 7 tàu chiến Mỹ cùng 8.500 thủy thủ đã tới thăm
Philippines. Đây không phải là lần đầu tiên hạm đội tàu chiến Mỹ thăm
Philippines. Bởi trước đó, hải quân Mỹ đã cử hạm đội tàu chiến tới quốc gia
Đông Nam Á này để tham dự cuộc tập trận Balikatan giữa Mỹ và Philippines hồi
cuối tháng 4 vừa qua.
(Theo Năng lượng Mới) Hồng Thất Công
|
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét