08:35
Lập chính
sách trên ‘hiệu ứng phởn phơ’
Theo các chuyên gia kinh tế,
cuộc suy thoái hiện nay tuy không có văn bản nào chính thức thừa nhận, nhưng
dân chúng khắp nơi nói đến. Có người còn ví von, chúng ta đang rơi vào “hiệu
ứng phởn phơ”, ngay cả trong quá trình hoạch định chính sách.
TS. Lê Đăng Doanh: Thể chế "vừa đá
bóng vừa thổi còi"
Những vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt
Tiếp đến là các vấn đề DN tư nhân phá sản và đình chỉ hoạt
động hàng loạt; nợ xấu của bất động sản. Và vấn đề "nguyên nhân của
nguyên nhân" là thể chế.
Về triển vọng cho năm 2013, tôi không chia sẻ dự báo lạc
quan quá. Tôi cho rằng tình hình kinh tế sẽ còn khó khăn. Bên cạnh những điểm
cải thiện ngắn hạn, những vấn đề cơ bản lâu dài sẽ giải quyết thế nào?
Xử lý "cục nợ" một triệu ba trăm ba mươi tư ngàn
tỷ? Hệ thống ngân hàng, nợ xấu như vậy thì công ty quản lý tài sản 500 tỷ
liệu có giải quyết được "cục nợ" 500 ngàn tỷ và trong bao lâu?
Bây giờ chúng ta có cơ chế "tuyệt vời" là phát
hành trái phiếu đặc biệt, rồi ngân hàng nhà nước sẽ mua lại trái phiếu đó,
làm sạch sổ sách. Nhưng sau 5 năm, nếu không giải quyết được, ngân hàng sẽ phải
bán lại trái phiếu. Thủ thuật làm sạch sổ sách này rất hấp dẫn, nhưng chỉ
mang tính ngắn hạn, chứ không phải dài hạn.
... Và cuối cùng, nguyên nhân của nguyên nhân, là vấn đề
thể chế. Nếu thể chế trách nhiệm như hiện nay, vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa
tạo ra luật lệ vừa đứng ra đấu thầu, rồi thể chế giám sát như thế này thì
liệu có giải quyết được những tồn tại?
TS. Lê Xuân Nghĩa: Rơi vào "hiệu ứng phởn phơ"
Có một số vấn đề lớn cần xem xét, mà trước hết là chuyện
nợ xấu.
Tới đây không nên dùng "xử lý nợ xấu" nữa mà
dùng ngay một chữ như "phá băng tín dụng", "phục hồi tổng
cầu", nghĩa là đặt trong một yêu cầu tổng quát khắc phục tình trạng đóng
băng tín dụng.
Nước Mỹ từng tốn kém rất nhiều, mà phải mất 5 năm, đến quý
1 vừa rồi mới làm cho tảng băng tín dụng bắt đầu tan. VN đang kỳ vọng rất
giản đơn, là hễ hạ được lãi suất là băng tín dụng có thể tan. Đây là quan
niệm không thể chấp nhận.
Chúng ta cần xem xét tổng thể, như nghiên cứu mô hình Công
ty quản lý tài sản VAMC, và ngoài ra là các giải pháp phụ khác như tái cấp
vốn trực tiếp từ Ngân hàng TƯ, hay sử dụng ngân sách xử lý nợ tồn đọng của
khu vực DNNN, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào thị trường nợ của VN, bán
các DN quốc doanh để có tiền xử lý nợ xấu v.v... Tóm lại, xử lý nợ xấu phải
có tiền thật, hoặc là tiền của ngân sách hoặc chúng ta in tiền chứ không có
con đường thứ 3 nào khác.
Thứ 2 là vấn đề chính sách đầu tư của nước ngoài vào VN.
Sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng lại giảm, lạm phát tăng gấp đôi so với chu
kỳ trước đó. Điều này cho thấy chúng ta rơi vào một hiệu ứng mà người Mỹ gọi
là "hiệu ứng phởn phơ", tức là giàu lên quá dễ.
Nó giống như các DN, các đại gia của VN thấy mình quan hệ
với chính quyền, kiếm được vài miếng đất và trở nên đại gia.
Tương tự như vậy, Chính phủ của chúng ta nhờ đầu tư trực
tiếp của nước ngoài vào thuê văn phòng, thuê đất đai, v.v... hỗ trợ cho thị
trường trong nước mạnh lên khiến VN giàu lên quá dễ. Và thế là chúng ta rơi
vào "hiệu ứng phởn phơ" ngay trong quá trình hoạch định chính sách.
Nếu kiểm điểm lại chiến lược của Đại hội Đảng và Nghị
quyết của Quốc hội khóa vừa rồi, sẽ thấy tất cả các mục tiêu đề ra đều nằm
trên "hội chứng phởn phơ". Đó là tư duy của người trưởng giả mới
nổi. Tức là ảo tưởng, chủ quan, rồi chiến lược đề ra một đường, chiến thuật
lại đi một nẻo, kỷ luật của chính sách kém.
Tôi cho rằng tác động của FDI vô cùng quan trọng. Dường
như 2 làn sóng đầu tư của nước ngoài vào VN đều có tác động "xách
tai" kinh tế VN lôi từ dưới lên.
Năm 1997, chúng ta ngập vào cuộc khủng hoảng và dường như
yếu tố nước ngoài là yếu tố đã lôi chúng ta dậy. Với cuộc khủng hoảng lần
này, tôi có cảm tưởng yếu tố FDI trong 2012, 2013 cũng đang có tác dụng
"xách tai" chúng ta lôi lên.
Chúng ta cần nghiên cứu xem có hiện tượng đó không. Đồng
thời cũng cần đánh giá trong ngần ấy năm, đầu tư nước ngoài vào VN có giá trị
đích thực nào, những mục tiêu then chốt nhất của đầu tư nước ngoài có đạt
được không và cần làm gì để thu hút, sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài.
TS. Vũ Viết Ngoạn: Nới lỏng mức nào?
Cần phân tích mặt trái, hay nói cách khác là chi phí chúng
ta phải trả cho những chính sách đang thực thi. Tập trung vào 2 vấn đề, chính
sách tỷ giá và chính sách tiền tệ.
Hiện chính sách tỷ giá của chúng ta đang đạt được những
kết quả khá tích cực là tăng tính ổn định vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát,
tăng giá trị đồng Việt
Thứ nhất chúng ta phải áp dụng lãi suất đồng VN cao, ảnh
hưởng đến sản xuất trong nước, đến các DN. Thứ 2 là ảnh hưởng đến xuất khẩu
của các DN trong nước.
Thứ 3, lãi suất đồng VN cao, tỷ giá ổn định sẽ dẫn đến sự
chuyển dịch cơ cấu ngoại tệ, cơ cấu đồng tiền. Ví dụ, người dân, các tổ chức
tín dụng, ngân hàng thương mại có thể bán trước ngoại tệ, đổi ra đồng VN, lấy
đồng VN cho vay. Loại đầu tư ngắn hạn này không mang tính chất khuyến khích
mục tiêu chính sách.
Cần nghiên cứu chi phí chúng ta phải trả để tính toán lợi
ích và chi phí, từ đó xem xét có cần tiếp tục chính sách ổn định tỷ giá hay
không. Và nếu tiếp tục thì chúng ta có những khuyến nghị, chính sách gì để
giảm bớt tác động phụ.
Vấn đề thứ 2 là thực thi chính sách tiền tệ hướng đến hài
hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế hợp lý. Quá tập trung
vào kiểm soát lạm phát ngắn hạn sẽ dẫn đến hệ quả ảnh hưởng tăng trưởng, sản xuất,
tương lai dẫn đến mất cân đối cung cầu về hàng hóa, gây giảm phát do thiếu
hàng, thiếu cung.
Do vậy cần nghiên cứu chi phí và lợi ích của chính sách
kiểm soát lạm phát hiện nay để xác định có nên tiếp tục hay là nới lỏng một
chút và nới lỏng ở mức độ nào.
PGS. TSKH Võ Đại Lược: Tình hình nghiêm
trọng, giải pháp dưới bình thường
Cần đánh giá thực mới có giải pháp đúng. Nếu chúng ta chỉ
nhận diện tình hình ở mức có suy giảm thì giải pháp sẽ không đủ. Lạm phát 3
tháng đầu năm nay xuống rất thấp được coi là một thành công. Nhưng thực ra
Chính phủ không phải làm gì để lạm phát giảm như vậy, mà chủ yếu do tổng cung
và tổng cầu giảm.
Hay giải pháp về nợ xấu. Nhiều ý kiến nghi ngại liệu công
ty quản lý tài sản VAMC được thành lập có xử lý được nợ xấu. Bởi trên thực tế
thế giới muốn xử lý nợ xấu, như Indonesia năm 1998 phải mất 50% giá trị GDP
và hàng loạt ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải phá sản. Dường như
chúng ta không định trả giá đấy và như thế liệu có xử lý được?
...Phân tích tất cả những giải pháp có thể thấy tình hình
nghiêm trọng, song giải pháp thậm chí dưới mức bình thường.
Cuộc suy thoái hiện nay nhà nước không có văn bản nào
chính thức thừa nhận, nhưng dân chúng khắp nơi nói đến. Không nhận dạng đúng
thực tế và tình hình, giải pháp sẽ không phù hợp.
(Theo
VietNamnet) Mỹ Hòa
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét