Đất vàng thành cao ốc: DN hưởng lợi
gấp 10 lần?
Cập nhật lúc 14:00
(Bất
động sản) - Định giá đất vàng, phải dựa trên 1 mét vuông ở. Nếu 1
mét vuông đất 30 triệu, nhà nước phải thu về hàng trăm triệu trên 1 mét ở.
Ông Nguyễn Văn
Đực - Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành trao đổi với Đất Việt liên quan
tới câu chuyện 24 khu đất vàng Hà Nội bỗng biến thành cao ốc, nhà tầng
Bài phỏng vấn
ông Nguyễn Văn Đực
PV:- Thưa ông,
24/41 khu đất “đất vàng” bỗng biến thành cao ốc ở nội đô Hà Nội đang khiến dư
luận bức xúc.
Ông Nguyễn Văn
Đực: Tôi cho rằng,
đây là hệ quả của công tác quản lý quá lỏng lẻo, tạo ra các kẽ hở cho tệ nạn
tham nhũng nảy sinh và phát triển. Trong các loại tham nhũng, tham nhũng về
đất đai có thể được xem là tham nhũng rõ ràng, lộ liễu nhất.
Về nguyên
tắc, doanh nghiệp chỉ là đơn vị giữ đất, giữ nhà (thuê mặt bằng của
nhà nước) cho nhà nước. Khi cần thu hồi, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh
doanh nằm trong diện di dời phải chuyển đi và trao trả lại trụ sở cũ cho nhà
nước. Trụ sở cũ không thuộc quyền sở hữu của các cơ quan, đơn vị sản xuất
này. Vì vậy, không ai có quyền chuyển nhượng, sang tên, mua bán hay tự ý
chuyển đổi mục đích cho nhau trên mảnh đất này.
Về phía cơ quan
quản lý nhà nước, có thể xem xét hỗ trợ cho doanh nghiệp khoản kinh phí di
dời, cộng thêm chi phí khấu khao nếu doanh nghiệp có đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng trên khu đất đó. Ví dụ, doanh nghiệp đầu tư hết 100 đồng, sau
khi trừ khấu hao hết 30 đồng, nhà nước có thể hỗ trợ cho doanh
nghiệp thêm 70 đồng và thu hồi lại toàn bộ diện tích khu đất trên. Ngược
lại, nếu cơ sở hạ tầng là do nhà nước đầu tư trước đây, nhà nước không cần
phải chi trả một khoản hỗ trợ nào khác cho doanh nghiệp.
Khu đất sau khi
thu hồi, dựa trên các cơ sở tham chiếu quy hoạch, kiến trúc… địa phương và trung
ương sẽ quyết định sử dụng đất vàng thế nào, sử dụng vào mục đích gì? Khi xác
định rõ mục đích sử dụng như làm nhà ở, văn phòng, hay công viên… nhà nước sẽ
tiến hành định giá tài sản theo giá thị trường và tổ chức đấu thầu công khai
cho tất cả các đơn vị cùng tham gia. Để đảm bảo công bằng, minh bạch, tránh
tình trạng tham nhũng, cần đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng ưu tiên, ưu
thế cho bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả đơn vị “giữ nhà”. Cũng không thể áp
dụng phương án chỉ định thầu hay đổi trụ sở lấy dự án như một số địa phương
vẫn làm thời gian qua.
Tôi cũng nhớ
lại chủ trương hóa giá nhà công vụ cho cán bộ, công chức cách đây khoảng
20-30 năm trước, gây bức xúc trong dư luận. Đã có cán bộ được mua lại biệt
thự khoảng 300 cây vàng bán lại tới 3000 cây vàng.
Cuộc tranh cãi
về câu chuyện có nên hóa giá nhà công vụ hay không đã xảy ra và hầu hết ý
kiến đều cho rằng việc hóa giá nhà công vụ là không khách quan. Vì cán bộ ở
nhà công vụ chỉ là người “giữ nhà công vụ”, vì vậy khi nghỉ hưu hoặc mất đi phải
trả lại nhà công vụ cho nhà nước. Tuyệt đối không có quyền chuyển nhượng,
sang tên hay bán đi rồi chia chác cho con cháu như một món lợi từ trên trời
rơi xuống. Trừ một số trường hợp là cán bộ, lãnh đạo cấp cao như Đại tướng Võ
Nguyên Giáp thì khi mất đi, nhà đó có thể giữ lại làm nhà lưu niệm.
Bài học đấu giá
tại lô đất số 23 Lê Duẩn (TP.HCM) vẫn còn “nóng hổi”. Khu đất có diện tích
cực đẹp này (55 x 55 m), được định giá khởi điểm chỉ 558 tỉ đồng. Nhưng trải
qua tới 16 vòng đấu và cuối cùng TP.HCM đã thu về số tiền cao hơn gần 2,6 lần
so với giá khởi điểm ban đầu. Như vậy, nếu không tổ chức đấu thầu, TP.HCM đã
có nguy cơ để mất hàng ngàn tỉ. Cơ hội tham nhũng chính là ở đây.
Vì vậy, thời
gian qua dư luận vẫn nói mãi câu chuyện tình trạng cố níu đất vàng, xin cho
những đơn vị “con đẻ, con nuôi”vào “chiếm giữ”, định giá thấp hơn giá thị
trường tới quá nửa... hoặc dựng các kịch bản để che đậy phần "tư
túi" bên trong. Đây là thực tế ai cũng biết, ai cũng thấy.
Rất
nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhưng vẫn tồn tại được và nhiều
người vẫn muốn giữ, muốn mua lại cổ phiếu doanh nghiệp đó không phải vì doanh
nghiệp đó làm ăn hiệu quả hay thành công mà vì của hồi môn của doanh nghiệp
đó. Nên dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vẫn có người nhòm ngó với hi vọng được
hóa giá, sử dụng đất vàng trụ sở với giá hời nhất.
Giải thích của
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà
nước, Sở TN&MT Hà Nội cũng không thể để tình trạng các cơ sở
này tự chuyển đổi mục đích cho nhau. Điều đó khiến dư luận
hoàn toàn có quyền nghi ngờ có chuyện bắt tay, móc nối, chia chác ăn phần
giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp, nên cố tình làm ngơ.
Tôi từng được nghe, để dự án trót
lọt doanh nghiệp phải trích từ 10-15% giá trị lợi nhuận của dự án
cho người ký quyết định. Tình trạng chung chi trải đều từ bộ phận tài chính,
tài nguyên môi trường, đơn vị làm quy hoạch, xây dựng, cho tới đơn vị cấp
phép... Khi có dự án rồi, doanh nghiệp lại tiếp tục phải lo lót để được cơi
nới, thêm tầng, được chuyển đổi mục đích… Vì vậy, tôi mới nói đất đai là lĩnh
vực dễ nảy sinh tham nhũng, tham nhũng nhiều và tham nhũng có tổ chức.
PV:- Vậy theo ông, tình trạng đâu đâu
cũng mọc lên cao ốc sẽ ảnh hưởng thế nào tới quy hoạch thành phố? Tình trạng
tham nhũng, chạy theo lợi nhuận, dự án có phải là nguyên nhân khiến mặt đô
thị lộn xộn, chắp vá không?
Ông Nguyễn Văn Đực: Đâu đâu
cũng mọc lên cao ốc, nhà cao tầng ở Hà Nội hay TP.HCM cũng giống nhau và cùng
dẫn tới hệ quả chung. Tại TP.HCM cũng vậy, doanh nghiệp nào cũng
muốn phát triển các khu đô thị ở trung tâm, dẫn tới tình trạng đô thị bị nén
chặt, vượt chỉ tiêu ban đầu, gây kẹt xe, tắc đường, ngập úng… hệ lụy đi theo
là làm chậm quá trình phát triển của thành phố.
PV:- Theo ông, tại sao lại có việc lách
luật như vậy?
Ông Nguyễn Văn Đực: Lách luật
là lòng tham của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham lam nhưng cơ quan quản lý
lỏng lẻo, nhắm mắt làm ngơ. Thậm chí có hiện tượng nhận tiền, chạy dự án như
dư luận phản ánh.
Về nguyên tắc, DN phải thực hiện theo
quy hoạch, theo cam kết, cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát, thực thi
nghiêm minh. Tuy nhiên, có thể thấy cơ quan quản lý không chặt, cấp phép đã
có tiêu cực nhưng khi xây dựng cũng lại thêm tiêu cực nữa… vì thế mới xảy ra
tình trạng đâu đâu cũng cao ốc, nhà vượt số tầng, phá vỡ quy hoạch nhưng vẫn
ngang nhiên tồn tại.
PV:- Hiện tại, vẫn còn nhiều cơ quan xí
nghiệp nắm giữ những vị trí vàng đang trong diện di dời. Thực trạng trụ sở
đi, chung cư xuất hiện đi kèm với nó rất có thể là tham nhũng, lợi ích nhóm
phải được nhìn nhận và xử lý ra sao?
Ông Nguyễn Văn Đực: Tôi phải
nhắc lại câu chuyện tham nhũng có tổ chức. Tôi hoàn toàn có quyền nghi ngờ
những thương vụ mua bán, chuyển nhượng trụ sở giữa cơ quan quản lý cho những
người nắm quyền giữ đất với giá rất rẻ. Từ tư duy ưu tiên, ưu ái dẫn tới định
giá sai, định giá thấp dưới giá thị trường. Người mua lại đương nhiên được
hưởng khoản chênh lệch quá hời với giá bằng 1/2-1/5 giá thị trường. Số tiền
trên hoặc để bỏ túi riêng, hoặc để lo lót bù lỗ những thua lỗ trước đây.
Tất nhiên, để có được dự án doanh
nghiệp cũng phải chấp nhận chung chi cho các đơn vị quản lý có thẩm
quyền quyết định như tôi đã nói ở trên. Tôi cũng được phép nghi ngờ, những ai
phê duyệt, cấp phép, cũng được hưởng lợi từ khoản chênh lệch này. Vì thế tôi
mới nói tham nhũng có tổ chức là như vậy.
Vậy xử lý thế nào?
Thứ nhất, rà soát lại những trụ sở đã
được định giá và sang tên cho doanh nghiệp khác, chuyển đổi mục đích sử dụng
biến đất vàng thành các dự cao tầng, nhiều người ở, có được cấp phép không?
Nếu đã được cấp phép, sở tài chính phải
định giá lại theo đúng giá thị trường mà doanh nghiệp được hưởng
lợi. Tôi lấy ví dụ, 1 mét vuông đất bán 30 triệu đồng. Trong đó tiền xây dựng
khoảng 10 triệu đồng, 20 triệu là do vị trí đắc địa của dự án mà có. Như vậy,
20 triệu trên là giá trị vô hình của nhà nước tạo ra, không phải bỗng
nhiên doanh nghiệp có được, nhà nước phải được thu về. Do đó, giá
trị thực nhà nước được thu về phải dựa trên 1 mét vuông ở chứ không phải là 1
mét vuông đất. Vì, 1 mét vuông đất có thể xây được từ 5-7 mét vuông ở. Nếu
nhân lên, 1 mét vuông đất nhà nước thu về 20 triệu thì 1 mét vuông ở nhà nước
phải thu lại hàng trăm triệu đồng.
Nếu đất vàng nằm trên đường Lê Trực
được bán với giá 80 triệu/1m2, tiền xây dựng chỉ khoảng 10-15 triệu/1m2. Giả
sử, cứ 1 mét vuông đất xây được 5 mét vuông ở thì số tiền nhà nước phải thu
lại là 65x5=325 triệu/1m2 đất. Cứ như vậy, tổng số tiền nhà nước thu hồi là
tổng số mét vuông đất nhân với tổng số mét vuông ở.
Trường hợp thứ hai, nếu trụ sở đất vàng
chưa được hóa giá hoặc chưa được bán thì phải ngừng lại ngay. Nhà nước phải
thu hồi đất, chỉ hỗ trợ kinh phí di dời, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng sau khi trừ khấu hao.
Sau khi thu hồi và quy hoạch theo mục
đích, chủ trương của nhà nước, khu đất trên sẽ được bán đấu giá công khai như
khu đất 23 Lê Duẩn (TP.HCM).
PV:- Còn nhớ, khi trả lời chất vấn ĐB
HĐND T.P về quy hoạch, cấp phép xây dựng chung cư, nhà cao tầng một lãnh đạo
TP.HN đã thừa nhận không nắm được có bao nhiêu khu đô thị đã có trường học.
Theo ông, vì sao việc kiểm soát trên lại khó khăn tới vậy? Trong trường hợp
này theo ông phải xử lý thế nào?
Ông Nguyễn Văn Đực: Là lãnh
đạo thành phố nhưng lại nói như vậy là chưa khiến người dân hài lòng. Ở
Hà Nội có Sở Quy hoạch kiến trúc, có Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường…
để tình trạng này xảy ra là do công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát bị buông
lỏng.
Các đơn vị này phải chịu trách nhiệm.
Nghiêm khắc hơn phải cách chức, buộc thôi việc để răn đe.
Thực tế, kiểm soát tình trạng này không
khó nhưng làm không nghiêm nhà nước và người dân cùng thiệt. Cụ thể trong
những khu chung cư, khu đô thị không có các công trình phúc lợi, khu công
ích, không có nhà trường, bệnh viện thì nhà nước phải bỏ tiền ra đầu tư thay
cho doanh nghiệp còn người dân phải trả tiền sử dụng dịch vụ phúc lợi mà lẽ
họ phải được hưởng. Câu chuyện này, không khác nào người bán hàng đổ rác ra
đường thì đơn vị bảo vệ môi trường, đô thị phải dọn.
PV:- Xin cảm ơn ông!
(Theo Đất Việt)
Vũ Lan
Nhiều DN BDDS làm ăn chẳng tài giỏi
gì nhưng họ vẫn kiếm lợi nhuận khủng. Cái lợi họ kiếm được ngay sau khi được
giao đất (hầu hết là mua giá rẻ hoặc tước đoạt của dân). Mua rẻ, bán đắt là
bí quyết lợi nhuận.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét