10:45
Sự thật bẽ bàng về “Xe tăng số 1 thế giới” Made in ChinaĐài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” (Voice of Russia) vừa cho biết, sau khi hợp đồng mua xe tăng MBT-2000 đổ vỡ vì chiêu “bán đồ của người khác” của Trung Quốc, quân đội Peru đang nghiêng về phía xe tăng T-90S của Nga
Tại triển lãm quốc phòng quốc tế 2013 (SITDEF-2013 )
tổ chức tại Lima - Peru, Thứ trưởng quốc phòng kiêm Tư lệnh lục quân
Ricardo Moncada Novoa đã đích thân đến xem gian hàng xe tăng T-90S của
Nga và đề nghị nhà sản xuất - Nhà máy sản xuất xe quân dụng Ural - để
lại một chiếc xe tăng cho lục quân Peru nghiên cứu tính năng kỹ, chiến
thuật của nó.
Hiện nay, quân đội Peru có 249 xe tăng
T-55 do Liên Xô chế tạo, nhưng những xe tăng mua từ thập niên 1970 này
đều đã quá cũ, hiện còn chưa đến 30% xe là có khả năng tác chiến. Ngoài
ra, lục quân Peru còn có 96 xe tăng AMX-13PA3 của Pháp, được quân đội
nước này đưa vào trang bị từ cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 60.
Tăng T-90S của Nga chiếm ưu thế trên thị trường Peru
Từ lâu, quân đội Peru đã cân nhắc các
phương án thay thế hoặc tìm cách nâng cấp những xe tăng kiểu cũ này,
việc quân đội nước láng giềng Chile mua xe tăng cũ Leopard-2A4 của Đức
đã khiến nhu cầu hiện đại hóa lực lượng xe tăng của Peru càng thêm cấp
bách. Công cuộc thay máu lực lượng xe tăng được Peru bắt đầu triển khai
vào năm 2009, khi nước này định đầu tư 160 triệu USD để mua sắm 80-140
chiếc xe tăng mới.
Quân đội Peru đã xem xét nhiều loại tăng
chủ lực đồ cũ của nước ngoài như Leopard 1 và Leopard 2 của quân đội Hà
Lan và Đức, M-84M của Serbia, Т-72М1 và Т-80 của Nga. Đồng thời họ cũng
khảo sát một số xe tăng mới như: Т-84U Oplot, T-84-120 Yatagan của
Ukraine, РТ-91 Twardy của Ba Lan chế tạo dựa trên T-72, МВТ-2000 (Type
90-IIM) và Type-99 của Trung Quốc.
\
Tăng MBT-2000 của Trung Quốc sử dụng động cơ Ukraina
Sau khi khảo sát, Bộ Quốc phòng Peru
nghiêng về 2 loại xe tăng T-72M1 và PT-91. Nhưng đột nhiên vào tháng
12/2009, Tổng thống Peru Alan García lại quyết định chọn mua MBT-2000
của Trung Quốc. Đây là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc
(NORINCO), cái nôi của ngành công nghiệp xe tăng Trung Quốc.
Xe tăng MBT-2000 vốn được Trung Quốc chế
tạo theo đơn đặt hàng của lục quân Pakistan với tên gọi Al-Khalid (Type
90-IIM). Sau đó, 5 chiếc xe tăng MBT-2000 được vận chuyển sang Peru và
đã tham gia cuộc duyệt binh mừng quốc khánh Peru vào ngày 8/12/2009 ở
Lima.
Một phiên bản xe tăng T-55 của Nga
Thế nhưng, sau đó vài tháng quân đội Peru
mới ngã ngửa người ra vì Ukraina tuyên bố, xe tăng MBT-2000 sử dụng
động cơ diezel 6TD-2E do Viện thiết kế chế tạo máy A.A. Morozv của
Ukraina chế tạo. Kiev cũng tuyên bố không cho phép Trung Quốc được xuất
khẩu khoang động cơ và động cơ 6TD-2E lắp đặt trên loại xe tăng này.
Tập đoàn NORINCO của Trung Quốc vội vã đề
nghị thay thế MBT-2000 bằng phiên bản TPC-2010 với giá “hữu nghị” (giảm
từ 5,8 triệu USD xuống còn 4,8 triệu) và một số điều khoản ưu đãi khác
nhưng quân đội Peru đã từ chối vì lo ngại chất lượng của loại xe tăng
chưa từng qua kiểm nghiệm này.
Một phiên bản xe tăng AMX-13PA3 của Pháp
Ngay sau đó dự án này bị đình chỉ, đến
tháng 10/2010, 5 chiếc MBT-2000 đã được “trả về nơi sản xuất” và quân
đội Peru quyết định dùng số tiền chi cho dự án này chuyển sang mua máy
bay Nga để nâng cấp lực lượng không quân. Dự án bị “treo” suốt từ đó đến
nay mới được tái khởi động. Lần này, Peru dự định mua số lượng lớn hơn,
từ 120 - 170 chiếc.
Đến nay, cuộc cạnh tranh được triển khai
giữa xe tăng T-90S của Nga và xe tăng cũ Leopard-2A6 của Đức được quân
đội Hà Lan “nhượng” lại. Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn xe tăng
Leopard-2A4 hoặc Leopard-2A5 do Tây Ban Nha và Đức bán lại do đang phải
cắt giảm chi tiêu quân sự. Lần này, ưu thế của T-90S rất rõ rệt do giá
rẻ, quy trình chuyển giao công nghệ và bảo dưỡng chu đáo.
Xe tăng T-84 OPLOT của Ukraina
Về vấn đề này, phía Trung Quốc tuyên truyền rùm beng
là do Nga và Ukraina chọc phá. Nga đã đề nghị Ukraina không cấp giấy
phép xuất khẩu động cơ cho Trung Quốc và nước này vì cũng muốn bán xe
tăng T-84 của mình nên đã “vào hùa” với Nga.
Có thể suy nghĩ của Trung Quốc là đúng vì
trong kinh doanh không ai dại gì “nối giáo cho giặc” nhưng họ cũng nên
tự trách mình. Động cơ là bộ phận cấu thành rất quan trọng của xe tăng,
quyết định đến tốc độ, phạm vi hành trình, khả năng cơ động và tính linh
hoạt. Đây đều là những yếu tố quyết định đến khả năng sinh tồn của nó
trên chiến trường.
Xe tăng Leopard-2A7 của Đức
Thế nhưng, một cấu kiện quan trọng như vậy mà người
Trung Quốc cũng không sản xuất được, sức mạnh xe tăng của họ dựa vào yếu
tố ngoại nhập mà lại còn tung hô ầm ĩ để quảng cáo xuất khẩu. Nếu
Ukraina không tiếp tục bán thì xe tăng của họ cũng chẳng chạy được nói
gì đến xuất khẩu?
Hiện Trung Quốc đang quảng cáo rùm beng,
mang máy bay chiến đấu J-10 và FC-1 đi cạnh tranh xuất khẩu với máy bay
tiêm kích đánh chặn MiG-29 của Nga nhưng đến giờ họ vẫn phải nhập hàng
ngàn động cơ của Nga để lắp ráp trên 2 loại máy bay này. Giả sử trường
hợp Nga cắt nguồn cung thì ai dám mua 2 loại máy bay này của Trung Quốc?
Cận cảnh xe tăng T-90S của Nga
Đầu năm nay, Trung Quốc lại dạm hỏi Ukraina mua động
cơ công suất lớn D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng
An-124-100 “Ruslan”, để lắp đặt trên máy bay vận tải hạng nặng Y-20 mà
họ đang chế tạo và con “ngựa già” H-6, nhưng rút kinh nghiệm từ vụ xe
tăng MBT-2000 nên Kiev đã từ chối.
Giả sử Ukraina đồng ý, sau khi phát triển
thành công Y-20, chắc chắn người Trung Quốc lại tung hô ầm ĩ và mang đi
chào bán cho nước khác. Cái vòng luẩn quẩn này lại sẽ tiếp diễn và
người ta tự hỏi đến bao giờ người Trung Quốc tự sản xuất được 1 sản phẩm
đúng thương hiệu “Made in China”?
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét