Địa phương thay thế cả quyết định của Thủ tướng thì dưới gầm
trời này chưa thấy bao giờ
Cập nhật lúc 16:19
TS Lê Hồng
Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp, đã thốt lên như vậy
khi đề cập đến hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến dự án Khu đô thị mới
Thủ Thiêm.
Hội nghị tiếp xúc cử tri có
sự tham dự của đông đảo người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủ Thiêm. ẢNH: NGỌC
DƯƠNG
Thưa
TS, trong dự án Thủ Thiêm, QĐ 367 của Thủ tướng sau đó đã được thay thế bởi
QĐ 6565 của UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung, điều này có hợp
lý?
Phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm
là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, còn UBND TP.HCM chỉ là nơi thực thi
quy hoạch đó. Về nội dung, thể thức của QĐ 6565 tôi cho rằng có rất nhiều vấn
đề cần phải làm rõ. Thứ nhất, Thủ tướng đã phê duyệt cái chung, cái tổng thể
rồi giao cho địa phương phê duyệt cái cục bộ, chi tiết nào đó chứ không thể
giao cho địa phương phê duyệt cả quy hoạch chung. Nếu nơi nào cũng làm như
thế thì sẽ loạn hết. Thứ hai, tại điều 2 của QĐ 6565 nêu: "Quyết định
này thay thế Quyết định 367/TTg ngày 4 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính
phủ”, là đã vi phạm nguyên tắc về ban hành văn bản. Văn bản của địa phương
thay thế QĐ Thủ tướng thì dưới gầm trời này chưa thấy bao giờ.
Nhưng
thưa ông, trong QĐ 6565 của UBND TP.HCM cho rằng cơ sở họ ban hành quyết định
là thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, tức TP đã được giao quyền?
Tôi đã nghiên cứu kỹ các văn
bản liên quan đến Thủ Thiêm. Một trong những căn cứ được nêu trong QĐ 6565 là
thực hiện theo Văn bản số 1642 lúc đó do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký.
Nên nhớ đây chỉ mới là văn bản phản ánh thông tin chứ không phải do văn bản
của chính Thủ tướng ký. Nếu anh muốn giao cho ai thì phải xác định được căn
cứ có được giao hoặc ủy quyền không. Về nguyên tắc cấp trên phê duyệt cái
chung, cái tổng thể rồi thì giao địa phương phê duyệt cục bộ. Địa phương chỉ
xây dựng, trình và thực hiện theo phê duyệt của cấp trên. Trong sự việc này,
tôi cho rằng có nhiều vấn đề dích dắc, thiếu chuẩn mực trong chỉ đạo điều
hành, kể cả từ Chính phủ và UBND TP.HCM. Ở đây nhìn về mặt thực tế thấy rằng,
QĐ 367 được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1996, gần 10 năm sau đó UBND
TP.HCM ban hành QĐ 6565 để thay thế, còn việc thu hồi đất của dân diễn
ra giai đoạn 2002 - 2003. Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu hồi đất đó dựa trên
căn cứ pháp lý nào, không thể lấy nội dung theo QĐ từ 2005 để hợp thức hóa
cho việc thu hồi đất đai thời điểm trước đó được. Từ những vấn đề trên người
dân có quyền nghi ngờ QĐ 367 đã không được thực hiện nghiêm, lố ra trong việc
thu hồi đất, rồi có quyền nghi ngờ việc ban hành văn bản điều chỉnh của
TP.HCM là để hợp thức hóa cho những việc làm sai.
Để
xử lý những vấn đề của người dân Thủ Thiêm hiện nay, theo ông cần làm gì?
Từ góc độ ban hành văn bản
quản lý hành chính nhà nước, tôi cho rằng một văn bản sai trái về thẩm quyền,
thủ tục trình tự, đồng thời đụng chạm rất lớn đến quyền lợi ích của người dân
thì phải xem xét lại trách nhiệm từng khâu đoạn, xem xét trách nhiệm của ai
và xử lý, thậm chí phải hủy bỏ chứ không thể nói khơi khơi như vậy.
Rộng hơn, tôi cho rằng cơ quan
chức năng cần vào cuộc điều tra những vi phạm ở đây. Nó không chỉ thể hiện sự
thiếu nghiêm chuẩn trong quản lý hành chính nhà nước, mà còn có dấu hiệu của
lợi ích nhóm, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm phạm
nghiêm trọng.
Theo Thanh
Niên
|
Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét