BOT sang giai đoạn trả giá?
Cập nhật lúc 09:00
Khi đi xe qua đoạn đường có
trạm thu do nhà nước đầu tư thì là bạn "trả phí", còn qua trạm BOT
của tư nhân thì bạn đang "trả giá".
Trạm thu giá BOT An Sương - An Lạc (quận Bình Tân)
đưa vào thử nghiệm hệ thống thu phí tự động, dự kiến đến tháng 7-2018 hoạt
động chính thức - Ảnh: LÊ ĐẠT
Cộng đồng đang sốt lên với
các trạm thu giá, gọi đó là một cách lách luật. Vì sao trạm thu phí bỗng biến thành trạm thu giá sau một đêm? Và liệu trạm
thu giá có bóp méo tiếng Việt?
Câu trả lời là nằm trong hai
đạo luật, một là Luật Phí và Lệ phí, hai là Luật Giá. Vậy
phí là gì? Lệ phí là cái chi chi? Và có khác gì Giá?
Khái niệm Phí
là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang
tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.
Còn lệ phí là
khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Như vậy, cả hai
loại này, Phí và Lệ phí đều liên quan đến một khoản tiền chi trả cho dịch vụ
công, của Nhà nước. Trong khi đó, những khoản phí phải trả không cho dịch vụ
công, đấy lại là giá.
Nói điều đó để
thấy câu chuyện giữa các trạm thu phí sau một đêm bỗng đổi thành trạm thu giá
là có cái lý và cơ sở của luật như vậy. Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải đã
làm đúng quy trình, quy định.
Trước đây,
đường sá, cầu cống được Nhà nước đầu tư xây dựng, để hoàn vốn, nhà nước đặt
trạm thu, gọi là trạm thu phí.
Sau này, hàng
loạt cầu đường được tư nhân làm, dưới hình thức BOT hay BT, thì bỗng dưng
không thuộc quản lý công, không phải dịch vụ công, vì thế không thể gọi là
phí cầu, phí đường, gọi là phí đường bộ trong mục các loại phí giao thông vận
tải được, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí, có hiệu lực
từ ngày 1-1-2017.
Vậy là, phạm vi
của các cung đường hay cầu này, về mặt thu tiền, lại thuộc về Luật Giá, có
hiệu lực từ 1-1-2013. Số tiền sử dụng dịch vụ của nhà đầu tư tư nhân lúc này
được gọi là Giá dịch vụ đường bộ, không thuộc loại Nhà nước phải ấn định, mà
thẩm quyền này thuộc Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.
Đấy là Luật,
không phải là sự lập lờ đánh lận con đen chuyển từ phí (bị quản lý) sang giá
(không bị quản lý).
Nhưng còn về
ngôn ngữ, gọi trạm thu giá liệu có ổn?
Thử nhìn sang
lĩnh vực y tế, sức khỏe. Khi một người bệnh đến khám và chữa bệnh tại một
bệnh viện, thì người đó đang sử dụng dịch vụ của bệnh viện, và phải trả phí
khám bệnh, chữa bệnh, gọi là Viện phí.
Nhưng như đã
nói, phí và lệ phí là dùng cho các dịch vụ công, do nhà nước quản lý, vậy
bệnh nhân đến bệnh viện tư, vốn khá nhiều ở Việt Nam lâu nay, nếu chiếu theo
cách làm của Bộ giao thông - Vận tải thì phải gọi là Viện giá mới đúng.
Chưa thấy các
bệnh viện tư nhân ở Việt Nam gọi viện giá thay cho viện phí như kiểu trạm thu
giá thay cho trạm thu phí ở Việt Nam.
Trong tiếng
Việt cũng chưa thấy từ điển ghi trạm thu giá, vậy phải chăng là cụm từ này
sai?
Không hẳn! Trong ngôn ngữ luôn có chỗ trống cho các từ tiềm năng,
cụm từ tiềm năng được hình thành và sử dụng. Từ tiềm năng là những từ chưa
xuất hiện trong cuộc sống, chưa hình thành nhưng trong tương lai có khả năng
được tạo thành. Ở đây, trước xét về lý, Bộ Giao thông - vận tải đã không sai.
Nay nói về tình, ở khía cạnh
ngôn ngữ, cũng có thể đúng, vì bản chất của ngôn ngữ có tính võ đoán, một sự
vật, hiện tượng có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau.
Dĩ nhiên, dù có tính chất võ
đoán nhưng ngôn ngữ cũng không thể phá vỡ cấu trúc bền chặt của nó, và sự
sáng tạo, nếu có, cũng đừng vượt qua những khuôn khổ và quy ước, trong trường
hợp này là Tiếng Việt.
Vậy là, bây giờ, cùng số tiền
40.000 đồng phải trả, khi đi qua đoạn đường có trạm thu do nhà nước đầu tư
thì là bạn "trả phí", còn qua trạm BOT của tư nhân thì bạn đang
"trả giá".
Vấn đề là dịch vụ công do nhà
nước ấn định, còn dịch vụ tư của BOT đường bộ là thuộc "Giá hiệp thương".
Khổ là các BOT từ đường tránh đến đường vá nằm trên các con đường độc đạo,
tạo ra sự độc quyền, nên chẳng thể "hiệp thương"giá được, mà đành
chịu trận.
(Theo Tuổi Trẻ) HOÀNG PHI
Cách
làm BOT như thể lột tiền của dân, người dân và doanh nghiệp khác không có
quyền lựa chọn. Thực sự nền kinh tế đang phải trả giá vì BOT!
Thương Giang
|
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét