Lại lùm xùm “đạo thơ”, Hội nhà văn Hà Nội sẽ yêu cầu
giải trình
Cập nhật lúc
09:04
Sáng nay 19-10, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Xuân
Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định Hội đã nắm thông tin dư
luận cho rằng Bài thơ Bạch lộ nhà thơ Phan Huyền Thư là
"đạo thơ" bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc
Thường Đoan (hiện công tác tại báo Văn Nghệ TP HCM).
Hội nhà văn TP.Hà Nội đang làm rõ sự việc
Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết:
"Hội Nhà văn Hà Nội đã được biết thông tin về việc liên quan giữa bài
thơ “Bạch lộ” của nhà thơ Phan Huyền Thư và bài thơ “Buổi sáng” của nhà thơ
PN Thường Đoan. Vì tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa được
giải thưởng 2015 của HNVHN nên Hội sẽ phải có trách nhiệm về việc này. Hiện
chúng tôi đang liên hệ với nhà thơ Phan Huyền Thư để biết rõ sự việc, đồng
thời cũng sẽ yêu cầu chị giải trình với Hội. Trong trường hợp đây thực sự là
một vụ “đạo thơ” của tác giả Sẹo độc lập, HNVHN sẽ có quyết định đối với giải
thưởng vừa trao. Chúng tôi sẽ khẩn trương làm rõ vụ này với trách nhiệm cao
nhất đối với HNVHN và đối với bạn đọc".
Giống quá nhiều?
Từ đêm qua 18-10, trên
facebook cá nhân của nhà báo Hà Quang Minh đã đặt ra "nghi án đạo
thơ" và sau đó "facebooker" đã "rầm rộ" chia
sẻ thông tin này cùng nhiều bàn luận sôi nổi.
Theo
thông tin của nhà báo Hà Quang Minh đăng tải, bài thơ Bạch lộ (Độc
ẩm với Lã Bất Vy) in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam
& NXB Lao động ấn hành năm 2014) của Phan Huyền Thư còn bài Buổi
sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh
Bình, quê Vĩnh Long) in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất
bản năm 2003).
Nhà báo Hà Quang Minh viết rằng, ông lên
tiếng về vụ việc này, vì sự công chính của một nền văn nghệ nước nhà:“Tôi lên
tiếng, không phải vì tôi muốn tập thơ “Sẹo độc lập” bị tước giải thưởng. Đơn
giản, giải thưởng ấy chẳng có nghĩa lý gì. Tôi lên tiếng, vì tôi muốn
nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp,
không vay mượn và không ăn cắp. Tôi lên tiếng, không phải vì câu thơ kể trên,
mà vì tôi gặp một nhà thơ quen, Phan Ngọc Thường Đoan, ở trong bài thơ đó”.
Bài thơ Bạch
lộ của Phan Huyền Thư có rất nhiều câu thơ gần giống, hoặc giống
hoàn toàn với những câu trong bài Buổi sáng của tác giả
Thường Đoan.
Ngay hai
câu đầu của bài Bạch lộ, đã giống nguyên văn với hai câu thơ đầu
của bài Buổi sáng.
Bài thơ Buổi
sáng bắt đầu bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen và
không quen/Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng
lạnh”. Còn bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư bắt đầu
bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen mà không quen/Từng giọt
sương nén trong veo câm nín/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”.
Những
câu thơ tiếp theo, chỉ có sự khác nhau chút ít về cách sắp xếp từ ngữ. Nếu
trong bài “Buổi sáng” viết: “Em ngồi một mình/Khuấy loãng thời gian/Buổi
sáng muốn gọi anh/Nắng nói lời mê ngủ”. Thì bài Bạch lộ viết:
“Em một mình /Ngồi khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn ôm anh/Nắng nói
lời mê ngủ”.
Đối
chiếu văn bản hai bài thơ, còn có nhiều câu thơ giống nhau, hoặc gần giống
nhau đến kỳ lạ như: “Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ/Bản giao hưởng
đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm” (Buổi sáng) và “Quàng
nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ /Bản blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm”
(Bạch lộ)
Hay “Người
đã vội quên cung bậc cuối/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Ai hờ hững xéo
lên lá cỏ” (Buổi sáng) và “Người thiên di cung bậc cuối cùng/Nụ hôn
nửa vời/Trái tim không cửa/Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ/Điềm tĩnh ngồi chờ
gió” (Bạch lộ)
Tuy nhiên, phần kết bài thơ có sự khác
nhau: Bài thơ “Buổi sáng” kết rằng: “Buổi sáng ngồi một mình/Uống cạn kiệt/lạ/quen!”
Còn bài “Bạch lộ” kết: “Cơn đau da lươn lên men vân gốm/Buổi sáng mị tình/Nốc
cạn Một tứ thơ”.
Ngay tối
18-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà thơ Thường Đoan cho biết bài thơBuổi
sáng của chị từng được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc thành ca
khúc “Catinat café sáng”.
“Bài thơ Buổi
sáng tôi viết ngày 27-6-2000. Hồi đó, nhạc sĩ Phú Quang có quán café
Catinat trên đường Đồng Khởi (TP. HCM), mà chúng tôi thường hay đến đó. Nhưng
một buổi sáng, tôi đến sớm quá, bạn tôi chưa tới, nên tôi làm bài thơ này.
Tôi làm từ khoảng 7g sáng đến 10g sáng thì
xong. Ngay sau đó, anh Phú Quang xuất hiện, tôi đưa bài thơ cho anh ấy xem,
và anh ấy đã phổ nhạc bài thơ này, và đổi tên bài hát thành “Catinat café
sáng. Bài thơ của nhà thơ Phan Huyền Thư đã xé bài thơ của tôi ra, để đưa vào
bài thơ của chị ấy” - nhà thơ Thường Đoan kể lại.
Trước đó, một bài thơ khác trong tập “Sẹo
độc lập” của Phan Huyền Thư là bài thơ “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” có
câu thơ mở đầu Nếu tôi chết/hãy đem tôi ra biển” giống với câu thơ “Khi tôi
chết hãy đem tôi ra biển” trong bài Khi tôi chết hãy đem tôi ra
biển của nhà thơ Du Tử Lê.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giống
nhau của hai câu thơ đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về cảm hứng thi ca của
hai tác giả.
Để độc giả thuận tiện đối chiếu, chúng tôi xin đăng lại hai bài thơ
này:
(Theo
Tuổi trẻ) VŨ VIẾT TUÂN
|
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét