16:00
Chọn "sai" công nghệ, mất 17 triệu USD mỗi năm
(Kienthuc.net.vn) - Các nhà khoa học chỉ ra
rằng: Công nghệ mà Vinacomin sử dụng đang làm thất thoát từ 17 - 18 triệu USD
mỗi năm cho mỗi nhà máy alumin...
Mặc dù vậy, ngày 20/5, Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Mất tiền oan vì chọn sai nhà thầu
TS Nguyễn Văn
Ban, Hội Đúc & Luyện kim Việt Nam cho biết: Trước đây khi lựa chọn công
nghệ và nhà thầu, các nhà khoa học đã gợi ý lựa chọn công ty Pechiney (Pháp),
công ty nổi tiếng thế giới và có lịch sử phát triển trên 100 năm. Penchiney
giới thiệu cho Việt
Tuy nhiên, sau
đó Vinacomin lựa chọn nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) và sử dụng công nghệ
Bayer châu Mỹ. Phải khẳng định rằng, công nghệ này tốt và đã được sử dụng
hàng trăm năm nay. Cái đáng nói ở đây không phải là công nghệ mà là đối tác
chuyển giao công nghệ (nhà thầu Chalieco). Trước đây, Trung Quốc chưa có nhà
máy sản xuất alumin nào theo công nghệ Bayer châu Mỹ ở quy mô thương mại. Như
vậy, có thể thấy được là nhà thầu không có kinh nghiệm đối với công nghệ này.
Hiện nay, so
sánh tất cả những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa Chalieco và Pechiney cho
thấy, tổng thực thu alumin của nhà máy Tân Rai chỉ đạt 85%, thấp hơn số liệu
của Pechiney là 2%, tính ra mỗi năm sẽ mất gần 15.000 tấn alumin (tương đương
khoảng 5 triệu USD tính theo thời giá hiện nay). Ngoài ra, tiêu hao năng
lượng cho một tấn sản phẩm tăng thêm 31% so với Pechiney (mất khoảng 12 triệu
USD/năm/nhà máy). Riêng nước thì tăng gấp đôi... Như vậy, do các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật của Chalieco thấp hơn Pechiney, nên tính ra mỗi năm chúng ta
mất khoảng 17 - 18 triệu USD.
Đánh tráo khái
niệm khoa học
TS Nguyễn Văn
Ban khẳng định: "Khi so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa Chalieco và
Pehiney tôi thấy ngỡ ngàng vì chỉ tiêu giữa 2 công ty này khác nhau nhiều
quá. Nói gì thì nói chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mới là quan trọng để đánh giá
về sự hiệu quả".
Đối với công
nghệ xử lý bùn đỏ, TS Nguyễn Văn Ban cho biết: Trước đây, khi xảy ra sự cố
bùn thải đỏ ở
TS Nguyễn Văn
Ban cho biết, ông rất bất ngờ khi Vinacomin cho biết, không lựa chọn thải ướt
mà là chọn phương pháp khác như họ gọi là thải chồng lớp khô. Một thuật ngữ
xem ra rất mới.
TS Nguyễn Văn
Ban phân tích: Từ xưa tới nay người ta phân biệt ướt và khô dựa vào nồng độ
bùn, nếu "cô" bùn đạt tới 50 - 70% thì đấy gọi là thải khô, dưới
50% là thải ướt. Hơn nữa, đối với thải khô, người ta phải sử dụng bơm cao áp
có áp lực cao để bơm bùn ra ngoài. Hiện ở Tân Rai, theo như những gì TS
Nguyễn Văn Ban tìm hiểu thì ở đấy người ta đang sử dụng bơm li tâm.
Phương pháp thải chồng lớp khô như cách
Vincomin giải thích có lẽ là giai đoạn cuối của phương pháp thải ướt bởi mới
"cô" bùn đến 46,5%, (như vậy là chưa đạt tới mức thải khô). Sau khi
đạt ở mức 46,5%, bùn sẽ được mang ra xếp lớp, lớp này chồng lớp khác để khô
tự nhiên. Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Ban cho rằng, dù sao như vậy thì cũng còn
tốt hơn là thải ướt chỉ đạt 20 - 30%, như vậy cũng phần nào yên tâm về quả
bom bùn đỏ lơ lửng trên đầu.
Chưa có cách xử
lý bùn đỏ quy mô công nghiệp
Theo TS Nguyễn
Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt
Việc lưu giữ và
bảo quản bùn đỏ mới là vấn đề đáng quan tâm vì nó dễ gây ra ô nhiễm cũng như
sự cố môi trường, kể cả khi nhà máy sản xuất alumin đã ngừng hoạt động như sự
cố vỡ đập bùn đỏ ở
Trước đây, Viện
Nghiên cứu VAMI (Liên Xô cũ) đã tiến hành nghiên cứu xử lý bùn đỏ quy mô bán
công nghiệp từ những năm 1980 và thu được các sản phẩm gang, alumin, kiềm và
xi măng. Tuy nhiên, có thể vì những khó khăn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế
cho nên đến nay trên thế giới vẫn chưa có công bố nào về xử lý bùn đỏ quy mô công
nghiệp.
TS Quý cho biết thêm: Vào những năm 1980
- 1985, vấn đề nghiên cứu về xử lý bùn đỏ đã được đề cập tại "Tiểu ban
KHKT kim loại màu nhẹ" khối SEV. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, vấn
đề này không được thực hiện. Ông cũng nghe nói có nhà khoa học Việt
(Theo Kiến thức) Sơn Hà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét