09:39
Đường
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên:
Đường làm từ ngân sách Nhà nước nhưng
Bộ GTVT vẫn muốn thu phí!
(baodautu.vn)
Không chỉ các doanh nghiệp vận tải, chủ xe cơ giới, mà ngay cả Bộ Giao thông
- Vận tải hiện vẫn chưa rõ tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên dự kiến
thông xe bước 1 vào ngày 30/6 tới, có thu phí hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà cuối tuần trước, Bộ Giao thông vận tải (GTVT)
đã phải gửi Công văn hỏa tốc số 4251/BGTVT – KHĐT tới Bộ Tài chính để làm rõ
việc có tiếp tục xây dựng trạm thu phí thuộc Dự án Xây dựng Quốc lộ 3 mới,
đoạn Hà Nội - Thái Nguyên hay không.
Sở dĩ Bộ GTVT phải hỏi ý kiến của Bộ Tài chính đối với gói thầu
xây dựng trạm thu phí thuộc Dự án Xây dựng Quốc lộ 3 mới là bởi, chỉ còn chưa
đầy 40 ngày nữa, công trình này sẽ được đưa vào khai thác đoạn tuyến đầu tiên
dài 30 km thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn
xe.
Đây đã là lần thứ hai, Bộ GTVT phát văn bản hỏi quan điểm chính
thức của Bộ Tài chính về vấn đề này. Văn bản lần trước với cùng một nội dung đã
được gửi đi đúng vào ngày 1/1/2013, thời điểm Quỹ Bảo trì đường bộ Việt
Theo quy mô đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Hiệp
định vay vốn với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quốc lộ 3 mới
sẽ xây dựng 1 trạm thu phí “mở” 10 làn một dừng và 2 làn không dừng tại Km38
+ 600 thuộc địa phận huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Theo Ban Quản lý dự án
2, kinh phí xây dựng trạm thu phí này là 111,5 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, bản chất của Công văn số 4251/BGTVT –
KHĐT của Bộ GTVT không đơn thuần chỉ để hỏi về “số phận” của gói thầu trạm
thu phí, mà sâu xa hơn là việc Bộ này cần lời khẳng định từ Bộ Tài chính về việc
có hay không thực hiện thu phí tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên?
Được biết, theo Văn bản số 2250/TTg – KTN ngày 28/12/2012, Thủ
tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu từ ngày 1/1/2013 đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ
nộp ngân sách nhà nước và các trạm thu phí sử dụng đường bộ trả nợ vay.
“Nếu chiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thì tuyến cao
tốc này sẽ phải mở miễn phí cho các phương tiện lưu thông”, ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) khẳng định và cho biết thêm,
Dự án Quốc lộ 3 mới có tổng mức đầu tư lên tới 10.004 tỷ đồng sử dụng vốn vay
ODA Nhật Bản do Bộ GTVT trực tiếp làm chủ đầu tư, nên là công trình sử dụng
vốn ngân sách nhà nước. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với hầu hết tuyến
đường cao tốc đang khai thác do các nhà đầu tư huy động vốn triển khai.
Tuy nhiên, trái với quan điểm của VATA, đại diện Bộ GTVT lại cho
rằng, do Quốc lộ 3 cũ hiện đã xóa bỏ các trạm thu phí từ ngày 1/1/2013, nên nếu
người dân muốn sử dụng tuyến cao tốc song hành, việc bỏ tiền mua phí là cần
thiết. (Tức là cứ đường mới mở thì
phải thu phí!-Kinh Bắc)
“Ngoài trả nợ vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, việc thu phí tuyến
đường cao tốc này còn đóng góp nguồn đầu tư phát triển, bảo trì cơ sở hạ tầng
quốc gia”, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng nhận định.
Ước tính, với lưu lượng xe qua lại trên tuyến dự kiến có thể lên
tới 20.000 - 30.000 phương tiện tiêu chuẩn ngày đêm, nếu tiến hành thu phí Quốc
lộ 3 mới, áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước sẽ được giảm đáng kể.
“Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, có ý kiến về chủ
trương xây dựng trạm thu phí theo dự án được duyệt, để chủ đầu tư có căn cứ triển
khai”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.
(Theo Đầu tư,
tựa đề do Kinh Bắc đặt) Anh Minh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét