11:01
Nhiều
kênh truyền hình bị khoá vì chưa có giấy phép!
SGTT.VN - 0giờ ngày 16.5.2013, 21 kênh truyền
hình nước ngoài trên hệ thống K+ (VSTV), CNN và BBC trên hệ thống VTVCab
(truyền hình cáp Việt Nam) đã bị khoá vì chưa có giấy phép biên tập. Nhà cung
cấp dịch vụ và khách hàng đều sốt ruột nhưng phải chờ khi nào bộ Thông tin và
truyền thông duyệt giấy phép, những kênh trên mới xuất hiện trở lại.
Những kênh nào bị khoá?
Ông
Jacques-Aymar de Roquefeuil, phó tổng giám đốc công ty TNHH truyền hình số vệ
tinh Việt Nam (VSTV, gọi tắt là K+) cho biết, tuân thủ theo quyết định số
20/2011/QĐ-TTg về quản lý truyền hình trả tiền do Thủ tướng Chính phủ ban
hành, từ 0 giờ ngày 16, 21 kênh truyền hình nước ngoài trên hệ thống K+:
Eurosport, Cinemax, Channel V, Fox Sport Plus, Eurosport News, AXN, CNBC,
NGC, Star World, MGM, CNN, Discovery World, BBC... sẽ “tạm ngưng hoạt động”
cho đến khi các đài phát thanh và đài truyền hình được phép cung cấp các kênh
này trên hệ thống dịch vụ truyền hình trả tiền có giấy phép biên tập của các
cấp có thẩm quyền. Trưa ngày 17.5, một trong 21 kênh truyền hình nước ngoài
nằm trong danh mục bị khoá là Channel V đã được phát sóng trở lại. Cùng ngày,
các kênh truyền hình Cinemax, AXN SD/HD và Fox Sports Plus (tên cũ của kênh
ESPN HD) cũng đã phát sóng trở lại vì được cấp giấy phép biên tập.
Trung
tâm chăm sóc khách hàng của VTVCab cho biết, hai kênh BBC và CNN trên hệ
thống VTVCab cũng bị tạm khoá với lý do chưa có giấy phép biên tập. “Chúng
tôi chưa biết khi nào sẽ có giấy phép nên không thể thông tin chính xác thời
gian mở lại hai kênh này”, một nhân viên của trung tâm cho biết.
Phải có giấy phép biên tập
Việc
tạm dừng phát sóng một số kênh truyền hình nước ngoài không phải do các nhà
cung cấp quyết định mà do những điều khoản của quyết định số 20/2011/QĐ-TTg
do phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký ngày 24.3.2011. Theo đó, quyết định này
có hiệu lực từ ngày 15.5.2011 nhưng theo đề nghị từ các đài truyền hình do
khó khăn trong việc tổ chức đội ngũ biên tập (cắt bỏ những đoạn nhạy cảm,
không phù hợp với văn hoá Việt Nam), dịch thuật, đàm phán với các đài truyền
hình nước ngoài nên đến ngày 15.5.2013, quyết định 20 mới được áp dụng. Cũng
trong quyết định này, các đài phát thanh, truyền hình và các đại lý uỷ quyền
cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên các hệ thống truyền hình trả tiền
tại Việt Nam phải có giấy phép biên tập do bộ Thông tin và truyền thông cấp
mới được phát sóng những kênh truyền hình nước ngoài.
Nhưng
sáng ngày 21.5.2013, khi SGTT trao đổi qua điện thoại với nhân viên của trung
tâm chăm sóc khách hàng của hệ thống SCTV, nhân viên này khẳng định: đến nay,
SCTV chưa có thông báo về việc ngưng phát kênh truyền hình nào, riêng hai
kênh BBC và CNN vẫn tồn tại trên gói truyền hình kỹ thuật số. Trung tâm
truyền hình cáp TP.HCM (HTVC) cũng cho rằng vẫn phát bình thường, không có
kênh nào bị cắt. Việc HTVC, SCTV vẫn phát các kênh truyền hình nước ngoài mà
các hệ thống khác đang ngưng sẽ có hai trường hợp, hoặc là hai nhà cung cấp
này đã có giấy phép biên tập cho tất cả các kênh truyền hình nước ngoài hoặc
là họ đang phát “chui”! Cùng đối tác liên doanh là VTV nhưng tại sao K+ lại
gián đoạn, còn SCTV lại phát bình thường? Câu hỏi này không khó tìm câu trả lời.
Bộ Thông tin và truyền thông cần vào cuộc để làm rõ vấn đề nhằm tìm lại sự
công bằng cho khách hàng.
Quyền lợi khách hàng giải quyết thế nào?
Như
vậy, trong ba hệ thống khai thác truyền hình trả tiền có lượng khách hàng
lớn, những khách hàng nào đang sử dụng dịch vụ K+ bị thiệt thòi nhiều nhất.
Theo khoản 6, điều 27, chương 4 của quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả
tiền (ban hành kèm theo quyết định số 20/2011/QĐ-TTg), “khách hàng có quyền
khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ, được hoàn trả giá cước và bồi
thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền trong trường hợp dịch vụ không được cung cấp theo đúng hợp đồng
đã giao kết, trừ trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng”. Theo
luật sư Lê Quang Vũ (văn phòng luật sư Người nghèo, TP.HCM), vì quyết định 20
có hiệu lực từ ngày 15.5.2011, tính đến nay đã đủ để cho các nhà cung cấp
dịch vụ và các bên liên quan hoàn tất các thủ tục pháp lý để dịch vụ hoạt
động ổn định, không thuộc diện “bất khả kháng”. “Như vậy, khách hàng có đủ cơ
sở để khởi kiện các nhà cung cấp dịch vụ đơn phương tạm dừng việc cung cấp
các kênh truyền hình đã ký trong hợp đồng”, luật sư Vũ nhấn mạnh.
Về
phía K+, ông Jacques-Aymar de Roquefeuil hy vọng khách hàng chia sẻ với khó
khăn của K+. “Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các đại lý, hãng kênh để
giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn này và đảm bảo chất lượng của các gói
dịch vụ. Sau một ngày tạm ngưng, đã có năm kênh được phát sóng trở lại trên
K+ là nỗ lực của chúng tôi. Rất tiếc chỉ có K+ tuân thủ quyết định 20. Hy vọng
Chính phủ Việt
(Theo Sài Gòn tiếp thị) Trọng Hiền
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét