Truyền thông phương Tây lại 'gắp lửa bỏ tay người'
Cập nhật lúc 08:37
Thông tin rùm beng trên
các mạng xã hội và báo chí phương Tây gần đây về sự hiện diện của những binh
sĩ Cuba tại Syria để giúp Nga và lực lượng chính phủ Tổng thống Bashar
al-Assad chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cũng như
phe đối lập ở nước này, hóa ra chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện, sản
phẩm thêu dệt của căn bệnh hoang tưởng kinh niên của truyền thông phương Tây.
|
Bản tin trên Fox News về việc Cuba cho
lính tham chiến ở Syria trợ giúp chính quyền Assad
|
Tiếp đến, Fox News lại dẫn bình luận của một quan chức Arập giấu tên
nói rằng, những diễn biến này là không có gì là đáng ngạc nhiên bởi Nga đã có
quan hệ truyền thống với Cuba. Moskva đã cung cấp các trang thiết bị quân sự
cho Havana và Cuba cũng từng giúp quân đội Liên Xô trong các chiến dịch quân
sự ở Angola hồi thập niên 70 của thế kỷ trước. Quan chức kể trên cũng nhận
xét rằng quy mô quân đội Cuba dù nhỏ nhưng rất quy củ, được huấn luyện rất
bài bản.
Trong bối cảnh phương Tây đang rất khó chịu với sự can thiệp của Nga
vào cuộc khủng hoảng Syria, cũng như bất mãn với những thành quả của Nga trên
mặt trận chống IS, thông tin kể trên lập tức trở thành đề tài “nóng” trên báo
chí và các mạng xã hội. Kết quả là, ai cứ nghi ngại thì vẫn nghi ngại, còn
muốn tin thì sẽ tin và lợi dụng thông tin cho những mục đích nhất định của
mình. Điển hình là việc các nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ, dù biết mồn một những
thông tin đó chưa hề được kiểm chứng, vẫn kiếm cớ chỉ trích chính quyền Tổng
thống Barack Obama vì hàn gắn quan hệ với Cuba.
Phải đến khi Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest lên tiếng khẳng
định Chính phủ Mỹ hoàn toàn không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy
binh sĩ Cuba có mặt ở Syria và Chính phủ Cuba tuyên bố bác bỏ thông tin vô
trách nhiệm và không có căn cứ trên thì những bình luận ác ý nhằm vào Havana
mới lắng xuống.
Tuy nhiên, sự thêu dệt của truyền thông phương Tây về việc “binh sĩ
Cuba tham chiến ở Syria” một lần nữa lại nhắc nhở chúng ta về sức mạnh ghê
gớm của truyền thông và sự nguy hiểm của căn bệnh thêu dệt kinh niên cố hữu
của truyền thông phương Tây. Không ai khác, chính báo chí Mỹ và phương Tây
giữ vai trò quan trọng việc “dọn đường”, “châm ngòi” cho chính quyền Mỹ tiến
hành can thiệp quân sự vào Iraq, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein
vào năm 2003 - trở thành một trong những nguyên nhân chính biến Iraq từ một
quốc gia hùng mạnh ở Trung Đông trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành
và phát triển của các nhóm khủng bố, điển hình là IS, khiến thế giới bất ổn
và biến động trong các cuộc khủng hoảng đơn, khủng hoảng kép ngày nay…
Đó là vào tháng 9/2002, Judith Miller - phóng viên tờ New York Times -
một trong những tờ báo lớn và uy tín hàng đầu nước Mỹ đã dẫn nguồn tin từ các
quan chức Mỹ khẳng định Iraq nhập các ống kim loại để làm giàu uranium.
Miller “tiên tri” rằng: “Iraq đang tăng cường nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân
và mở cuộc truy lùng nhiên liệu toàn cầu để chế tạo bom nguyên tử”.
Những bài báo và nguồn tài liệu của Miller sau đó đã được chính quyền
George Bush sử dụng “làm bằng chứng” để phát động chiến tranh xâm lược Iraq
và lật đổ chế độ Saddam Hussein, bất chấp việc không nhận được nghị quyết phê
chuẩn của Liên Hiệp Quốc (do thiếu chứng cứ) và sự phản đối của thế giới.
Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất “khổ sở” cố gắng chứng
minh mình chẳng hề sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn chẳng đoái hoài
và chiến tranh đã xảy đến. Điều trớ trêu là sau khi đã tiến quân vào Iraq và
hạ bệ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh của mình vẫn không tài nào tìm
được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây. Vũ khí hạt nhân thì không thấy đâu, mà
chỉ thấy một sự thật là hàng nghìn lính Mỹ và hàng trăm nghìn thường dân Iraq
đã thiệt mạng vì một lý do bịa đặt.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ George W Bush từng tâm sự trong cuốn
Hồi ký xuất bản năm 2010 rằng vẫn cảm thấy “day dứt” vì đã không tìm thấy vũ
khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, nguyên nhân chính khiến ông phát động cuộc
tấn công lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Còn phóng viên Miller đã tự biện
hộ: “Việc của tôi không phải là kiểm tra thông tin của chính phủ. Nhiệm vụ
của tôi là nói cho độc giả tờ New York Times biết chính phủ nghĩ gì về kho vũ
khí của Iraq”!
Thế mới thấy “tự do báo chí” vốn nên được khuyến khích nhưng “tự do
báo chí” cũng là một con dao hai lưỡi, nếu các nhà báo không giữ một nguyên
tắc nghề nghiệp tối thượng của mình là đánh giá, phân tích thông tin, trước
khi dùng ngòi bút của mình lan tỏa thông tin và trở thành công cụ cho một phe
phái nào đó.
(Theo
Năng lượng Mới) Linh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét