09:21
Nợ xấu có thể
“ngốn” 50% GDP
Các chuyên
gia kinh tế nhận định nền kinh tế nước ta đã và đang trải qua những năm tháng
mà nhiều cơ hội tăng trưởng nhanh đi liền với cải cách kinh tế đã bị bỏ lỡ
Ngày 27-5, tại Hà
Nội, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách của Trường ÐH Kinh tế - ÐH
Quốc gia Hà Nội (VEPR) đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh
tế Việt Nam 2013 với chủ đề "Trên đường gập ghềnh tới tương lai".
Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế tỏ ra sốt ruột trước tiến trình xử lý nợ
xấu vốn được xem là điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay.
TS Lê Ðăng Doanh (bìa phải) đánh giá kinh tế Việt
Bệnh nặng, bốc thuốc nhẹ
VEPR cho rằng Công ty Quản lý tài sản (VAMC) do Chính phủ
vừa thành lập để xử lý nợ xấu có thể hình thành vốn từ các nguồn đóng góp của
ngân hàng, tài trợ từ ngân sách Nhà nước, phát hành trái phiếu có bảo đảm của
Chính phủ, phát hành trái phiếu VAMC. Tuy nhiên, trong bối cảnh thâm hụt ngân
sách và trần nợ công lớn, tỉ lệ tài trợ trực tiếp từ ngân sách chỉ nên ở dưới
mức 20%. Thời gian xử lý nợ xấu có thể kéo dài từ 7-10 năm tùy thuộc vào mức
độ và khối lượng nợ xấu. Quá trình này phải thực hiện song song với tái cơ
cấu doanh nghiệp Nhà nước - một trong những tác nhân gây ra nợ xấu.
"VAMC sở hữu vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng thì liệu khả
năng xử lý được khoản nợ 500.000 tỉ đồng hay không? Về cơ chế, VAMC phát hành
trái phiếu đặc biệt để bán nợ, Ngân hàng Nhà nước mua lại làm
"sạch" sổ sách. Nếu 5 năm nữa không giải quyết được, "cục
nợ" lại bật ra chứ không biến mất thì xử lý tiếp thế nào?" - TS Lê
Ðăng Doanh lo ngại và đánh giá nền kinh tế Việt
PGS-TS Võ Ðại Lược tỏ ra chưa tin tưởng vào giải pháp xử
lý nợ xấu hiện nay vì theo kinh nghiệm thế giới, chi phí có thể lên đến 50%
GDP (GDP năm 2012 khoảng 136 tỉ USD) nhưng Việt Nam chưa tính đến hậu quả
này. Cùng quan điểm, TS Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị báo cáo cần tập trung nhấn
mạnh tính cấp thiết cần xử lý nợ xấu đặt trong mối quan hệ với doanh nghiệp
Nhà nước. "Phải chấp nhận xiết nợ, bán tài sản nợ, tạo khung pháp lý để
thay đổi, kích hoạt thị trường mua bán nợ. Cái giá phải trả có thể lên đến 50%
GDP và chấp nhận phá sản hàng loạt ngân hàng" - TS Nguyễn Ngọc Sơn nói.
Còn theo TS Lê Xuân Nghĩa, để xử lý nợ xấu cần phải có
tiền thật. Ðó là tiền ngân sách hoặc in tiền, không thể có con đường thứ ba.
Nếu chấp nhận in tiền, Nhà nước cần phải đánh giá đúng mức độ rủi ro.
Bỏ lỡ nhiều cơ hội
TS Nguyễn Ðức Thành, trưởng nhóm nghiên cứu, ví nền kinh
tế Việt
Theo báo cáo, sự do dự về chính sách
suốt năm 2012 đã đẩy nền kinh tế vào trì trệ. Tuy vậy, đến hết năm, các giải
pháp của Chính phủ chỉ dừng ở chính sách hỗ trợ tổng cầu. Tái cơ cấu nền kinh
tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hầu như không đạt được bước tiến đáng
kể. Trong khi đó, chính sách tiền tệ dù đúng hướng nhưng gây nhiều tranh cãi.
Ðiển hình là chính sách quản lý thị
trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đúng và bám sát thực tiễn nhưng lại bị
hiểu nhầm do thiếu minh bạch và hạn chế trong thông tin. Không đồng ý với
nhận định này, TS Lê Ðăng Doanh cho rằng Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành
chính sách vừa trực tiếp ra đấu thầu vàng là không ổn. "Nếu Bộ Xây dựng
đứng ra đấu thầu xi măng, sắt thép thì có chấp nhận được không?" - TS Lê
Ðăng Doanh chất vấn.
(Theo
Người Lao động) TÔ HÀ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét